Chung rượu là gì

Ngộ độc rượu là tình trạng cấp tính, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cùng iSofHcare tìm hiểu Ngộ độc rượu là gì, hội chứng cai rượu và những điều cần biết

Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn cao trên thế giới. Đặc biệt, khi chưa có cơ chế quản lý rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của các loại rượu, thông tin về nồng độ cồn trong đồ uống thì những vấn đề sức khỏe do lạm dụng rượu gây ra là rất lớn. Trong đó, ngộ độc rượu là tình trạng cấp tính, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng chúng tôi hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu là tình trạng xảy ra nếu khi một người uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này khác với say rượu hay tỉnh trạng “quá chén”. Ngộ độc rượu nguy hiểm đến tính mạng, có thể ngừng thở hoặc bị sặc gây suy hô hấp khi nôn.

Các triệu chứng của ngộ độc rượu là gì?

Một số triệu chứng ban đầu giống với một người "vừa mới say rượu” như mất thăng bằng, khó đứng dậy, rối loạn hành vi, kích thích, nói nhảm... Nhưng một số triệu chứng khác nghiêm trọng hơn: co giật hoặc rối loạn nhịp tim.

Ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, hãy gọi xe cấp cứu [115] ngay nếu bạn gặp ai đó:

● Ngừng thở hoặc không thở được từ 10 giây trở lên

● Thở rất chậm [ít hơn 8 nhịp thở trong 1 phút]

● Da lạnh, xanh, nhợt nhạt.

● Lên cơn co giật

● Bị ngất và không thể đánh thức được

● Nôn liên tục

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội. 

Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?

Trong phòng cấp cứu, bác sĩ và y tá có thể:

● Theo dõi nhịp thở của người đó - Nếu ngừng thở cơn ngừng thở kéo dài, có thể cần đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.

● Người bệnh nôn nhiều gây mất dịch, cần bổ sung dịch truyền tĩnh mạch.

● Kiểm tra các vấn đề y tế cần thiết khác

Những người đã uống rượu đôi khi gặp các vấn đề khác khó phát hiện, vì họ không thể giao tiếp một cách tỉnh táo để cung cấp thông tin cần thiết cho nhân viên y tế. Ví dụ, những người uống rượu thường ngã, va đập xuống nền cứng gây chấn thương hoặc tự làm tổn thương bản thân. 


Lúc này, bác sĩ có thể làm gì để đưa rượu ra khỏi cơ thể bạn không?

Không. Rượu được hấp thụ vào cơ thể rất nhanh, đặc biệt khi uống rượu trong tình trạng dạ dày rỗng. Cần thời gian để chuyển hóa và loại bỏ hết lượng chất cồn trong cơ thể.

Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?

Đối với những người đã uống rượu nhưng dường như không cần cấp cứu, bạn có thể:

● Tiếp tục kiểm tra nhịp thở của họ và gọi cấp cứu [115] nếu nhịp thở của họ chậm đi nhiều hoặc ngừng lại.

● Đặt người bệnh nằm nghiêng để không bị sặc khi nôn

● Kiểm tra vết sưng, vết bầm tím, chảy máu hoặc bất kỳ dấu hiệu thương tích nào

● Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn nhận biết và xử lý ban đầu khi gặp người ngộ độc rượu. Việc lạm dụng rượu, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan. Rượu nặng màu trắng nhưng có thể làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự. “Vui có chừng, dừng đúng lúc” để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng Cập nhật: 13/05/2021

Tiêu thụ một lượng lớn rượu không chỉ khiến bạn say mà còn kéo theo nhiều dư chứng vô cùng khó chịu. Đôi khi, chúng có thể ảnh hưởng đến công việc và thậm chí gây xung đột trong các mối quan hệ.

Vậy, dư chứng hậu say rượu gồm những vấn đề gì? Làm thế nào để khắc phục nhanh chóng? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Dư chứng sau say rượu là gì?

Dư chứng sau say rượu là một nhóm các dấu hiệu khó chịu và các triệu chứng có thể phát triển sau khi uống quá nhiều rượu. Chúng thường để lại cảm giác cực kỳ tồi tệ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như gây ra xung đột trong các mối quan hệ.

Theo nguyên tắc chung, càng uống nhiều rượu, các dư chứng vào ngày hôm sau càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, không có một công thức nào giúp bạn biết mình nên uống bao nhiêu để khỏi lo lắng.

Triệu chứng thường gặp

Dư chứng hậu say rượu gồm những biểu hiện gì?

Phần lớn trường hợp, bạn có thể bị đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và cồn ruột sau khi uống rượu. Ngoài ra, đôi khi người say rượu còn có thể bị sốt và có những biểu hiện bất thường khác, ví dụ như:

  • Tăng nhịp tim
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Mắt đỏ ngầu
  • Đau nhức toàn thân
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Hôi miệng
  • Tăng tiết nước bọt
  • Đầy hơi
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
  • Bất an
  • Cáu kỉnh
  • Ủ rũ
  • Đau bụng
  • Khát
  • Run rẩy hoặc rung cơ, chức năng vận động thất thường
  • Nôn mửa

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Nhịp thở không đều
  • Thở chậm, ít hơn tám lần mỗi phút
  • Lẫn lộn hoặc sững sờ, mê mù
  • Co giật
  • Hạ thân nhiệt
  • Ngất xỉu [bất tỉnh]
  • Da trở nên nhợt nhạt hoặc tái xanh
  • Ói mửa liên tục.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra dư chứng sau say rượu?

Tiêu thụ một lượng lớn cồn là nguyên nhân chính gây nên các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu. Sau khi đi vào cơ thể, rượu có thể:

  • Làm tăng lượng nước tiểu: việc đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến các biểu hiện mất nước [khát nước, chóng mặt, kém minh mẫn…]
  • Kích thích hệ miễn dịch kích hoạt một số hoạt chất liên quan đến việc giảm trí nhớ, khả năng tập trung, cảm giác ngon miệng và mất hứng thú trong các hoạt động bình thường
  • Kích thích lớp niêm mạc dạ dày bằng cách gia tăng lượng axit được sản sinh tại đây, từ đó gây đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Giảm lượng đường trong máu gây mệt mỏi, suy nhược, run rẩy, rối loạn tâm trạng và thậm chí co giật
  • Góp phần làm giãn mao mạch gây nhức đầu
  • Gây cảm giác buồn ngủ, đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của dư chứng sau say rượu?

Dư chứng sau say rượu là tình trạng rất phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dư chứng sau say rượu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra dư chứng sau say rượu như:

  • Uống rượu lúc bụng đói. Không có thức ăn trong dạ dày làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể.
  • Sử dụng các loại thuốc khác như nicotin cùng với rượu. Hút thuốc lá kết hợp với uống rượu dường như làm tăng các dư chứng ngày hôm sau.
  • Không ngủ đủ hay ngủ kém sau khi uống rượu. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một số triệu chứng nôn nao thường xảy ra, ít nhất là một phần, cho người có chất lượng ngủ kém và chu kỳ giấc ngủ ngắn mà thường sau một đêm uống rượu.
  • Bệnh sử gia đình có chứng nghiện rượu. Người thân có tiền sử nghiện rượu có thể gợi ý tình trạng di truyền với cách cơ thể của bạn đáp ứng với rượu.
  • Uống rượu sẫm màu. Đồ uống có màu sẫm thường chứa một số lượng lớn congener – các hóa chất sử dụng để thêm màu sắc và hương vị cho rượu. Congener có nhiều khả năng gây nôn nao.

Để so sánh, đồ uống có hàm lượng congener thấp hơn – chẳng hạn như các loại bia sáng màu và rượu vang, rượu gin và vodka – ít có khả năng gây khó chịu. Cho dù đồ uống có màu sáng hơn có thể giúp bạn ít bị nôn nao, uống quá nhiều đồ uống có cồn bất kỳ màu nào cũng vẫn làm cho bạn cảm thấy không khỏe vào sáng hôm sau.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dư chứng khó chịu sau khi uống rượu?

Tình trạng này không cần bất kỳ hỗ trợ y tế nào. Tuy nhiên, trong trường hợp tham khảo ý kiến từ bác sĩ, họ chỉ đơn thuần phát hiện dư chứng sau say rượu sau khi biết các chi tiết về triệu chứng, thói quen uống rượu và bệnh sử của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị dư chứng sau say rượu?

Thời gian chắc chắn là phương thức duy nhất chữa trị dư chứng sau say rượu. Trong khi đó, có một vài cách giúp bạn thấy đễ chịu hơn:

  • Uống nước. Uống nước hoặc nước trái cây để tránh mất nước. Bạn tránh uống thêm rượu, sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Ăn nhẹ. Thức ăn như bánh mì nướng và bánh quy giòn có thể giúp tăng lượng đường trong máu và bình ổn dạ dày của bạn. Nước canh thịt có thể giúp thay thế muối và kali bị mất.
  • Thuốc giảm đau. Một liều thuốc giảm đau không cần toa có thể xoa dịu cơn đau đầu của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý aspirin có thể gây kích ứng dạ dày của bạn. Nếu bạn thường xuyên uống rượu quá mức, acetaminophen có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng ngay cả ở liều trước đây được cho là an toàn.
  • Nghỉ ngơi tại giường. Nếu bạn ngủ đủ lâu, di chứng sau khi say rượu có thể biến mất khi bạn thức dậy.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của dư chứng sau say rượu?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với dư chứng sau say rượu:

  • Ăn trước khi uống. Rượu được hấp thụ một cách nhanh chóng hơn nếu dạ dày trống. Ăn gì đó trước khi uống rượu sẽ làm giảm say rượu.
  • Uống chậm lại. Uống theo tốc độ của bạn. Giới hạn bản thân chỉ uống một ly hoặc ít hơn mỗi giờ.
  • Chọn rượu cẩn thận. Đồ uống có ít congener như các loại bia nhẹ màu và rượu vang sẽ gây ra dư chứng sau say rượu ít hơn là đồ uống với nhiều congener như rượu mạnh, whisky, bia đen và rượu vang đỏ.
  • Uống nước xen kẽ. Uống một ly nước đầy sau mỗi lần uống rượu sẽ giúp bạn không bị mất nước. Nó cũng sẽ giúp bạn uống rượu ít hơn.
  • Biết giới hạn của mình. Quyết định trước lượng rượu bạn có thể uống và thực hiện theo. Đừng cảm thấy bị áp lực để uống.

Một số người uống thuốc giảm đau không cần toa như aspirin hay ibuprofen để ngăn chặn các triệu chứng nôn nao. Hãy hỏi bác sĩ về sự an toàn và liều lượng nào tốt cho bạn. Các loại thuốc này có thể tương tác với các thuốc khác và acetaminophen [paracetamol] có thể gây tổn thương gan nếu uống quá nhiều rượu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề