Chúng ta nên tôn trọng học hỏi nước Nhật điều gì

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa phong phú và cực kỳ độc đáo. Khi nhắc đến Nhật Bản chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghĩ ngay đó là sứ xở của hoa anh đào, núi Phú Sĩ nhưng đặc biệt phải kể đến phong cách và trật tự xã hội ở Nhật Bản. Trong cuộc sống của người Nhật Bản luôn tồn tại những nguyên tắc xã giao đã trở thành nét văn hóa từ xa xưa đến tận ngày nay. 1.Văn hóa cảm ơn Văn hóa Nhật điển hình với những nguyên tắc xã giao cực kỳ nghiêm ngặt và ý nhị. Việc đáp lại sự giúp đỡ người khác dành cho mình đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản trở nên tốt đẹp hơn. Những món quà cảm ơn không nhất thiết phải có giá trị, chỉ đơn giản là một lon nước giải khát thay lời cảm ơn cũng thể hiện bạn là một con người lịch sự. Đôi khi, trong các mối quan hệ, lời cảm ơn có vẻ quá khách khí nhưng theo quan niệm của người Nhật, một lời cảm ơn là điều lễ phép tối thiểu giữa người với người. Điều này thực sự rất tốt đẹp. 2.Người Nhật luôn đúng giờ Nhiều người nước ngoài khi mới đến Nhật Bản đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy tàu điện tại đây chạy rất đúng giờ. Luôn là như thế. Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc. Đúng giờ là một đức tính cần thiết ở một xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng người khác. Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện nghiệp trong công việc của một người. So với các dân tộc khác, người Nhật rất tôn trọng giờ hẹn, giờ đi làm, giờ dự tiệc hoặc giờ tham dự một buổi họp. Đó là một nét đẹp làm nên văn hóa Nhật được cả thế giới tôn trọng như ngày hôm nay. 3.Người Nhật Bản luôn biết lắng nghe Người Nhật sẽ luôn luôn cung cấp cho bạn một cơ hội để thể hiện ý kiến của bạn đầu tiên. Họ là người thực sự biết lắng nghe và không tìm cách làm chủ các cuộc hội thoại. Bằng cách này, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn và ít phê phán khi bạn cố gắng để hiểu quan điểm của người khác. Dù bất cứ chủ đề nào, người Nhật đều có xu hướng thảo luận về nó chứ không phải là tranh luận và áp đặt quan điểm của mình vào người khác. Khi đi trên đường, ở những thành phố lớn, hầu hết người Nhật đều đeo khẩu trang và khá trầm lặng khi đi trên đường. Có lẽ đây là một nét tính cách khá nổi bật của nhiều người. Văn hóa Nhật được tạo nên từ những điều bé nhỏ nhất, tỉ mỉ nhất trong giao tiếp thường nhật. 4.Lịch sự và cách cư xử tinh tế Nếu bạn dừng lại trên đường phố Nhật Bản để hỏi đường, bạn chắc chắn sẽ nhận được một bản đồ chi tiết rút ra từ một người qua đường, thậm chí những người bán hàng có thể để lại cửa hàng của mình để dẫn bạn đến đúng địa chỉ bạn cần tìm mà không hề đòi hỏi điều gì cả. Cách người ta quan tâm đến nhau, sống đề cao tinh thần tập thể đã làm nên một dân tộc Nhật Bản đoàn kết và vững mạnh hơn bao giờ hết. Trên đây là một số nét văn hóa Nhật rất được người Nhật Bản coi trọng mà Akira muốn gửi tới các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ có ích với những bạn học tiếng Nhật, tiếp xúc với người Nhật, học tập và sinh sống tại Nhật Bản. Nguồn: //tiengnhattructuyen.vn/nhung-net-van-hoa-nhat-duoc-nguoi-dan-cuc-ky-coi-trong/

  • Nhật Bản
  • Văn Hóa
  • Giao Tiếp
  • Ứng xử

Ở mỗi đất nước đều có những điều tốt và điều chưa hoàn thiện, chưa tốt luôn tồn tại song song cùng nhau. Ở Nhật Bản cũng vậy, tuy nhiên những điều tốt ở Nhật Bản có thể nói là ấp đảo những điều chưa tốt. Nhật Bản có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi.
Tính cách người NhậtVề tính cách theo bà Ruth Benedict -một chuyên viên Nhân Chủng Học ở Đại Học Columbia đã biên khảo về tính cách người Nhật vào thập niên 40 để làm nền tảng cho chính sách đối ứng của Hoa Kỳ “Người Nhật vừa hung bạo vừa hiền hòa, vừa nghiêm khắc vừa thơ mộng, vừa cứng ngắc vừa nhu nhuyễn, vừa trung thành vừa phản trắc, vừa can đảm vừa hèn nhát, vừa bảo thủ vừa cấp tiến… và chịu ảnh hưởng cùng lúc của Thần Đạo và tam giáo Nho, Phật, Lão…”.

Nghe những lời phát biểu trên của bà Ruth Benedict như có gì đó cũng giống người Việt hay các dân tộc khác, nhưng để ý kỹ, nhưng điều quan trọng và quyết định là bà đã nêu bật được tính tích cực, đôi khi dẫn đến cực đoan ở cả hai thái cực của người Nhật. Như người Nhật trước và sau Thế Chiến Thứ 2 đi từ tàn bạo đến hòa bình, ngày xưa họ sẵn sàng chết thì ngày nay họ bảo vệ mạng sống bằng mọi giá, thể hiện qua chính sách của chính phủ cũng như từng người dân. Họ hiền tới độ đi ra nước ngoài thường bị những người không đứng đắn trấn lột, ăn hiếp. Có khi tôi liên tưởng đến hình ảnh những chú gà “nuôi giam”, những con thỏ “nhà”, dù được thả ra thì lúc nào cũng chậm chạp, không quen đối phó với các bất trắc bên ngoài.

Người dân Nhật Bản có tinh thần mạo hiểm và học hỏi rất cao, họ đã tự đi du học và khéo léo đãi lọc văn minh. Khi thấy những nền văn minh văn hóa rực rỡ ở Âu-Mỹ, họ cũng đã tìm tới học hỏi, làm giàu thêm cái vốn đã rất phong phú của họ, thể hiện song hành tính bảo thủ và cấp tiến. Tất nhiên khi trào lưu Âu-Mỹ tràn tới đất Phù Tang, thì ít nhiều họ cũng mất đi phần nào bản sắc riêng. Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục

Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục

Vòng quanh khắp thế giới mọi người đều biết người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, dù cho sự kỉ luật ấy bắt nguồn vì bất cứ lí do gì thì vẫn là điều đáng ca ngợi bởi xây dựng kỉ luật trong một đất nước là điều rất khó, còn ở Nhật Bản tính kỉ luật được hình thành trên từng người dân. Những người làm luật, những đoàn thể… đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi người tuân theo. Những nơi sinh hoạt công cộng luôn thấy đầy những bảng hướng dẫn, thông báọ. Cứ nhìn mặt đường của Nhật thì rõ, đâu đâu cũng trắng xóa các lằn kẻ phân luồng xe chạy.

Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm… để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở một số chỗ băng ngang đường. Tiền giấy cũng có dấu hiệu nổi đặc biệt, ở ga xe điện thì dán bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù để có thể tự mua vé… Xung quanh các trường Tiểu Học thì thường có người cầm cờ hướng dẫn các em nhỏ qua đường. Người Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác. Trên các chuyến xe điện luôn luôn có các thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý, khi bước ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga… Từ đó thấy được những điều nhỏ nhất cũng được hướng dẫn dần dần tạo thành thói quen cho mọi người.

Lễ nghĩa – Lịch sự

Từ lần đầu gặp mặt cách người Nhật chào nhau hay chào một người ở một dân tộc khác cũng đã thể hiện họ là dân dộc vô cùng lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi năm lần bẩy lượt. Lễ phép, cung kính ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, không phải lúc nào cũng to tiếng như chửi nhau như giữa lính Nhật thời Thế Chiến Thứ 2 với nhau hay với người bị họ thống tri… Mặc dù vẫn có một số các thành phần người dân cư xử chưa đúng mực nhưng số lượng các thành phần như thế không nhiều_điều mà bất kì quốc gia nào cũng có.

Chuyện phái mạnh tán tỉnh, chọc ghẹo các cô gái thì cam đoan không có. Hầu như không có chuyện không quen mà lẽo đẽo theo nàng về tới nhà rồi trồng “cây si” luôn. Nhưng bạn với nhau thì giữa nam nữ lại có vẻ gần gũi, tự nhiên hơn người Việt. Đi nhậu chung mà nếu một bên say thì bên kia sẵn sàng dìu đi. Vì vậy, đôi khi người Nhật kết hôn trễ, có tới khoảng 50% phải nhờ người giới thiệu, gọi là “miai” [kiến hợp]. Phụ nữ được khen đẹp thì chắc là ai cũng thích, nhưng phụ nữ Nhật thì mắc cỡ, tỏ thái độ khiêm tốn và thường nói: “Cám ơn”, còn phụ nữ Việt “đáo để” hơn, thường trả lời: “Sạo”, “Đừng có nịnh”… còn người lạ mà khen, có khi bị lườm nguýt cho một phát rồi nói: “Vô duyên!”.

Có thể nói, Việt Nam là 1 dân tộc có mối thiện cảm rất tốt đẹp với người Nhật Bản. Không phải chỉ có thế hệ hôm nay mà từ rất lâu rồi, chúng ta đã phát hiện ra Nhật Bản là 1 tấm gương để chấn hưng đất nước của mình. Cụ Phan Bội Châu và Hoàng thân Cường Để – là một trong những thành viên rất quan trọng của Hoàng tộc nhà Nguyễn đã nhận ra được tấm gương ấy. Trong hoàn cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản,quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là 1 việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho 1 sự đổi mới sâu sắc và toàn diện.

I. Học tính quyết liệt trong cải cách đời sống chính trị

Người Nhật có những đặc tính, những cách thức, và những ưu điểm mà 1 dân tộc muốn phát triển không thể không có những thứ đó. Có thể nói, lịch sử hiện đại hoá nền chính trị hay nền kinh tế và nền văn hóa Nhật Bản được tiến hành gần như song song hay nếu có chậm thì chỉ chậm hơn 1 chút so với việc thống nhất nước Mỹ. Còn ở Việt Nam chúng ta thì mặc dù có Tự Đức là 1 vị vua tương đối tích cực, ông cũng có ý thức nhất định về việc đổi mới nền chính trị của đất nước, nhưng những đổi mới của ông mới chỉ là những dấu hiệu của cải tiến về hình thức chứ chưa đạt đến sự thay đổi về bản chất. Trong lúc đó, vua Minh Trị của Nhật Bản đã làm những cuộc cải cách lớn và triệt để cho nền chính trị nước Nhật . Từ những cuộc cải cách này,mà Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành 1 cường quốc của thế giới. Đấy là 1 minh chứng cho thấy rằng chúng ta phải mạnh dạn nói rằng Việt Nam muốn ra khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay thì không có cách gì ngoài cách cải cách chính trị. Vì vậy, học người Nhật trước hết là học tính quyết liệt trong cải cách đời sống chính trị, học được sự dũng cảm của người Nhật trong cải cách chính trị theo chiều hướng thừa nhận dân chủ.

Cải cách chính trị là 1 động lực quan trọng nhất, cơ bản nhất, nền tảng nhất và quyết định nhất đối với toàn bộ tiến trình phát triển,và phải cải cách chính trị theo chiều hướng dân chủ hoá 1  cách hợp lý. Tại sao chúng tôi lại dùng chữ “hợp lý”? Bởi vì đó là 1 việc đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Để có được nền chính trị tiên tiến, đầu tiên  chúng ta phải đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào việc xây dựng các thể chế và đầu tư vào việc cải cách các cơ sở hạ tầng cơ bản. Tất cả những việc ấy đều rất tốn kém cho nên chúng ta không thể làm ồ ạt được. Làm cho tiên tiến 1 khu vực nhưng trong khi đó không đầu tư thoả đáng để làm tiên tiến các khu vực khác thì các khu vực được ưu tiên ấy trở thành miếng mồi xâu xé và có thể nó còn gây mất đoàn kết của xã hội.

Có nhiều người cho rằng, trong khi cải cách chính trị là cải cách ở tầng trên và bao giờ cũng chậm hơn ở dưới thì những người dân phải biết lách luật để tạo ra những điều kiện cho sự thay đổi từ dưới lên, VD khoán 10 là cách lách luật của người nông dân. Nhưng tôi cho rằng, đối với thân phận của 1 dân tộc, giải pháp phải có chiều dài lịch sử thoả đáng và phải dựa trên những nguyên lý triết học thoả đáng. Không thể tạo ra 1 lộ trình phát triển ổn định của 1 dân tộc bằng cách nhặt các yếu tố hợp lý mà nhân dân nghĩ ra. Những sự lách luật như vậy có thể đạt được 1 số kết quả có tính chất thực dụng, nhưng nó tàn phá nền văn hoá tôn trọng nhà nước và pháp luật, nó tạo ra 1 xã hội cơ hội và vô kỷ luật. Nó biến nhà nước trở thành 1  kẻ chờ đợi sáng kiến xã hội và cung cấp 1  dịch vụ để hợp pháp hoá những cái đó, và người ta gọi đấy là thành tựu chính trị. Làm sao gọi những thành tựu được tạo ra trong trạng thái vô chính phủ của đời sống xã hội là tiến bộ xã hội được chứ? Nếu chúng ta tự hào về việc ấy thì chính chúng ta tự xác nhận mình chính là những kẻ phản tiến bộ. Tại sao chúng ta lại có 1 hệ thống chính sách để chúng ta phải lách nó ? Tại sao sự tiến bộ của chúng ta lại phải được tạo ra bằng cách phá vỡ những kỷ luật nhà nước ? Nếu ta xét về phương diện lý thuyết thì đấy là những giải pháp hoàn toàn không có giá trị khái quát. Bởi đem so những lợi ích thu được từ việc lách luật cùng với sự tàn phá hiệu lực của nhà nước, cái nào là cái quan trọng hơn? Một dân tộc trên quy mô là nhà nước cũng như trên quy mô là các bộ phận nhân dân mà được đào tạo trong những tình huống vô kỷ luật như thế thì nó phá vỡ tiêu chuẩn cao nhất của lịch sử phát triển văn minh nhân loại ,đó là sự tôn trọng các trật tự ở công cộng. Vì vậy, cải cách chính trị không phải được tiến hành bằng những sự lách luật, nó phải được hoạch định trên cơ sở các  nghiên cứu khoa học và những mục tiêu cụ thể.

Nhiều người e ngại thừa nhận dân chủ thì mất dần giá trị và bản sắc của nền văn hoá của mình và mất cả quyền lãnh đạo của mình. Đó chính là sự suy nghĩ của những kẻ lười nhác.

Chúng ta đã thấy người Nhật Bản không hề mất gì. Người Nhật trở thành 1 quốc gia phát triển nhờ sự dân chủ hoá xã hội của họ. Nếu không xác định được mục tiêu của sự cải cách chính trị ở nước ta  là để dẫn tới dân chủ thì mọi cuộc cải cách, mọi sự đổi mới đều không có ý nghĩa gì . Dân chủ chính là xác lập những quy tắc 1 cách công khai để kiểm soát quyền lực của nhà nước, bởi vì  nếu nhà nước mà có quyền lực tuyệt đối thì mọi cố gắng đều không thể mang lại sự thay đổi nào đáng kể mà chỉ để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt trước mắt mà thôi.

II. Học cách tổ chức một xã hội nề nếp

Trong xã hội chúng ta hiện nay, có 1 số ý kiến mặc định rằng đặc tính của người Việt Nam là quá tự do, không chịu chấp hành quy tắc và khi bị chỉ trích, người Việt Nam ta thường phản ứng trước mà không chịu lắng nghe. Trong khi đấy đặc tính của người Nhật là rất quy chuẩn và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc. Với những đặc điểm này, phải chăng sẽ rất khó để người Việt chúng ta  áp dụng được những bài học của người Nhật Bản. Tôi không nghĩ thế. Chúng ta đã có những người Việt viết hoa và chúng ta đã có những người Việt có giá trị. Nếu tiếp xúc với các  thế hệ trí thức được đào tạo vào những năm 30 của thế kỷ trước, thì bất kỳ ai cũng có thể thấy đấy là những mẫu mực về nhân cách. Trong gia đình người Nhật, những hành động từ lúc ăn cơm cho đến lúc đi ngủ, lúc ngủ dậy hay lúc uống trà, đều có các tiêu chuẩn văn minh của nó. Chúng ta đã từng có 1 nền văn minh đòi hỏi chất lượng các dịch vụ: chất lượng dịch vụ làm con, chất lượng dịch vụ làm cha hay chất lượng dịch vụ làm mẹ, chất lượng dịch vụ làm vợ, chất lượng dịch vụ làm quân cùng chất lượng dịch vụ làm quan. Dĩ nhiên nó cũng thay đổi cùng với thời gian và đặc biệt vào thời kỳ sau này, nó thay đổi với tốc độ tha hoá  nhanh chóng.

Học ở người Nhật, chúng ta phải học tính cội rễ của họ trong cải cách chứ không phải học việc lắp ráp những yếu tố có vẻ hợp lý vào trong thời điểm hiện nay. Học người Nhật là học cách tổ chức ra nền tự do trong những điều kiện mà nó không xâm hại và không làm biến mất những đặc trưng văn hoá. Tự do chính là công nghệ để trả lại cho con người những năng lực hình thành những nhân cách thoả đáng với tương quan giữa họ và các dân tộc khác trên thế giới. Người Nhật biết tổ chức ra tự do trong điều kiện văn hoá của họ và họ đã  thành công. Người Nhật là 1 trong những dân tộc thông minh để giữ được mình mà vẫn tự do, đấy là kinh nghiệm lớn nhất. Và những kinh nghiệm của người Nhật chỉ cho chúng ta thấy ra rằng, tự do không tàn phá bất kỳ phẩm hạnh nào hay đặc tính nào của bất kỳ dân tộc nào, tự do chỉ xúc tiến để những đặc tính ấy hay phẩm hạnh ấy đạt đến ngưỡng phát triển của nó 1 cách tự nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề