Con khỉ có tên gọi khác là gì

Đây là loại cây bụi, sống nhiều năm, cao 1-2 m, thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác.

Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", cây con khỉ chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ và nhiều dưỡng chất khác.

Cây con khỉ không có độc tính, có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); bảo vệ gan.

Theo nghiên cứu của độc lập của nhiều nhà nghiên cứu, cây con khỉ có chứa một số chất có khả năng kháng u (vú, gan, biểu mô) khá tốt.

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Cây củ khỉ

Cây sọ khỉ hay còn gọi là cây củ khỉ, hồng bì núi, sơn hoàng bì, vương tùng, thuộc họ cam Rutaceae.

Đây là cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang thành bụi, cao 2-4 m. Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím, mọc nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Lá củ khỉ có nhiều tinh dầu: Trong cành lá tươi có 1,4-1,6 % tinh dầu; lá khô có 5% tinh dầu. Rễ củ khỉ có vị đắng, hơi cay và mát. Lá và rễ cây này đều dùng trong những trường hợp cảm cúm, nhức đầu, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp, đau bụng.

Gần đây, nhiều nơi cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức.

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Cây xương khỉ

Cây xương khỉ còn gọi là mảnh công, bìm bịp, thanh tiễn, trúc tiết, tiểu tiếp cốt. Đây là loại cây nhỏ, mọc hoang thành bụi, có thể cao tới 3 m.

Cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương…

Các nghiên cứu cũng cho thấy, cây xương khỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.

Riêng lá của cây xương khỉ có nhiều công dụng: Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Lá tươi giã đắp chữa sưng mắt, hoặc đem xào nóng dùng bó trật gân, sưng khớp, gãy xương; giã với lá cây mò hoa trắng lọc lấy nước chữa trẻ em bị bệnh lưỡi trắng.

Dân tộc H’mông ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái dùng lá tươi giã nhỏ, vắt lấy nước nhỏ mũi để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất công hiệu.

Toàn cây xương khỉ phối hợp với một số vị thuốc khác hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, khớp xương sưng đau, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương.

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Cây lông khỉ

Cây lông khỉ còn gọi là cẩu tích, cây lông cu ly, cù liền, cù lần, kim mao, thuộc họ cẩu tích.

Cây có thân thường yếu, nhưng cüng có thể cao 2,5-3 m. Lá lớn có cuống dài 1-2 m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Cây lông khỉ mọc hoang trong rừng ẩm, ven suối ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh miền núi thấp phía Bắc.

Cây lông khỉ vị hơi đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận. Chủ trị: Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều. Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu.

Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Cây nhả khỉ cáy

Cây nhả khỉ cáy là tiếng Tày dùng để gọi cây hy thiêm, tên khác là chó đẻ hoa vàng, cúc dính, cứt lợn, co boóng bo (Thái), thuộc họ cúc Asteraceae.

Đây là cây thân thảo sống hằng năm, cao 30-60 cm, cành có lông, mọc hoang nhiều ở miền núi thấp và trung du phía bắc nước ta từ Nghệ An trở ra.

Nhả khỉ cáy vị đắng, tính lạnh, có độc ít, vào 2 kinh, can, thận.

Tác dụng: Khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giảm độc, an thần, hạ huyết.

Cây được thu hái cả cây khi có hoa để làm thuốc uống trị chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, trị ung nhọt sưng độc, phong thấp tê bại, đau nhức, khớp sưng nóng đỏ, đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều (thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác).

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Nấm đầu khỉ

Nấm đầu khỉ hay còn gọi là nấm hầu thủ - một loài nấm vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc.

Nấm hầu thủ thường hình cầu hoặc hình elip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rủ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng trông như bờm sư tử.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra hợp chất trong nấm đầu khỉ làm tái sinh trưởng neuron, có ý nghĩa to lớn trong phục hồi thoái hóa thần kinh, cải thiện chứng mất trí nhớ do lão suy, gia tăng thông minh và cải thiện phản xạ.

Còn theo tài liệu của Trung Quốc, nấm hầu thủ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phục hồi niêm mạc dạ dày, chữa loét ruột, nâng cao năng lực đề kháng, chống mệt mỏi, chống oxy hóa, làm giảm mỡ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống lão hóa, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư…

Con khỉ có tên gọi khác là gì
Hầu khương

Hầu khương còn gọi là cốt toái bổ, hộc quyết, cây thu mùn, cây tổ rồng, cây tổ phượng, tắc kè đá… thuộc họ ráng Polypodiaceae.

Đây là cây sống lâu năm, phụ sinh trên thân các cây lớn hoặc sống trên các hốc đá. Do bị khai thác nhiều nên được ghi trong Sách đỏ Việt Nam để lưu ý bảo vệ.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ được đồ chín rồi phơi hoặc sấy khô.

Cốt toái bổ dùng làm thuốc uống chữa thận hư (suy giảm nội tiết) tai ù, lưng đau, gối mỏi, đau xương, sưng khớp, ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, chảy máu chân răng, dùng ngoài lấy thân rễ tươi giã nát đắp lên vết thương.

Khỉ còn tên gọi khác là gì?

Khỉ hay hầu là một những loài động vật 4 chân thuộc lớp thú và bộ linh trưởng.

Tại sao gọi mãi mãi là con khỉ?

Trong từ tổ đẳng lập "khỉ khọn" dùng để chỉ tính nghịch ngợm của thiếu nhi, thiếu niên, mà tiếng Nam có hai từ riêng là "khọn" và "mai", dùng để chỉ khỉ mà nói chung người miền Bắc không hay. Miền Bắc cũng có hai từ riêng dùng để chỉ loài động vật này là "tườu" và "bú dù" thường là tiếng dùng để chửi mắng.

Con khỉ có nguồn gốc từ đâu?

Khỉ Aye-aye phát âm tiếng Việt như là khỉ ai-ai (danh pháp hai phần: Daubentonia madagascariensis) hay còn gọi là khỉ chỉ hầu là một loài vượn cáo có nguồn gốc từ quần đảo Madagascar. Chúng được ông Geoffroy miêu tả cấp chi năm 1795 và Gmelin miêu tả cấp loài năm 1788.

Con khỉ thích ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của chúng là quả, hạt, lá, nõn cây, cỏ, một số bộ phận khác của cây và một số động vật không xương sống. Gần 100 loài cây được dùng làm thức ăn. Khi nuôi nhốt, tùy vào lịch trong tuần mà sẽ bổ sung trái cây tráng miệng theo mùa cho khỉ như chuối, táo, lê, dưa hấu.