Con gái giống cha con trai giống mẹ

Tôi giống mẹ. Và tôi tự hào vì điều này, dù đời mẹ tôi khổ nhiều hơn vui, vất vả nhiều hơn thảnh thơi, có lúc không nghèo nhưng cũng nhiều lúc nghèo. Chỉ biết cắm cúi lao động, chẳng biết hưởng thụ là gì. Cuối đời thì mẹ tôi quên hết. Bà bị lẫn nặng. Quên hết nghĩa là được hóa giải.

Ngẫm lại đời tôi giống mẹ, đúng là chịu nhiều vất vả. Không khổ thân thì khổ tâm, không giống ai thì bị ghét, mà muốn giống ai cũng không được, cứ phải là mình, thế thôi.

Tôi nhớ mẹ tôi chưa bao giờ thổ lộ những nỗi khổ của mình với ai, kể cả với tôi là đứa con độc nhất. Có thể bà thổ lộ với cây xanh, với giếng nước, với bầu trời? Tôi không biết. Nhưng tôi biết, không thổ lộ được thì nỗi khổ tăng lên gấp nhiều lần.

Bây giờ, khi nỗi khổ vì dịch bệnh đè lên đất nước, đè lên mỗi người dân nghèo, đó là nỗi khổ từ ngoài xâm nhập vào, rồi lại từ trong ra, chẳng biết đâu mà lường, chẳng biết đâu mà tránh.

Phật nói đúng, “Đời là bể khổ”, mà biển thì mênh mông, đời người lại vô cùng hữu hạn. Bao nhiêu nhà hiền triết nói mãi viết mãi không ra cái điều mà Phật chỉ nói một câu gọn, có dịch ra trăm thứ tiếng cũng chỉ mấy từ đó thôi. Nhưng nói vậy không có nghĩa Phật bi quan. Ngài chỉ cảnh báo về những hiện thực đau lòng trên cõi thế gian này, còn làm sao để “phá chấp” thoát vòng khổ nạn, thì đó lại thuộc về những bài học, những triết lý, những soi đường của Phật. Và những hành động của con người. Tôi không rành kinh Phật, nhưng với câu nói “Đời là bể khổ” của Đức Ngài, tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này: dù đời là bể khổ chăng nữa, thì mình cứ phải sống đúng như một con người, với nhân cách của một con người bình thường, và sẵn sàng chịu đựng những khổ nạn cùng mọi người, với mọi người. Không có một đặc ân nào giúp mình thoát cái “bể khổ” đó cả, và giả sử một mình “ên” thoát khỏi bể khổ, thì có khi còn khổ hơn, vì làm sao có thể sống sung sướng một mình, bạn nhỉ?

Sinh thời, mẹ tôi không hề nghĩ xa xôi thế. Bà cứ cặm cụi sống, vất vả lao động, luôn ân cần hòa hiếu với mọi người, giúp ai được cái gì thì ráng giúp, không bao giờ dạy con mà chỉ thầm mong con mình sống không hư hỏng, sống như một người tốt bình thường. Tôi giống mẹ tôi ở điểm ấy, không dạy con, chỉ thầm mong con sống tốt. Ở đời, tiền bạc rất quý, nhưng còn nhiều thứ quý hơn tiền bạc, mình chỉ cần biết như thế cũng là được rồi.

Đã có lúc tôi nghĩ, triết lý cốt lõi của đạo Phật là chuyển động, tất cả đều chuyển động, không ngừng nghỉ. Trong dịch bệnh, con người chợt ngộ ra nhiều lẽ, chợt bừng sáng lên lòng nhân ái, chợt thấy mình phải sống tốt hơn, phải nghĩ tới người khác nhiều hơn, phải làm gì đó vì những người đang cần mình. Và như thế, mình đã chuyển động, như Phật dạy, trong lặng lẽ.

“Một thế giới không có tình yêu thương là một thế giới chết”, văn hào Albert Camus đã viết như vậy, và tôi coi câu viết đó là đỉnh cao của triết học.

Con trai giống mẹ, với tôi, là giống ở sự nhẫn nhịn. Mẹ tôi suốt đời sống nhẫn nhịn. Và tôi cũng học mẹ mình để sống được như thế.

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương nghĩa là gì.

(kinh nghiệm)Một quan niệm duy tâm về tướng số cho rằng con gái có khuôn mặt giống cha sẽ giàu có, còn con trai giống mẹ sẽ nghèo khổ.
  • bắn súng không nên phải đền đạn là gì?
  • cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương là gì?
  • ai biết ngứa đâu mà gãi là gì?
  • ăn có nhai, nói có nghĩ là gì?
  • đời cha ăn mặn, đời con khát nước là gì?
  • nói thánh nói tướng là gì?
  • chửi chó, mắng mèo là gì?
  • khôn dồn ra mặt, què quặt hiện ra chân tay là gì?
  • khô chân, gân mặt, đắt tiền cũng mua là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương có nghĩa là: (kinh nghiệm)Một quan niệm duy tâm về tướng số cho rằng con gái có khuôn mặt giống cha sẽ giàu có, còn con trai giống mẹ sẽ nghèo khổ.

Đây là cách dùng câu con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương. Thực chất, "con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Từ xưa, ông cha ta đã có câu nói rằng: “Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời”. Nếu nhà nào sinh con gái có nhiều điểm giống cha về ngoại hình, đây được cho là nét tướng giàu sang phú quý. Ngược lại, nếu gia đình có con trai mà vẻ ngoài giống mẹ nhiều hơn, đây lại là điềm báo cuộc sống về sau khốn khó, vất vả. Tuy nhiên, liệu quan niệm này có đúng hay không, khoa học có nghiên cứu nào lý giải được một cách rõ ràng nhất?

Vì sao người xưa thường nói: “Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời” - Sự thật khoa học đã tìm ra câu trả lời

Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ ĐH Binghamton (New York, Mỹ), những đứa trẻ sinh ra với ngoại hình giống cha có xu hướng khỏe mạnh hơn khi tròn 1 tuổi. Trên thực tế, các đường nét trên khuôn mặt không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Có điều theo như giả thuyết của các nhà nghiên cứu, những người cha thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho con nếu đứa trẻ giống mình. Tất nhiên, điều này mang lại rất nhiều lợi ích.

Điều quan trọng cần nắm được là nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những gia đình chưa kết hôn hoặc đã chia tay. Các dữ liệu được lấy từ nghiên cứu mang tên Fragile Families and Child Wellbeing - FFCW (tạm dịch: Gia đình dễ đổ vỡ và an sinh trẻ em), với 456 gia đình như vậy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình người cha dành nhiều hơn bình thường 2,5 ngày trong tháng để chơi với con, nếu đứa trẻ có ngoại hình giống mình.

Theo nhà nghiên cứu Solomon Polachek (Đại học Binghamton), vai trò của người cha trong việc nuôi dạy trẻ rất quan trọng. Khi trẻ được cả bố và mẹ quan tâm, sức khỏe của chúng cũng phát triển mạnh hơn. Đây cũng được cho là lý do khi nói “con gái giống cha giàu ba họ”, ngụ ý là con cái được cha quan tâm, chăm sóc tích cực sẽ phát triển đồng đều về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Thực tế đã chứng minh phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông. Tuy nhiên, điều này không phải do các ông làm việc, ăn chơi hoặc rượu chè quá mức, mà lỗi này thuộc về ADN được truyền lại từ người mẹ. Giới chuyên gia di truyền gọi đây là “lời nguyền của mẹ”, do các gen “tạo phản” có thể gây nên vô số vấn đề cho sức khỏe đàn ông.

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia của Đại học Otago tiến hành nghiên cứu ruồi giấm và cá trong hơn một thập niên, với kết quả thu được cho thấy những đột biến trên ADN chỉ trở nên có hại khi được truyền từ mẹ sang con trai, theo trang tin DM. Trong khi đó, trời phú cho các cô con gái có được năng lực miễn dịch đối với gen “tạo phản” khi nhận chúng từ mẹ, nhưng khi truyền sang con trai, các đột biến trên ADN có thể khiến chúng gặp những vấn đề về tim mạch, não bộ, cơ bắp và thần kinh. Tất nhiên, Giáo sư Gemmell cũng nói rõ rằng cần thêm các yếu tố khác để giải thích tại sao phụ nữ lại sống thọ hơn đàn ông, và cánh đàn ông không thể nào cứ đổ lỗi thừa hưởng gen xấu từ mẹ.

Dương Huyền (Theo Công lý & xã hội)