Chụp phim não bao nhiêu tiền?

Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi [xoang], tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu.

Trong khi chụp, người bệnh sẽ nằm trên một bàn chụp được gắn với máy chụp CT scan. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp và các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Với máy chụp CT, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để chụp được nhiều góc, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau.

Với một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch tay hoặc cột sống. Thuốc cản quang giúp việc chụp CT scan các cấu trúc và cơ quan cần chụp dễ dàng hơn trên ảnh. Bên cạnh đó, thuốc cản quang còn được sử dụng để kiểm tra sự lưu thông của máu và các khối u, vùng thần kinh có bị viêm nhiễm hoặc tổn thương hay không.

5.1. Trước khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại có trên người để không gây nhiễu khi chụp [kẹp tóc, áo nịt ngực có gọng bằng kim loại, trang sức, kính, đồng hồ đeo tay, máy trợ thính, răng giả];
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu có mắc một trong các bệnh sau: hen suyễn, tĩnh mạch, đái tháo đường, thận, dị ứng thuốc;
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người bệnh hoặc người nhà ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang khi chụp CT scan;
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang trong 4 - 6 giờ nếu cần và vẫn có thể uống nước [với lượng vừa phải] trước khi chụp 2 giờ;
  • Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ trẻ bình tĩnh và nằm yên tại vị trí chụp.

5.2. Trong khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp trong phòng chụp, người bệnh có thể được yêu cầu nằm theo một số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán;
  • Thời gian chụp trung bình từ 3 - 5 phút, một số trường hợp cần kéo dài hơn [15, 30 hoặc 45 phút] thì nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp;
  • Người bệnh cần nằm yên trong khi chụp CT scan;
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì thường sẽ có cảm giác nóng rát dọc theo tay, hoặc nóng ở mặt khi bơm thuốc cản quang, vì vậy người bệnh được khuyên cố gắng giữ nguyên cơ thể để có hình ảnh tốt nhất.

5.3. Sau khi chụp CT scan sọ não

  • Nếu người bệnh không tiêm thuốc cản quang thì có thể hoạt động bình thường sau khi chụp, có thể ăn uống nếu không làm thêm xét nghiệm nào khác [tùy loại xét nghiệm];
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì cần uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể;
  • Nếu sau khi chụp CT scan người bệnh thấy có bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, mệt, sốt, khó thở,... cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
  • Sau khi chụp, kết quả sẽ được trả trong vòng 30 - 60 phút. Một số trường hợp sẽ trả kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bình thường là: Kích thước, hình dáng và vị trí của não, mạch máu, xương não và mặt bình thường; không xuất hiện vật ngoại vi hoặc sự phát triển di căn nào; không bị chảy máu não hoặc tích tụ chất lỏng trong não;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bất thường là: Xuất hiện sự phát triển di căn các khối u, chảy máu ở trong hoặc quanh não; có vật lạ trong não; xương não hoặc mặt bị gãy, biến dạng, không bình thường; các dây thần kinh dẫn tới não hoặc từ não đi ra bị tổn thương; có dịch lỏng tích tụ trong não, chảy máu trong hay quanh não; phình mạch máu não; xuất hiện khu vực quanh não bị sưng, phù hoặc có những thay đổi dẫn tới đột quỵ; thành xoang dày, xoang bị lấp đầy dịch lỏng.

Chụp cắt lớp não là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý có khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu não, thiếu máu não, phù não,... trong chuyên khoa thần kinh sọ não.

Nhiều người cảm thấy rất lo lắng về chi phí cho việc thực hiện các kỹ thuật y học. Một trong những băn khoăn đối với các bệnh nhân chính là không biết rằng chụp cắt lớp bao nhiêu tiền. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Chụp cắt lớp vi tính [CT-Scan] sử dụng một loạt hình ảnh tia X được chụp từ nhiều góc khác nhau và được xử lý bởi máy tính thành các hình ảnh cắt ngang của xương, mạch máu và mô mềm bên trong cơ thể. So với chụp X-quang thông thường, ảnh CT cung cấp thông tin chi tiết và sắc nét hơn giúp quan sát được hầu hết các bộ phận và cơ quan trong cơ thể người, bao gồm đầu, cổ, ngực, phổi, tim mạch, bụng, khung xương và các chi.

Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch cũng như phác đồ điều trị phù hợp như phẫu thuật hoặc xạ trị cho bệnh nhân mang lại hiệu quả cao nhất.

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh lý rất hiện đại ngày nay

Kỹ thuật chụp CT có rất nhiều ưu điểm có thể kể đến như sau:

  • Cung cấp hình ảnh chính xác: Kỹ thuật này giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng về cấu trúc và bệnh lý của các bộ phận trong cơ thể, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn.
  • Phát hiện bệnh sớm: Chụp CT có thể phát hiện các bệnh lý như ung thư, khối u và các bệnh lý khác sớm hơn so với các phương pháp khác, giúp điều trị kịp thời và tăng khả năng chữa trị.
  • Không đau và an toàn: Chụp CT không xâm lấn, không đau đớn và an toàn cho bệnh nhân. Thời gian chụp cũng nhanh chóng.
  • Phù hợp với nhiều loại bệnh: CT có thể sử dụng để phát hiện và chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau trong cơ thể, từ các bệnh lý về não, xương, cơ quan nội tạng cho đến cả các bệnh lý về mạch máu và ung thư.
  • Chụp được nhiều góc độ và lớp mỏng: CT có khả năng chụp được nhiều góc độ và lớp mỏng, giúp bác sĩ xem xét chi tiết các bộ phận trong cơ thể và phát hiện các bất thường nhỏ hơn.

Chụp CT ở những bộ phận nào?

Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần phân tích sâu tình trạng bệnh lý. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Ngày nay, với sự phát triển của y học thì kỹ thuật chụp CT cũng được áp dụng trong khâu tầm soát, giúp cho việc sàng lọc bệnh lý diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. CT là kỹ thuật có thể được thực hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, cụ thể như sau:

  • CT sọ não: Phát hiện các bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương, bệnh nhân bị nhiễm trùng não, áp xe não, viêm màng não, viêm não, lao màng não hoặc bị dị tật bẩm sinh ở vùng đầu hoặc não.
  • CT cột sống: Phát hiện các bệnh như bệnh thoát vị đĩa đệm, đau hoặc vẹo cột sống, phát hiện các loại khối u khác nhau trong cột sống, bao gồm cả những khối u đã lan rộng từ một khu vực khác của cơ thể.
  • CT Ổ bụng: Chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý ở các tạng ổ bụng, bao gồm: Đau bụng không rõ nguyên nhân, các bệnh về gan, đường mật, tuyến tụy, bệnh ở tử cung, hệ tiết niệu và cả ở buồng trứng.
  • CT Phổi: Chẩn đoán các chấn thương nghiêm trọng tại vùng ngực, có ảnh hưởng đến phổi hoặc trung thất hoặc nghi ngờ có thương tổn đến vùng phổi, viêm phế quản hoặc ung thư phổi.

Chụp CT phổi giúp phát hiện nhiều bệnh lý, đặc biệt là ung thư phổi.

Một trong những câu hỏi thường được mọi người quan tâm chính là chụp cắt lớp bao nhiêu tiền? Trên thực tế, giá cả của dịch vụ chụp cắt lớp vi tính thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ dày và số lượng lớp cần cắt. Tuy nhiên, nếu so sánh với các phương pháp cắt truyền thống thì chụp cắt lớp vi tính thường có giá thành tương đối cao hơn. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ đem lại chất lượng và độ chính xác cao trong quá trình cắt lớp, đồng thời giảm thiểu sai số so với các phương pháp khác.

Giá chụp cắt lớp ở các bệnh viện và phòng khám là khác nhau.

Giá chụp cắt lớp vi tính thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong số đó bao gồm địa điểm, phòng khám hoặc cơ sở vật chất của bệnh viện và phòng khám cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, một yếu tố khác tác động khá lớn đến chi phí bỏ ra chính là độ phức tạp của quá trình chụp và mục đích của bệnh nhân.

Nhằm cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết thì dưới đây là một số mức giá chụp CT-Scan tham khảo của một số bệnh viện, phòng khám ở Hà Nội:

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Hà Nội: từ 1.500.000 đồng – 3.000.000 đồng
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ, Hà Nội: từ 1.600.000 đồng – 2.500.000 đồng
  • Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội: từ 1.500.000 đồng – 2.800.000 đồng
  • Phòng khám Đại học Y Hà Nội: từ 900.000 đồng – 1.800.000 đồng

Nhìn chung, chi phí chụp cắt lớp không phải luôn cố định mà sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, vị trí chụp, tình trạng sức khỏe, cơ sở y tế thực hiện… Để có thể chủ động trong việc thăm khám của bản thân, bệnh nhân nên tham khảo kỹ càng về chi phí cũng như điều kiện kỹ thuật của nơi dự định khám chữa bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật chụp cắt lớp cũng như chi phí thực hiện ở các cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Chủ Đề