Có nên cho trẻ uống trước siro ho

Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con, nên thậm chí còn dự trữ siro ho sẵn trong tủ lạnh để bất cứ khi nào con ho hắng là có thuốc để dùng ngay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây  

Có nên cho trẻ uống trước siro ho

Ảnh minh họa 

Nói đến siro ho chắc hẳn nhiều ông bố bà mẹ không còn xa lạ gì bởi ít nhất đã từng cho trẻ uống chế phẩm này để cắt cơn ho Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con, nên thậm chí còn dự trữ siro họ sẵn trong tủ lạnh để bất cứ khi nào co ho hắng là có thuốc để dùng ngay. Và thực tế, có nhiều trẻ lúc mới đầu được uống siro ho thì cơn ho dứt nhanh chóng, nhưng một thời gian sau, bé như nhờn thuốc vậy, ho kéo dài ngày hơn.

Vậy, có nên dùng siro ho cho trẻ hay không và dùng như thế nào cho đúng. Chúng ta cùng đến với những tư vấn của PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai….

Tiếp tục với một câu chuyện của người mẹ trẻ về trường hợp con mình đã dùng thuốc siro ho như thế nào: Bé Xí Muội được cả gia đình chị Cúc (ở Quận 7, Tp.HCM) "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Mọi biểu hiện khác lạ ở con, chị Cúc đều để ý, lo lắng. Là một bà mẹ yêu thương con song chị lại mắc bệnh... hay lo lắng, đôi khi là thái quá.

Nghe bạn bè bảo, chị mừng rỡ khi biết nếu con ho hắng, sụt sịt, để phòng ngừa thì khi "chớm bị" nên cho bé uống ngay siro, thuốc lành lại dễ uống có vị ngọt. Quả nhiên, bé Xí Muội thích uống thuốc này thật và thuốc cũng có hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng đợt ho gần đây, dù uống thuốc đã được một tuần nay, bé vẫn ho, thậm chí ho dữ dội hơn. Đi khám bệnh, chị mới biết con bị ho kéo dài là do mẹ lạm dụng siro dài ngày trong khi con vẫn bị ra mồ hôi trộm.

Ho là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường có tính chất bảo vệ cơ thể trẻ. Ho giúp cơ thể thực hiện loại bỏ các chất xuất tiết từ đường hô hấp, ho giúp con long đờm, nuốt vào trong hoặc khạc ra bên ngoài được dễ dàng.

Do đó, việc lạm dụng siro ho để ức chế ho, trẻ không ho được sẽ khiến đờm ứ đọng, tắc nghẽn trong đường thở, làm trẻ khó thở và có thể dẫn tới nguy cơ xấu với sức khỏe của trẻ.

Siro ho không phải là cứu cánh cho cha mẹ mỗi khi con bị ho. Và để điều trị ho dứt điểm cho trẻ, trước hết chúng ta cần phải biết được nguyên nhân gây ra cơn ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, nhưng thường gặp là do trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…trong đó đáng ngại nhất là viêm phổi, vì những biến chứng của viêm phổi rất nhanh và nguy hiểm. Vậy làm thế nào để xác định trẻ có bị viêm phổi hay không?...

Còn trong trường hợp trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chúng ta chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho quý vị nhé. Ngoài ra, để giảm thiểu những cơn ho kéo dài của con, cha mẹ nên đảm bảo không gian thoáng đãng cho trẻ, tuyệt đối không hút thuốc trong nhà. Và khi trẻ có dấu hiệu ho kéo dài, tốt nhất bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và để điều trị kịp thời giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Nguồn vovgiaothong.vn 

Trẻ sơ sinh có uống được siro ho hay không là câu hỏi thường gặp của nhiều ba mẹ khi tìm đến các bác sĩ. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chữa ho an toàn cho trẻ sơ sinh, có lựa chọn phù hợp, tránh lạm dụng siro ho cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có cơ thể mong manh, sức đề kháng còn non nớt, dễ mắc các bệnh như: ho, cảm sốt, sổ mũi… Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với các hoạt chất có trong thuốc, thực phẩm, dược liệu… 

1. Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh?

Ho là một biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Cơn ho dai dẳng, thường xuyên làm bé khó chịu, quấy khóc và không thể ngủ yên giấc. Đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị ho, tiếng thở khò khè, nghẹt mũi kèm theo tiếng ho giữa đêm của trẻ luôn khiến ba mẹ luôn lo lắng, sốt ruột và muốn tìm cách chữa trị khẩn cấp. Tuy nhiên, vì cơ thể và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non nớt, ba mẹ cần cẩn trọng trong việc chữa ho cũng như cách dùng siro ho cho trẻ sơ sinh để tránh những sai lầm đáng tiếc. 

Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi có thể là những biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Việc sử dụng thuốc hay siro ho cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và gây nguy hiểm cho trẻ. 

Thông thường, các siro ho thảo dược không có tác dụng cắt phản xạ ho, diệt virut hay vi khuẩn mà chỉ làm giảm kích thích phản xạ ho. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh với mục đích giảm ho, giảm co thắt phế quản và cho bé dễ chịu, ngủ ngon hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và cẩn trọng theo dõi biểu hiện của bé khi dùng. 

Có nên cho trẻ uống trước siro ho
Trẻ bị viêm đường hô hấp sẽ có biểu hiện ho, ngẹt mũi (Ảnh Internet)

2. Những lưu ý khi sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh 

Trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ dị ứng và ngộ độc siro ho khi sử dụng quá liều hoặc dị ứng với một số loại hoạt chất thuộc nhóm á phiện như dextromethorphan - chất này có khá nhiều trong các loại siro ho trên thị trường tại Việt Nam. 

2.1. Theo dõi kỹ trước khi quyết định sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ho khan, húng hắng ho

Bé có thể bị bị dị ứng với thời tiết hoặc dị ứng với thức ăn truyền qua sữa mẹ. Mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh cho bé hít phải bụi bặm, lông động vật … và cần rửa mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ cho con bú cần lưu ý để kiêng các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ như hải sản hoặc các thức ăn lạnh.Trong trường hợp này, các mẹ hãy bình tĩnh quan sát các biểu hiện của bé, không nên sử dụng các biện pháp can thiệp ngay vì bé có thể tự khỏi và ho là phản ứng tốt cho cơ thể nhất là có tác dụng cho sự phát triển phổi ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh ho nhiều, ho khan, tiếng ho không quá nặng nhọc dưới 3 ngày.

Bé có thể bị ho do thời tiết và nhiệt độ phòng. Vì vậy, mẹ cần chú ý giữ ấm cho bé, lưu ý về nhiệt độ và nơi bé nằm, không để gió thổi trực tiếp vào mặt hay cổ bé. Có thể chữa dân gian như bôi dầu tràm làm ấm lòng bàn tay, bàn chân, thêm 4-5 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm cho bé, rửa mũi, xịt mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm giảm dịch nhầy mũi và giảm triệu chứng ho cho bé.

Có nên cho trẻ uống trước siro ho
Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi sử dụng thuốc (Ảnh Internet)

Trẻ sơ sinh ho nhiều hơn 3 ngày, ho có đờm 

Mẹ có thể sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này nhằm giảm ho cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, mua tại các phòng khám và nhà thuốc uy tín, có chỉ định rõ về liều dùng, thời gian dùng, đọc kỹ ngày sản xuất và thông tin hướng dẫn sử dụng ghi trên vỏ hộp và để xa tầm tay của bé.

Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ hãy đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng nhẹ đầu bé cao hơn lưng rồi vỗ nhẹ vào lưng, để bé dễ long đờm, bật đờm ra khỏi đường hô hấp

Lưu ý về gió và nhiệt độ nơi bé nằm, không để gió ngoài trời hoặc gió quạt vào thẳng mặt và cổ bé. Đặc biệt, mẹ cần chú ý giữ ấm hai bàn chân và hai bàn tay của bé.  

2.2. Sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ 

Việc sử dụng siro cho trẻ sơ sinh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng theo liều lượng sử dụng, không được tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng siro ho. Bởi vì, nhiều loại siro ho có thể gây ngộ độc cho bé nếu không sử dụng đúng liều lượng. Một số loại có tác dụng giảm mạnh các triệu chứng ho, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tuy nhiên lại chứng tỏ trong siro ho này có chứa các hoạt chất hóa học. Nếu quá lạm dụng và sử dụng sai liều lượng siro ho cho trẻ sơ sinh có thể gây hại cho bé: ngộ độc, dị ứng, phản ứng phụ… 

Có nên cho trẻ uống trước siro ho
Cần tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước khi sử dụng siro ho cho bé (Ảnh Internet)

2.3. Sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh sao cho hiệu quả?

Không nên cho trẻ uống siro trước khi đi ngủ: 

Trong trường hợp cho trẻ sơ sinh uống siro ho trước khi đi ngủ, chất đường trong siro ho sẽ bám vào khoang miệng trẻ sơ sinh và đường trong máu cũng tăng lên. Do vậy, trẻ sơ sinh sẽ khó ngủ nếu uống siro ho trước khi đi ngủ 

Không nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn

Uống siro trước bữa ăn sẽ làm ức chế tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt với trẻ đang bú sữa mẹ trẻ sẽ không còn hứng thú với nguồn sữa. 

Không nên cất đi cho lần sau dùng

Nhiều mẹ có thói quen lưu trữ và cất giữ siro kho trẻ không dùng hết. Đây là một cách làm không tốt vì có thể khiến siro bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, tốt nhất nên bỏ đi, lần sau sẽ tùy vào trạng thái bệnh để mua loại siro khác cho phù hợp. 

Không tự chế siro hoặc cho trẻ dùng các loại siro không rõ nguồn gốc

Nhiều mẹ được giới thiệu các loại siro dược liệu tự chế do truyền tai về công dụng đặc trị, thuốc gia truyền… Tuy nhiên nếu không phải sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và kiểm tra, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi vì có thể gây hại cho trẻ. 

Các mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé! Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến siro ho, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh hoặc các vấn đề về thuốc, các bạn vui lòng liên hệ Dược sỹ Omi để được tư vấn! 

OMI PHARMA – Tiên phong vì sức khỏe Việt

🏠 CS1: Tòa 21B5, KĐT Green Stars, 234 Phạm Văn Đồng, Hà Nội

🏠 CS2: Tòa A, CC Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Hà Nội

☎ 08 6868 0303

🌏 https://www.omipharma.vn/

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.