Chuyên viên quan hệ khách hàng lương bao nhiêu năm 2024

Chuyên viên Quan hệ Khách hàng [CVQHKH] vốn luôn là một vị trí quan trọng trong ngân hàng, được coi là gương mặt đại diên của Ngân hàng để tiếp xúc với khách hàng [KH]. Nhân sự tại vị trí này sẽ có vai trò tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng, xây dựng mối quan hệ & tư vấn, thuyết phục KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp [CVQHKHDN] hiểu một cách đơn giản là CVQHKH phụ trách chăm sóc và phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Chính bởi đối tượng khách hàng đặc biệt mà vị trí này cũng sẽ có những đặc thù và cơ hội riêng.

II/ CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LÀM GÌ???

Công việc cơ bản của một CVQHKHDN sẽ như sau:

1. Nắm bắt chi tiết sản phẩm: Tìm hiểu kĩ sản phẩm, dịch vụ; hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, những chính sách ưu đãi, định hướng bán hàng cũng như định hướng về tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kì.

2. Xây dựng mạng lưới khách hàng:

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm kiếm nguồn khách hàng và tiếp xúc, xây dựng mạng lưới khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng sau bán, giúp KH giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo sự hài lòng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

3. Tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ:

  • Cung cấp thông tin chi tiết các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng để cân đối giữa lợi ích của ngân hàng và khách hàng.
  • Phối hợp với Chuyên viên Phát triển Khách hàng Cá nhân để thực hiện bán chéo sản phẩm.

4. Quản lý & đảm bảo chất lượng tín dụng:

  • Thẩm định, đánh giá, nhận biết rủi ro trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.
  • Định kỳ rà soát, đánh giá hiệu quả khách hàng và xây dựng phương án nhằm gia tăng hiệu quả Khách hàng.

III/ SẢN PHẨM MÀ CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP SẼ BÁN?

Có 4 nhóm sản phẩm [SP] dành cho KH doanh nghiệp như sau:

  • Nhóm 1: Nhóm SP tiền gửi & quản lý tài khoản

- SP tiền gửi: Tiền gửi Không kỳ hạn; Có kỳ hạn [Tương tự giống với KHCN]

- SP quản lý tài khoản: Tài khoản thanh toán; Tài khoản ký quỹ; Tài khoản trả lương..

  • Nhóm 2: Nhóm SP tín dụng

Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay đầu tư tài sản cố định; Cho vay tài trợ chuỗi dự án; Các sản phẩm bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu; Bao thanh toán.

  • Nhóm 3: Nhóm SP Tài trợ thương mại

Chuyển tiền quốc tế; Nhờ thu nhập khẩu; Tín dụng chứng từ [L/C]: L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C UPAS …

  • Nhóm 4: Nhóm SP ngoại hối & giao dịch nguồn vốn

Mua bán ngoại tệ và các giao dịch phái sinh khác như: kỳ hạn, giao ngay, hoán đổi

IV/ LÀM CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP - ĐƯỢC GÌ?

Do tính chất công việc là làm việc với đại diện các doanh nghiệp, các CVQHKHDN sẽ có cơ hội:

1. Phát triển sự nghiệp

Môi trường ngân hàng luôn là môi trường mơ ước của nhiều ứng viên bởi sự chuyên nghiệp, đào tạo bài bản, chế độ đãi ngộ & lương thưởng tốt. Đây là điều mà không ai có thể phủ nhận.

2. Phát triển bản thân

  • Đào tạo vô cùng kỹ càng về tác phong, kỹ năng giao tiếp, kiến thức cơ bản,... ngay trước khi làm việc chính thức – giúp bạn “thay đổi diện mạo” của bạn thân.
  • Mở rộng mối quan hệ với hàng trăm đại diện doanh nghiệp - đây là điều vô giá trong xã hội Việt Nam mà bạn không dễ có được.
  • Phát triển tư duy phân tích tài chính cũng như mở rộng kiến thức về thị trường, kinh doanh, kinh tế sau mỗi ngày làm việc.
  • Có lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ khi bắt đầu công việc.

V/ LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI MSB?

MSB đang có lộ trình tuyển dụng vị trí Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp mang tên MSB CAREER PUZZLE dành riêng cho sinh viên năm cuối, sinh viên mới ra trường hoặc nhân sự chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng với những yêu cầu cơ bản sau:

Mức lương trung bình của Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng là 15.7 Triệu VNĐ trên toàn quốc. Bạn hãy lọc theo địa điểm để xem mức lương Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng ở thành phố của bạn.

Mức lương trên được tính dựa trên 1899 mẫu lương của các việc làm Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng trên hệ thống JobsGO kết hợp với dữ liệu do các ứng viên cung cấp.

Trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, vai trò của chuyên viên khách hàng cá nhân ngày càng trở nên cần thiết và không thể thiếu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chuyên viên khách hàng cá nhân là gì, nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, cũng như khám phá các cơ hội nghề nghiệp đa dạng mà lĩnh vực này mang lại.

Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì hay chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?

“Chuyên viên khách hàng cá nhân là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý mối quan hệ khách hàng, chuyên tập trung vào việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tận tâm cho từng khách hàng cá nhân.”

Vai trò của họ là tạo và duy trì mối quan hệ chặt chẽ và cá nhân hóa với khách hàng, đảm bảo họ cảm thấy hài lòng và được quan tâm.

Chuyên viên khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm tìm hiểu sâu về từng khách hàng, bao gồm nhu cầu, sở thích, mục tiêu, và vấn đề cụ thể của họ. Họ sử dụng thông tin này để đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếng Anh là gì?

Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếng Anh có nghĩa là Personal Customer Relationship Specialist hay Personal Customer Specialist.

Vai trò của chuyên viên khách hàng cá nhân

Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ

Chuyên viên khách hàng cá nhân tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với từng khách hàng. Họ tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và mục tiêu của khách hàng để có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất.

Hỗ trợ tận tâm

Một phần quan trọng của công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân là hỗ trợ tận tình và giúp đỡ khách hàng khi họ cần. Điều này có thể bao gồm việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tư vấn về sản phẩm, hoặc thậm chí là giúp đỡ khách hàng trong quá trình đăng ký và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Chuyên viên khách hàng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Họ theo dõi phản hồi từ khách hàng và đề xuất cải tiến để cải thiện dịch vụ và sản phẩm của công ty.

Xem thêm: Tuyển Dụng Chuyên Viên Dịch Vụ Khách Hàng tại Careerlink.vn

Tại sao chuyên viên khách hàng cá nhân quan trọng trong doanh nghiệp?

Không đơn giản mà chuyên viên khách hàng cá nhân là vị trí không thể thiếu trong nhiều doanh nghiệp thành công. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của chuyên viên khách hàng cá nhân là gì nhé.

Tạo lợi nhuận từ khách hàng một cách dài hạn

Chuyên viên khách hàng cá nhân giúp tạo lợi nhuận từ khách hàng một cách dài hạn bằng cách duy trì mối quan hệ tốt và lâu dài với họ. Khách hàng hài lòng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và có thể thậm chí giới thiệu đến nhiều người khác.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Các chuyên viên khách hàng cá nhân giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty bằng cách tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Khách hàng hài lòng sẽ nói tốt về bạn và thương hiệu của bạn, giúp tạo ra sự tin tưởng với khách hàng tiềm năng.

Đối phó với sự cạnh tranh

Trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự cá nhân hóa và chăm sóc khách hàng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa đám đông. Chuyên viên khách hàng cá nhân giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện điều này bằng cách đáp ứng một cách chính xác và hiệu quả các nhu cầu của từng khách hàng.

Các kỹ năng cần thiết của chuyên viên khách hàng cá nhân

Để trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Nắm vững kiến thức về ngành

Trước hết, hãy hiểu rõ về ngành bạn quan tâm và dự định làm chuyên viên khách hàng cá nhân cho ngành đó. Hiểu về sản phẩm, dịch vụ, và thị trường là cần thiết để cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất trong vai trò này. Bạn cần biết cách lắng nghe khách hàng, đặt câu hỏi chính xác, và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thân thiện.

Kỹ năng quản lý thời gian

Chuyên viên khách hàng cá nhân thường phải làm việc với nhiều khách hàng cùng lúc. Thế nên, biết cách ưu tiên công việc và quản lý thời gian hiệu quả là điều quan trọng.

Hiểu về công nghệ

Sử dụng tốt các công cụ và hệ thống công nghệ để quản lý thông tin và theo dõi tình trạng của khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Học tập liên tục

Ngành công nghiệp và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi, vì vậy bạn cần luôn cập nhật kiến thức và theo dõi xu hướng mới trong lĩnh vực để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn

Trong vai trò này, bạn sẽ đôi khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn hoặc khách hàng không hài lòng. Học cách giải quyết xung đột và xử lý tình huống thách thức là điều cần thiết.

Hãy nhớ rằng trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân yêu cầu sự kiên nhẫn và sẵn sàng học hỏi. Điều quan trọng là bạn phải cam kết với việc phục vụ khách hàng một cách tận tâm và cá nhân hóa để đảm bảo họ có trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đại diện.

Cơ hội việc làm và phát triển đa dạng của chuyên viên khách hàng cá nhân

Với rất nhiều yêu cầu như vậy thì cơ hội phát triển của chuyên viên khách hàng cá nhân là gì? Từ một chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân thì bạn có thể thăng tiến lên các vị trí như:

Account Manager: Với vai trò là Account Manager, chuyên viên sẽ tập trung vào việc quản lý danh sách khách hàng của họ. Họ sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy, thấu hiểu các đặc điểm riêng của từng khách hàng và tìm kiếm các cơ hội để tăng doanh số bán hàng và cung cấp thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Customer Success Manager: Những chuyên gia này chịu trách nhiệm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, duy trì mối quan hệ và nâng cao sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Họ tiếp cận khách hàng một cách tích cực, hiểu rõ mục tiêu và nhu cầu của khách hàng, và hướng dẫn họ cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả để đạt được kết quả mong muốn.

Nhân viên Sale: Một số chuyên viên khách hàng cá nhân chuyên nghiệp sau một thời gian sẽ chuyển hướng sang vai trò là nhân viên Sales [nhân viên bán hàng]. Bằng cách sử dụng kỹ năng quản lý mối quan hệ khách hàng mà họ đã tích lũy trước đó, họ sẽ trở thành một nhân viên tài năng trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng, phát triển các cơ hội kinh doanh và hoàn thành các giao dịch.

Trải nghiệm khách hàng: Vai trò này tập trung vào việc theo dõi toàn bộ hành trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. Chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ tiến hành phân tích kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng, xác định tỷ lệ và lí do khách hàng rời đi, hỏi khách hàng các yêu cầu về sản phẩm hoặc tính năng để truyền đạt cho các bộ phận khác nhằm đảm bảo trải nghiệm của khách hàng luôn tốt nhất.

Mức lương của chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân

Mức lương của chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, ngành công nghiệp, địa điểm làm việc và quy mô của công ty hoặc tổ chức mà họ làm việc. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương tiêu biểu cho chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân.

Mức lương cơ bản cho chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân thường dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng/tháng cho những vị trí mới vào nghề hoặc có ít kinh nghiệm. Đối với những chuyên viên có kinh nghiệm và kỹ năng tốt hơn, mức lương có thể tăng lên từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

Ngoài ra nhiều công ty cung cấp các khoản phụ cấp như phụ cấp đi lại, ăn trưa, và phụ cấp khác để bù đắp các chi phí hàng ngày. Thưởng và khen ngợi dựa trên hiệu suất cũng có thể là một phần quan trọng của mức lương tổng cộng. Bên cạnh đó, mức lương cũng có sự biến đổi tùy thuộc vào địa điểm làm việc. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, mức lương thường cao hơn so với các vùng nông thôn hoặc các tỉnh thành khác.

Để biết chính xác về mức lương trong ngành và vị trí công việc cụ thể, bạn có thể tham khảo các thông tin từ các công ty, các trang web việc làm như CareerLink.vn, hoặc thậm chí có thể thảo luận với các chuyên gia trong ngành.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được một phần thắc mắc cho câu hỏi chuyên viên khách hàng cá nhân là gì, kỹ năng cần thiết của chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân và mức lương của công việc này. Chúc bạn có lựa chọn đúng trong công việc.

Chủ Đề