Con nghiện điện tử có cách nào cứu không

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng chơi trò chơi điện tử ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần. Rối loạn vì chơi game sẽ áp dụng cho những người chơi quá mức và độ nghiêm trọng đủ để dẫn đến suy giảm đáng kể các hoạt động cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

Bỏ học, không làm bài tập về nhà, không tham gia vào các hoạt động thể thao, giao tiếp xã hội yếu hoặc mất hứng thú với các hoạt động khác trong cuộc sống là những biểu hiện nhẹ. Nặng hơn còn dẫn tới rối loạn nhận thức, nghĩ thế giới thực như thế giới ảo, ăn trộm tiền của bố mẹ, thậm chí còn làm ra những điều phạm pháp.

Vậy làm thế nào để con bạn bớt nghiệm game khi chúng đang sống trong xã hội công nghệ và tự do? Dưới đây là một số mẹo để loại bỏ chứng nghiện trò chơi video của trẻ:

1. Nói chuyện thẳng thắn trước khi con tiếp cận: Giải thích cho bé rằng đó là một trò giải trí và đó không phải là cuộc sống của chúng. Làm cho trẻ nhận thức được rằng thành công trong thế giới trò chơi là ảo và không liên quan gì đến thành công ngoài đời thực. 

Thật đáng giá để kiếm được điểm trong cuộc sống thực [bằng cách đạt điểm cao, kiếm được tiền thật, học một kỹ năng hữu ích trong cuộc sống thực] so với trong thế giới giả tưởng.

2. Xác định thời gian hợp lý để con bạn chơi điều độ: Thời gian tốt sẽ là 1 tiếng vào mỗi ngày thường và tối đa 2 - 3 tiếng vào cuối tuần.

3. Đặt quy tắc cụ thể cho giới hạn thời gian chơi trò chơi và chắc chắn về điều đó: Hãy nói rõ cho con bạn biết cụ thể bạn cho phép chơi bao nhiêu thời gian và con bạn phải đảm bảo sẽ thực thi nghiêm chỉnh. Thỉnh thoảng cho trẻ một chút ngoại lệ nếu con có thành tích học tập tốt hoặc làm được điều gì đó tốt.

4. Đưa ra hình phạt cụ thể cho việc không tuân theo quy tắc: Bạn có thể cấm con bạn chơi game trong một tuần nếu bé vượt quá giới hạn thời gian cho phép.

5. Biến thời gian trò chơi thành phần thưởng: Làm cho thời gian chơi trò chơi của con bạn phụ thuộc vào việc thực sự hoàn thành hoặc không đạt được mục tiêu. 

Ví dụ, bạn có thể cho phép trẻ chơi vào những ngày đi học nếu bé duy trì bài tập sau khi bố mẹ kiểm tra còn nếu không, bé chỉ có thể chơi vào cuối tuần. Hoặc cho phép con bạn chơi chỉ khi bé đã làm xong việc đề ra.

6. Theo dõi thời gian trò chơi: Có rất nhiều trò chơi theo cấp độ. Khi con chinh phục được vòng 1 sẽ vào được vòng 2, vòng 3… và hết giờ bố mẹ cho phép, con sẽ năn nỉ hoặc xin xỏ để được chơi thêm. Vì thế kiểm soát đừng để con chơi những trò khiến con bị cuốn đến mê muội.

7. Sử dụng các công cụ để đặt giới hạn cho thời gian trò chơi: Ví dụ cài đặt chế độ hẹn giờ ở máy tính hoặc điện thoại. Sau 1 tiếng thiết bị sẽ tự ngắt.

8. Đặt máy chơi game hoặc máy tính của con bạn ở nơi bạn có thể nhìn thấy - điều này sẽ khiến bé biết rằng bạn đang theo dõi giờ chơi game của bé và bạn có thể biết bé có chơi quá mức không.

9. Giới thiệu cho con bạn những điều thú vị khác để mang lại sự thích thú và thậm chí có thể kiếm được điểm thực tế - Chúng có thể bao gồm từ các hoạt động thể chất như chơi thể thao, đạp xe hoặc chạy đến ít thể chất hơn, như đọc, học chơi một nhạc cụ hoặc đi chơi với bạn bè.

10. Rủ anh em họ hoặc bạn bè của con bạn để giúp bé quên việc chơi game và tham gia các hoạt động vui chơi khác.

11. Làm cho con bạn thoát khỏi tình trạng vượt quá giới hạn - Trong trường hợp xấu nhất, khi con bạn bị rối loạn chức năng vì bạn bố mẹ cố gắng hạn chế chơi game, bạn có thể khóa trò chơi hoặc gỡ cài đặt nó khỏi máy tính cho đến khi con bạn nhận ra rằng chúng có thể sống mà không cần game.

Trong những trường hợp cực đoan, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ nhi khoa để chữa chứng nghiện của con bạn trong trò chơi điện tử. Hãy can thiệp sớm và dứt khoát, đừng trì hoãn hoặc nghĩ làm thế vì thương con.

Theo Vietnamnet.vn

  • 18:00 21/01/2022
  • Xếp hạng 4.8/5 với 20330 phiếu bầu

Nghiện game là tình trạng tâm thần thuộc nhóm rối loạn do những hành vi có tính nghiện ngập. Rối loạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của trẻ. Phụ huynh cần có biện pháp giải quyết khi thấy con có biểu hiện của nghiện game.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện internet bao gồm mất kiểm soát sử dụng internet, hậu quả lo âu đau khổ rõ ràng [vì không được sử dụng internet], lơ đãng, tính tình thay đổi, không hòa đồng, lên cơn đòi sử dụng máy tính để chơi game, giảm giao tiếp với những người xung quanh, giảm khả năng làm việc và kết quả học tập sút kém. Một người được coi là nghiện game khi chơi trên 6 giờ/ngày và không sử dụng internet để học hành trong thời gian trên 6 tháng.

Nghiện internet có thể là nguyên nhân gây tăng mưu toan tự sát nếu trẻ nghiện game bị trầm cảm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan rõ rệt giữa nghiện internet và các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hành vi tự sát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất gây nghiện.

Các kết quả các nghiên cứu đã chứng minh sử dụng internet dài ngày có thể dẫn tới giảm các chất chuyển vận dopamine làm ứ đọng dopamine ở khe tế bào thần kinh. Hậu quả là có quá nhiều dopamine gây kích thích tế bào thần kinh kế cận dẫn tới tăng khoái cảm và phấn khích.


Tình trạng giảm nồng độ các chất vận chuyển dopamine xảy ra trong các trường hợp sử dụng các chất gây nghiện và các hành vi nghiện ngập khác. Nghiện internet cũng gây giảm cảm giác đối với việc mất tiền bạc. Do đó có thể làm trẻ dửng dưng không lo ngại về hành vi của chúng, dẫn đến khó khăn tâm lý, xã hội và việc làm.

Cho đến nay, các nghiên cứu về hình ảnh não bộ đã chứng minh sự thay đổi cấu trúc và chức năng hoạt động của não ở những đối tượng có nguy cơ nghiện internet.

Hoạt động của não có thay đổi ở những đối tượng có nguy cơ nghiện internet

Đưa con đến gặp bác sĩ để tư vấn. Phụ huynh có thể đối chiếu các câu hỏi này với trẻ và gặp bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ.

  • Trẻ có tự thấy bản thân cần cắt giảm việc chơi game lại hay không?
  • Trẻ có cảm thấy khó chịu khi nhận những lời chỉ trích từ việc chơi game hay không?
  • Trẻ có bao giờ cảm thấy chơi game là một việc làm không tốt?
  • Có phải game là thứ đầu tiên trẻ nghĩ đến khi thức dậy vào buổi sáng?
  • Có sự thay đổi tiêu cực nào về tâm lý hay không từ khi bạn bắt đầu thói quen này?
  • Trẻ có thấy bản thân mình giảm những mối quan hệ xã hội – mất liên lạc với bạn bè, gia đình?
  • Hiệu suất tại trường học hay nơi làm việc của trẻ giảm sút mà không có điều gì khác có thể lý giải?

Ngoài ra, phụ huynh cần giải thích để trẻ có một cái nhìn tổng quát về các rối loạn tâm thần mắc phải khi chơi game quá nhiều. Khi giải thích, phụ huynh cần kết hợp giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game. Không nên quá cấm cản trẻ, vì thông thường càng cấm trẻ lại càng muốn khám phá thêm.

Phụ huynh cũng nên theo dõi thường xuyên các thay đổi hành vi của trẻ. Gọi hoặc gặp bác sĩ tư vấn ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.

Trẻ cần được bác sĩ thăm khám ngay nếu có các biểu hiện bất thường

LÀM MẸĐồ chơi cho trẻ từ 0 - 12 tháng

Hết cái tuổi biếng ăn khóc lóc thì đến tuổi sểnh ra 1 tý là dính vào smart phone các mẹ ạ. Làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử đây ạ các chị? Con em năm nay cũng vào đúng cái độ tuổi đi học, mà không hiểu sao bắt trước bạn bè kiểu gì mà ham mê chơi điện tử thế. Mà mỗi lần em cáu lên là chỉ có quát và đánh đòn thôi. Em kêu trời kể khổ với con bạn thân, hỏi làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử liền bị nó gạt phăng đi, bảo không cần phải lo lắng rồi quát to thế đâu, có khi chỉ phản tác dụng chứ chẳng được gì. Rồi nó cũng kể về trường hợp cu cậu ở nhà luôn. Sau khi áp dụng chiêu độc, dù chỉ mới cất tiếng nhỏ nhẹ hay liếc mắt qua thì thằng bé cũng tự khắc vào quy củ, bỏ luôn máy điện thoại xuống, hay rời khỏi máy tính. Đúng là làm mẹ lắm vấn đề cần phải suy nghĩ quá. Chuyện là con trai nhà bạn thân em cũng là 1 thánh nghiện game luôn. Dù biết trò chơi điện tử chỉ mang tính chất giải trí nhưng ảnh hưởng của nó sau đó là 1 tác hại không thể ngờ tới. Từ lúc có bộ trò chơi điện tử là cu cậu cứ cắm đầu cắm cổ vào mà chơi không để ý đến mọi thứ xung quanh. Ban đầu con bạn em không để ý sau mới thấy những dấu hiệu không ổn cho lắm. Nào là con trai chị ấy từ chăm chỉ học giỏi thành lười học bị điểm kém, hay gây gổ với bạn bè, tinh thần và thể trạng luôn mệt mỏi như kiểu thiếu ngủ ấy ạ. Đỉnh điểm là vụ ngồi tiểu ngay tại chỗ vì quá mê mải trò chơi điện tử. Sau đấy bạn em đã áp dụng ngay chiêu độc này để chấm dứt tình trạng đó xảy ra. Tác hại của game online là gì? - Học hành sa sút: Theo em tìm hiểu thêm thì có một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 học sinh nghiện game, thì chỉ có 1/10 đạt kết quả trung bình trong học tập, còn lại đều đạt kết quả dưới trung bình. Điều này cho thấy rằng game online ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của các bé đấy ạ. Chúng ta ai cũng chỉ có 24h/ngày, một lẽ đương nhiên, khi con dành nhiều thời gian cho game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm. - Mất dần khả năng giao tiếp: Nếu tính riêng game online thì chỉ có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng là các bé không hề giao tiếp thực trong đó. Tất cả đều là những mối quan hệ ảo. Các bé cũng ít có thời gian giao tiếp với người thân trong nhà do hầu hết tâm trí và thời gian đều tập trung vào game online, hoặc kể cả bạn trong lớp. Các con sẽ không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do quen với những ký tự viết tắt, các ngôn ngữ giao tiếp trong game đó ạ. - Dễ bị đam mê bạo lực và làm gia tăng tệ nạn xã hội: Game online dễ gây nghiện, chúng khiến người chơi đặc biệt là các con khi còn nhỏ quên mất bản thân còn những công việc khác trong cuộc sống cần phải hoàn thành. Những người nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn quên ngủ, quên mục đích học hành, có nhiều trường hợp vì nghiện game, các bé đã bỏ học, khiến gia đình lo lắng. Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh. Vậy làm gì khi con bị nghiện trò chơi điện tử? 1. Tuyệt đối không dùng bạo lực với con Đây là một điều cấm kỵ mà các bậc phụ huynh không nên dùng trong cách ứng xử với con cái, nhất là với những đứa trẻ nghiện game. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên nghĩ đó là lỗi tại con mà hãy xem xét thật kỹ xem nó có liên quan đến những cái khác như cách giáo dục của cha mẹ, sự ức chế trong các mối quan hệ, bị bạn bè rủ rê… Nếu trong hoàn cảnh này, chúng ta chỉ biết cứng nhắc dùng bạo lực với con, đánh con để con sợ mà bỏ game; hay đánh con để răn đe và làm gương cho những đứa trẻ khác trong gia đình. Thế nhưng, những việc làm đó chỉ là vô nghĩa mà đôi khi còn phản tác dụng. Trong suy nghĩ của con hiện tại, nó đang bị cuốn vào vòng xoáy của game và sự đam mê ở đó. Đồng thời những đứa trẻ như vậy thường chán học và rất bướng, nếu bạn có ý định đánh con để con bỏ điện tử thì khó có thể thành công được. 2. Không xem game là xấu xa, tác hại độc tới con mình Thật ra các trò chơi điện tử trên mạng không phải là việc làm xấu, mà chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó trở nên bị lạm dụng. Thế nhưng, với người lớn chúng ta, chỉ cần chơi game là không tốt rồi, và các trò chơi đó cũng là xấu. Chúng ta đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình. Nếu là một đứa trẻ không ham mê game thì chắc chắn bạn sẽ cho con chơi để giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Nếu con bạn học tốt thì game sẽ được các bạn cho con dùng một cách thoải mái. Vì vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta không nên nhìn phiến diện một phía về vấn đề này. 3. Ra điều kiện để con được chơi game, cũng như lên lịch chơi game Nghiện game cũng giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá vậy, nó rất khó bỏ được. Có nhiều phương pháp mà các bậc phụ huynh sử dụng để giúp con hết nghiện game và có một điều rất hiệu quả đó là ra điều kiện với con. Những đứa trẻ thường thích được thưởng, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Con làm tốt, ba mẹ sẽ thưởng cho con; nếu con làm sai con phải chịu phạt. Cũng như vậy, nếu con học tốt ba mẹ sẽ cho con chơi game chứ không phải cày game 1-2 tiếng/ ngày và ngược lại. 4. Uốn từ nhỏ Đây là việc quan trọng mà tất cả các bậc phụ huynh cần phải làm từ khi con đang còn nhỏ. Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy, dạy con không chỉ là dạy về kiến thức, dạy về cuộc sống mà cũng cần uốn nắn con về việc này. 5. Nghiêm khắc khi lắng nghe chứ không phải nghiêm khắc không lắng nghe con cái Có nhiều gia đình con cái không chịu nghe lời cha mẹ cũng chỉ vì cha mẹ quá nghiêm khắc khiến con cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Nghiêm khắc là tốt, là cách để con biết sợ và biết có nên làm hay không nên làm gì. Nhưng nghiêm khắc cũng phải biết lắng nghe. Cái gì đáng nghiêm khắc thì cha mẹ nên nghiêm khắc, cái gì không thì cũng nên hiểu biết và lắng nghe con. Có những việc con làm con muốn nói cho ba mẹ biết, có những chuyện con muốn nói để ba mẹ hiểu con hơn. Nếu cha mẹ thật sự lắng nghe con thì con sẵn sàng chia sẻ cũng như tâm sự với cha mẹ. 6. Cho con gặp bác sĩ tâm lý Có lẽ nhiều chị khi nghe đến vấn đề này hẳn sẽ rất sợ sệt vì nghĩ rằng cần gì mà phải đến bác sĩ tâm lý. Nhưng không hề nhé ạ. Trong trường hợp các vị phụ huynh không thể nào giải quyết được vấn đề cho dù dùng rất nhiều biện pháp cũng như các làm với con thì hãy đưa con đến gặp nhà tâm lý. Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tâm lý, vì chuyện này chuyện khác khiến con ức chế và tìm đến game. Chuyên gia tâm lý sẽ là người khai thác thông tin cũng như giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn. 7. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho con Cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng là một trong những cách hướng trẻ đến việc sử dụng thời gian có ích, xa rời những thú vui tai hại nhiều hơn lợi ich như game online.Lên thời gian cụ thể cho các hoạt động khác của con: Ngoài thời gian học tập ở trường, khi con về nhà, phụ huynh có thể lên một thời gian biểu cho các hoạt động của con song song với thời gian biểu chơi game mỗi tuần. Chẳng hạn như dành thời gian để cho con tìm hiểu chơi một sở thích nào đó; hướng dẫn con chơi một môn thể thao, học cách câu cá, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa… Cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá cho trẻ: Cha mẹ dù bận rộn cũng nên cố gắng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài cùng con. Điều này giúp con năng động hơn, có nhiều kỹ năng xã hội, biết lập kế hoạch thay vì ngồi nhà mải miết chơi game. Trên đây là một trong những cách sưu tầm được của em để trả lời thắc mắc của nhiều mẹ là phải làm gì khi con nghiện trò chơi điện tử nhé ạ.

Video xem thêm: Đã tìm ra cách dạy vợ con hiệu quả nhất năm 2017//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/10/W4rzCqQntt-480x300.jpg

Video liên quan

Chủ Đề