Có nên bắt đầu một mối quan hệ fwb không

Trước khi bước vào mối quan hệ friend with benefit, bạn cần cân nhắc, hiểu rõ tâm tư, mong muốn của hai bên: Chính bản thân mình và đối phương muốn gì cho mối quan hệ này. Sau đó cùng trao đổi rõ ràng và thẳng thắn với nhau trước khi bắt đầu mối quan hệ FWB như:

  • Cả hai đã đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm về mặt cảm xúc và những rủi ro có thể xảy ra sau này như: các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai, có cảm xúc dính mắc với người kia,…
  • Cả hai có thể làm đúng nguyên tắc quan tâm nhau, quan hệ tình dục với nhau nhưng không xen vào các mối quan hệ xung quan khác hay đòi hỏi về tương lai như mối quan hệ nghiêm túc hay hôn nhân
  • Luôn luôn tôn trọng, tử tế với nhau

Việc không thực hiện cam kết, hay không có điều lãng mạn xảy ra không có nghĩa là hai bên không quan tâm đến sức khoẻ tình dục của nhau. Quan hệ tình dục bình thường vẫn cần sự tử tế và sự nhạy cảm để hai bên điều được hạnh phúc, thỏa mãn và an toàn về sức khoẻ.

Nên tránh friend with benefit khi nào?

Nếu bạn thuộc người truyền thống có mong muốn có mối quan hệ cổ điển thì đây không phải là mối quan hệ bạn nên thử. Bởi bạn sẽ không thích sự lấp lửng, và quan hệ chung với người khác trong các mối quan hệ.

>>> Xem thêm: Làm sao để có tình một đêm nóng bỏng và lãng mạn như ý?

Cách giữ mối quan hệ friend with benefit lành mạnh

Đặt ra cho cả hai nguyên tắc và những giới hạn

Nên làm rõ những mong đợi của cả hai. Trao đổi những hành vi tình dục mà bạn mong muốn cũng như giới hạn bạn có thể chấp nhận được. Cách tương tác với nhau, không tham gia và liên quan tới những mối quan hệ khác, sự riêng tư của đối phương.

Giao tiếp cởi mở

Luôn trao đổi một cách cởi mở, thành thật với nhau. Để tránh sự nhầm lẫn, hiểu sai tín hiệu từ đối phương, vô tình tạo cảm giác tổn thương cho một trong hai

Thỏa thuận hai bên

Để tránh sự đau đớn hay tình huống khó xử sau này, bạn nên thỏa thuận về thời gian cho mối quan hệ. Biết khi nào nên kết thúc mối quan hệ nếu nó không phải là cảm xúc hay mối quan hệ độc hại. Ví dụ sau khi quan hệ tình dục, bạn không cảm thấy hạnh phúc mà lấp đầy bởi sự hối hận và thất vọng. Lúc này, cả bạn cần chân thật và trò chuyện với đối tác FWB của bạn có nên kết thúc hay không.

Làm rõ mong đợi và các điều kiện của đối tác

Khi bước vào mối quan hệ FWB, bạn cần hiểu rằng đây không phải là một mối quan hệ một một [một vợ một chồng]. Trên thực tế, một trong hai bạn có thể có các mối quan hệ FWB khác. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe thể chất, sức khỏe tình dục thì bạn cũng nên chú ý sức khỏe tinh thần, cảm xúc của mình. Bởi bạn cần hiểu rằng mối quan hệ FWB có thể kết thúc bất cứ lúc nào, với bất kỳ lý do gì.

Lưu ý nên luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ và cần kiểm tra thường xuyên các bệnh về lây truyền tình dục STI để không có hệ luỵ nuối tiếc sau này.

>>> Đọc thêm: Khi ham muốn tình dục sau khi chia tay tăng cao

Hy vọng bạn đọc đã cho mình câu trả lời friend with benefit là gì và những điều được và mất trước khi bước vào mối quan hệ friend with benefit. Để giữ mối quan hệ friend with benefit lành mạnh, từ đó đảm bảo sức khỏe tinh thần và sức khỏe tình dục được an toàn cho chính mình!

Một mối quan hệ thường được giữ riêng giữa hai người. Một mã số có khả năng dao động thất thường hơn cả doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán: FWB.

FWB – Friends with Benefits Là Gì?

FWB là một tình bạn giữa hai người không có mối quan hệ lãng mạn hay ý định hẹn hò với nhau, nhưng lại có thể lên giường cùng nhau. Benefits – lợi ích được nhắc tới trong tình bạn này chính là những lợi ích tình dục mà hai người có thể có được mà không cần cam kết với nhau về một mối quan hệ dài lâu hay đáp ứng mọi điều kiện bất-thành-văn giữa hai người yêu nhau thường có. Về lý thuyết là như vậy.

FWB không phải một khái niệm quá mới mẻ, nhưng nhiều người thường rụt rè khi thực sự nghĩ tới việc này. Việc được sinh ra và lớn lên trong một xã hội Á Đông truyền thống khiến tôi lo lắng [có lẽ là] nhiều hơn cần thiết về việc “Nếu ai đó biết mình có một mối quan hệ thế này, họ sẽ đánh giá mình ra sao?”. Nếu bạn cũng đang lo lắng tương tự thì hãy nghe lời từ một người đi trước: chỉ cần bạn và đối tác FWB của mình thống nhất rõ với nhau về giới hạn chia sẻ mối quan hệ với người khác, và nhớ rằng mình không phải là tâm điểm vũ trụ trong tâm trí của bất cứ ai ngoài bản thân, thì mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Bạn Được Gì Từ FWB ?

Một mối quan hệ FWB, hoá ra mang lại nhiều hơn là “benefit” đơn thuần mà ai cũng hiểu:

  1. Được đáp ứng nhu cầu sinh lý của bản thân một cách tích cực: Khi đối phương là một người mình chân thành yêu quý như một người bạn, trải nghiệm vừa đủ thân mật nhưng cũng vừa đủ khoảng cách để vẫn có thể “thật thà” với nhau về việc người kia thích gì và không thích gì, điều mà đôi khi chúng ta vẫn ái ngại với chính những người yêu cũ của mình vì không muốn làm tổn thương cảm xúc của họ. Mỗi lần sau sẽ đều tuyệt vời hơn lần trước, vì thực sự thấu hiểu nhu cầu và sở thích của nhau.
  2. Có được một người bạn đặc biệt: Không thể phủ nhận sự gắn bó trở nên mạnh mẽ hơn sau khi đã "gần gũi" cùng nhau. Những buổi đi chơi, cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn, dễ dàng chia sẻ, lắng nghe nhau hơn, và cũng có xu hướng chăm sóc nhau nhiều hơn một chút. Sự chiều chuộng này đối với phụ nữ thực sự là một benefit bổ trợ ngọt ngào.
  3. Bạn trở nên độc lập, tích cực và hạnh phúc hơn: Bởi cảm xúc lẫn cơ thể đều được đáp ứng đầy đủ, mà không phải thực sự hẹn hò cùng ai. 

Trong những thời điểm thăng hoa của mối quan hệ, bạn sẽ cảm thấy mình đã đạt được một một cú “life-hack” thành công tới mức… tiết kiệm được nhiều thời gian vô cùng. FWB như một mối quan hệ cho phép bạn chỉ cần trải nghiệm những gì đẹp đẽ nhất của tình yêu như là ăn uống, hẹn hò và ngủ nghỉ, mà không cần phải bỏ thời gian xây dựng nó thông qua những tranh luận, cãi vã, hay thậm chí là để tâm đến những người xung quanh họ.

Vậy Bạn Có Mất Gì Từ FWB Không?

Có chứ! Nếu không có những nhược điểm, mọi người sẽ không bao giờ chủ động chấm dứt mối quan hệ FWB của mình.

  1. Luôn phải thận trọng để giữ cân bằng: Quá nhiều tình cảm, và mối quan hệ sẽ trở nên phức tạp. Quá ít liên lạc, thì mối quan hệ sẽ trở nên rời rạc. Bạn luôn phải rất cẩn thận để liên lạc và trò chuyện với đối phương vừa đủ nhiều, vừa đủ ít, vừa đủ thân mật, vừa đủ khoảng cách để cả hai đáp ứng được nhu cầu FWB của mình. Đôi khi việc này cũng hơi mệt mỏi. 
  2. Mất một người bạn: Không giống như những mối quan hệ Tinder, bạn không thể dứt khoát chấm dứt FWB mà không có một lí do nào khác ngoài việc… không muốn nữa. Điều này không thể tránh khỏi gây tổn thương cho người đối diện.
  3. Mất động lực để tìm kiếm một mối quan hệ thực-sự: Khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng một cách quá dễ dàng, tôi như hoàn toàn mất đi mong muốn có một người yêu nghiêm túc. Bạn sẽ giật mình nhận ra sự nguy hiểm của việc này khi nghĩ tới tương lai, liệu mình có thể có một mối quan hệ FWB mãi được không? Và nếu mãi được, thì chẳng phải đấy chính là người yêu, người bạn đời của mình rồi hay sao? Liệu mình có muốn người ấy, ở trong vai trò ấy hay không? Hàng vạn câu hỏi nối đuôi nhau khiến bạn nhận ra rằng không ổn rồi, mình phải nghiêm túc hơn với tương lai tình cảm của mình thôi.

“Nothing worth having ever comes easy” [Không điều gì có giá trị mà lại đến một cách dễ dàng cả]. Một mối quan hệ FWB có thể dễ dàng đến, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc đấy không phải, và cũng không nên, là một mối quan hệ lâu bền trong cuộc sống của bạn. FWB sẽ là một mối quan hệ hoàn hảo để bạn duy trì trong một khoảng thời gian ngắn, giúp bạn lấy lại cân bằng và những cảm xúc tích cực trong cuộc sống của mình, sau đó mạnh mẽ bước tiếp khi đã được “sạc pin”. Đấy không nên là mối quan hệ duy trì dài hạn, bởi khi ấy nó không khác gì cách bạn trốn tránh việc xây dựng một mối quan hệ thực sự bền vững cho tương lai của mình. Hãy tỉnh táo bắt đầu FWB vào đúng thời điểm, và cũng kết thúc khi cần thiết, bạn nhé!

Chủ Đề