Cơ chế bảo vệ hóa chất hệ làm mát kín

Tháp giải nhiệt được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp hoạt động phải đưa lượng không khí lớn vào tháp nên trong quá trình hoạt động, có nhiều loại chất bẩn bị rơi vào trong hệ thống tuần hoàn.

Khi hoạt động được một thời gian bên trong tháp giải nhiệt nước sẽ bị đóng lại một lớp cặn bẩn làm giảm hiệu quả làm mát của tháp. Hệ thống tuần hoàn nước khép kín cũng là điều kiện để nấm mốc và các rong rêu phát triển trong tháp.

Bên cạnh đó, nếu nguồn nước đầu vào không đảm bảo chất lượng.

Có chứa nhiều ion Ca+, Mg+,… thì cũng làm tăng lượng chất bẩn trong tháp làm mát nước.

Những vấn đề thường gặp trong thiết bị là:

– Cặn vi sinh:

Cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt nước do vi sinh vật chết.

Rong rêu, bèo tảo phát triển, làm tăng trở lực của đường ống và giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.

– Bùn lắng:

Các tạp chất hữu cơ và vô cơ trong nước bị lắng thành bùn.

Bám vào đường ống, làm giảm lưu lượng nước .

Ảnh hưởng tới khả năng giải nhiệt của thiết bị.

– Cặn ăn mòn:

Sản phẩm gỉ sét sắt, thép sinh ra từ quá trình ăn mòn cũng gây cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt .

– Bọt:

Kích thích quá trình tạo cặn bám trong tháp giải nhiệt nước.

Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, những vấn đề trên không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả giải nhiệt của thiết bị mà còn làm giảm tuổi thọ hệ thống, tiêu hao nhiều điện năng và trực tiếp gây gián đoạn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

II, Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt :

Phương pháp đang được sử dụng rộng rãi để kiểm soát hiện tượng cáu cặn, ăn mòn trong tháp giải nhiệt công nghiệp chính là vệ sinh tháp giải nhiệt bằng hóa chất.

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt phải sử dụng đúng loại hóa chất với liều lượng phù hợp.

Hoạt chất của chế phẩm sẽ phản ứng với thành phần tạo cáu cặn trong nước.

Giúp kết lắng chất bẩn và tạo điều kiện cho đơn vị vận hành có thể loại bỏ cặn bẩn hoàn toàn khi xả đáy.Nhờ đó, toàn bộ linh kiện tháp giải nhiệt sẽ không bị bám rêu, cáu cặn, cho khả năng làm việc ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất của cả công ty.

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt :

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt có 6 bước .

Bước 1:

Tháo hoặc cách ly các van điện từ, thiết bị đo,…

Ngắt nguồn điện.

Tắt máy bơm nước để đảm bảo hóa chất tẩy rửa không làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động và tuổi thọ của các thiết bị này.

Tháo dời các ống phân phối nước để vệ sinh sạch rong rêu, chất bẩn…

Sau khi vệ sinh xong thì phải lắp đặt đường ống lại đúng như lúc bạn đầu.

Bước 2:

Lựa chọn và sử dụng hóa chất tẩy rửa với liều lượng phù hợp cho việc vệ sinh.

Chú ý:

  • Người dùng không sử dụng quá ít hóa chất vì sẽ không đảm bảo được hiệu quả công việc.
  • Không nên dùng quá nhiều dung dịch tẩy rửa vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bước 3:

Giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để hòa tan lượng hóa chất tẩy rửa.

Người sử dụng hóa chất tẩy rửa phải có trình độ chuyên môn.

Nồng độ hóa chất sử dụng đảm bảo không nguy hại đến tháp.

Phải đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng hóa chất.

Tránh tình trạng bị bỏng, đổ, tràn ra ngoài làm hư hại các thiết bị khác.

Bước 4:

Lắp đặt đường ống nối với bồn trung gian để bơm hóa chất tuần hoàn.

Dung dịch tẩy rửa sẽ được châm trực tiếp theo đường nước vào tháp giải nhiệt.

Hóa chất sẽ được bơm tuần hoàn từ bồn trung gian lên đỉnh tháp, tẩy rửa toàn bộ thiết bị.

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt tuần hoàn được thực hiện khép kín để đảm bảo bề mặt các bộ phận trong tháp tiếp xúc thường xuyên với hóa chất vệ sinh.

Sau khi đổ hóa chất vào tháp thì chúng ta bắt đầu mở các van cần thiết trong tháp và đường ống.Bật bơm nước lên để hóa chất có thể chạy tuần hoàn trong ống và tháp để tẩy rửa hết các chất bẩn cũng như cặn canxi, magie…

Người dùng cần đảm bảo cho hóa chất tẩy rửa tuần hoàn liên tục tối thiểu 5 tiếng để tiêu diệt toàn bộ rong rêu, vi sinh vật…..

Bước 5:

Sau một thời gian chạy tuần hoàn trong tháp giải nhiệt, thì chúng ta bắt đầu xả hóa chất. Khi xả phải cho hóa chất trung hòa chất tẩy rửa trước khi xả nước ra môi trường.

Đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Sử dụng hóa chất trung hòa chạy tuần hoàn trong hệ thống để trung hòa lượng axit còn dư, đồng thời tiếp tục loại bỏ triệt để vi sinh vật, cáu cặn,…

Bước 6:

Sau khi xả hết hóa chất thì người dùng tiến hành cho nước chạy tuần hoàn trong đường ống đồng thời xả toàn bộ hóa chất trên đường ống. thay nước cho hệ thống tháp giải nhiệt, chạy máy bơm liên tục cho tới khi nước đạt độ trung tính [pH = 7] là đạt yêu cầu.

III, Cách vệ sinh linh kiện tháp giải nhiệt :

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt và vệ sinh linh kiện tháp giải nhiệt.

Các phụ kiện tháp giải nhiệt đều cần được vệ sinh sạch sẽ.

Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc để đảm bảo hiệu quả làm việc ổn định và có tuổi thọ dài lâu.

Sau khi xịt rửa, bạn cần lắp lại các linh kiện đúng vị trí ban đầu để tháp có thể vận hành bình thường.

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt và bảo trì linh kiện của tháp là:

1, Cách vệ sinh vỏ bồn và đế bồn.

Vì được chế tạo từ vật liệu sợi thủy tinh chống gỉ, chống ăn mòn nên chúng ta không cần sơn lại vỏ bồn hay đế bồn sau một thời gian đưa vào sử dụng. Thay vào đó, bạn cần dùng nước và xà phòng, xịt rửa toàn bộ vỏ bồn, đế bồn khỏi rong rêu, cặn bẩn, bụi, mạng nhện, giữ lưới lọc luôn sạch sẽ là được.

2, Làm sạch ống chia nước.

Người sử dụng tháp giải nhiệt rời ống phân phối nước để xịt rửa sạch bụi bẩn, rong rêu hay cặn bám. Việc này giúp đảm bảo hiệu suất phân phối nước của thiết bị luôn ổn định cùng thời gian. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần lắp lại ống chia nước như ban đầu.

Chú ý góc độ của ống phải tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

3,Vệ sinh đầu phun nước.

Nếu chưa tới chu kỳ kiểm tra nhưng đầu phun đã có biểu hiện quay quá chậm so với thông số đưa ra hoặc đột ngột dừng quay thì người dùng cần kiểm tra xem đầu quay, khung đỡ có bị vướng bụi bẩn, rong rêu,… không. Nếu đã thực hiện xịt rửa sạch cặn bẩn trên đầu phun mà vẫn không cải thiện được khả năng làm việc của tháp giải nhiệt nước thì bạn nên thay thế linh kiện này.

4,Bảo dưỡng cánh quạt.

Người dùng thực hiện kiểm tra và vệ sinh cho cánh quạt tháp giải nhiệt.

Đảm bảo điều chỉnh độ nghiêng cánh đạt chuẩn như thiết kế ban đầu.

5,Làm sạch tấm tản nhiệt và các linh kiện khác.

Bạn có thể sử dụng máy rửa xe áp lực cao, kết hợp với hóa chất chống bám cặn.

Đối với các linh kiện khác của tháp làm mát nhà xưởng, người dùng nên vệ sinh, sơn chống gỉ định kỳ các phụ tùng bằng kim loại của tháp làm mát nước; đồng thời chống rêu mốc, bụi bẩn trên các bộ phận này để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định với hiệu quả cao.

IV, Chạy thử nghiệm sau khi vệ sinh :

Sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt thì ta tiến hành chạy thử nghiệm.

Mở và điều chỉnh toàn bộ van nước theo yêu cầu kỹ thuật.

Tiến hành châm nước cho thiết bị .

Đảm bảo mức nước đủ yêu cầu.

Tránh trường hợp lượng nước ít quá gây ảnh hưởng đến hoạt động tháp.

Kiểm tra các phao nước có đóng mở tốt không.

Khi nước thấp phao sẽ đóng điện để đưa nước vào hệ thống.

Khi đủ nước thì phao sẽ tự động ngắt điện, rồi chạy thử nghiệm.

Kiểm tra độ ồn và rung của tháp sau bảo dưỡng.

Nếu tháp làm việc ổn định, không rung ồn nhiều.

Kiểm tra nhiệt độ nước vào và ra sau khi vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt.

Nhiệt độ nước đầu ra đạt yêu cầu thì chứng quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt đã đạt tiêu chuẩn.

Thông thường sau 6 tháng sử dụng liên tục tháp giải nhiệt thì khi bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống cần phải thay dầu một lần. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trên tháp, đảm bảo lượng dầu không bị hao hụt, nếu cần thì phải bổ sung ngay.

Chủ Đề