Công thức hóa học của đơn chất kim loại natri là

Giải bài tập hóa 8 bài 9 Công thức hóa học là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn hóa. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em hiểu rõ cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất như thế nào? Công thức hóa học có ý nghĩa gì? Vận dụng để giải bài tập hóa 8 bài 9 Công thức hóa học nhanh chóng, dễ dàng.

thuộc phần: Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử

I. Cách viết Công thức hoá học của đơn chất

- Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm ký hiệu hóa học của một nguyên tố.

1. Đơn chất kim loại

- Hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

* Ví dụ: Cách lập công thức hóa học của các đơn chất đồng, kẽm và sắt là: Cu, Zn, Fe.

2. Đơn chất phi kim

- Với một số phi kim hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học là công thức hoá học.

* Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất tha, lưu huỳnh, phốt pho là: C, S, P.

- Với nhiều phi kim hạt hợp thành là phân tử, thường là 2, thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

* Ví dụ: Công thức hóa học của khí Hidro, Ni tơ, và Oxi là: H2, N2, O2.

II. Cách viết Công thức hóa học của hợp chất

- Hợp chất tạo từ 2 nguyên tố, công thức chung: AxBy

- Hợp chất tạo từ 3 nguyên tố, công thức chung: AxByCz

- Trong đó:

° A, B, C,... là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

° x, y, z,... là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.

* Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước H2O, natri cloru NaCl, Canxi cacbonat là CaCO3 [lưu ý CO3 là nhóm nguyên tử].

III. Ý nghĩa của công thức hóa học

* Công thức hóa học của 1 chất cho biết:

- Nguyên tố nào tạo ra chất;

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất;

- Phân tử khối của chất.

* Ví dụ 1: Công thức hóa học của khí oxi O2 cho biết:

- Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra;

- Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử oxi

- Phân tử khối: 16.2 = 32 [đvC].

* Ví dụ 2: Công thức hoá học của axit sunfuric H2SO4 cho biết:

- Axit sunfuric do 3 nguyên tố: H, S, O tạo thành

- Một phân tử axit sunfuric gồm 2H, 1S, 4O

- Phân tử khối:= 1.2 + 32 + 16.4 = 2 + 32 + 64 = 98 [đvC].

* Một số lưu ý:

- Viết H2 đểchỉ 1 phân tử hidro, khác với khi viết 2H để chỉ 2 nguyên tử hidro;

- Công thức hóa học H2O cho biết 1 phân tử nước cos2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi.[Nói trong phân tử nước có phân tử hidro là SAI];

- Để chỉ 3 phân tử hidro viết 3H2, hai phân tử nước viết 2H2O,... các số 3 và 2 đứng trước là hệ số, phải viết ngang bằng ký hiệu.

IV. Hướng dẫn Giải bài tập hóa 8 bài 9 Công thức hóa học

* Bài 1 trang 33 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ những từ thích hợp:

Đơn chất tạo nên từ một ... nên công thức hóa học chỉ gồm một ... còn ... tạo nên từ hai, ba ... Nên công thức hóa học gồm hai, ba ... Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số ... có trong một ...;

° Lời giải bài 1 trang 33 SGK Hóa 8:

- Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm một kí hiệu hóa học còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử hợp chất.

* Bài 2 trang 33 SGK Hóa 8: Cho công thức hóa học của các chất sau:

a] Khí clo Cl2.

b] Khí metan CH4.

c] Kẽm clorua ZnCl2.

d] Axit sunfuric H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất

° Lời giải bài 2 trang 33 SGK Hóa 8:

a] Khí clo Cl2:

- Khí clo do 2 nguyên tử clo tạo ra

- Có 2 nguyên tử clo trong một phân tử khí Cl2

- Phân tử khối: 35,5.2 = 71[đvC].

b] Khí metan CH4:

- Khí CH4 do 2 nguyên tố H và C tạo ra.

- Có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử H một phân tử CH4

- Phân tử khối : 12 + 1.4 = 16 [đvC].

c] Kẽm clorua ZnCl2:

- Kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.

- Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử ZnCl2

- Phân tử khối: 65 + 35,5.2 = 136 [đvC].

d] Axit sunfuric H2SO4:

- Axit sunfuric do ba nguyên tố là H, S và O tạo ra

- Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử H2SO4

- Phân tử khối bằng: 2.1 + 32 + 16.4 = 98 [đvC].

* Bài 3 trang 34 SGK Hóa 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a] Canxi oxit [vôi sống], biết trong phân tử có 1Ca và 1O.

b] Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H.

c] Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O

° Lời giải bài 3 trang 34 SGK Hóa 8:

a] Phân tử Canxi oxit có 1Ca và 1O nên công thức hóa học là: CaO

- Phân tử khối: 40 + 16 = 56 [đvC].

b] Phân tử Amoniac có 1N và 3H nên công thức hóa học là: NH3

- Phân tử khối: 14 + 3.1 = 17 [đvC].

c] Phân tử Đồng sunfat có 1Cu, 1S và 4O nên công thức hóa học là: CuSO4

- Phân tử khối: 64 + 32 + 4.16 = 160 [đvC].

* Bài 4 trang 34 SGK Hóa 8: a] Các cách viết sau chỉ những ý gì 5Cu, 2NaCl, 3CaCO3.

b] Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.

° Lời giải bài 4 trang 34 SGK Hóa 8:

a] Năm nguyên tử đồng [Cu]

- Hai phân tử natri clorua [NaCl]

- Ba phân tử canxi cacbonat [CaCO3]

b] Ba phân tử oxi: 3O2

- Sáu phân tử canxi oxit: 6CaO

- Năm phân tử đồng sunfat: 5CuSO4

Giải bài tập hóa 8 bài 9 Công thức hóa học do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy hóa học biên soạn, bám sát chương trình SGK mới hóa học lớp 8. Được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải hóa 8 giúp các em tiện tra cứu, tham khảo để học tốt môn hóa học 8. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.

Câu hỏi: Công thức hóa học của đơn chất

Trả lời:

– Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

Bạn đang xem: Công thức hóa học của đơn chất

– Với đơn chất kim loại: Hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học.

Ví dụ: Công thức hóa học của các đơn chất kim loại đồng, kẽm, nhôm,… lần lượt là Cu, Zn, Al,….

– Với đơn chất phi kim:

+ Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau [thường là 2], nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu.

Ví dụ: Công thức hóa học của khí oxi, khí hiđro … là O2, H2 …

+ Một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức.

Ví dụ: Công thức hóa học của photpho, lưu huỳnh… là P, S …

Đây là phần kiến thức liên quan đến Đơn chất và hợp chất, hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị tham khảo thông tin sau nhé!

1. Đơn chất là gì?

a. Khái niệm

– Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.

– Kim loại natri tạo nên từ nguyên tố Na.

– Kim loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.

=> khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.

* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

– Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

– Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không có ánh kim.

*Kết luận:

– Đơn chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.

– Gồm 2 loại đơn chất : Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

– Đơn chất phi kim xuất hiện bên phải trong bảng tuần hoàn hóa học. Đơn chất kim loại thường tồn tại ở thể lỏng hoặc khí. Đây là những đơn chất có tính cách nhiệt, cách điện, không có màu ánh kim, thường có màu tối. Ví dụ như khi Clo [Cl], khí Oxi [O], khí Natri [Na],…

– Đơn chất kim loại là gì? Nó có khác gì so với đơn chất phi kim? Trái ngược với đơn chất kim loại, trong bảng tuần hoàn hóa học nó được nhìn thấy ở phía bên trái. Đơn chất kim loại được cấu tạo từ nguyên tử. Đơn chất kim loại chủ yếu tồn tại ở thể rắn. chúng có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có màu ánh kim, sáng bóng, dễ uốn nắn, đôi khi có từ tính. Ví dụ như đồng [Cu], nhôm [Al], sắt [Fe], Vàng [Au], Bạc [Ag],…

b. Đặc điểm cấu tạo đơn chất

– Đặc điểm cấu tạo của đơn chất bao gồm 2 đặc điểm chính: cấu tạo đơn chất kim loại và cấu tạo đơn chất phi kim. Trong đó, đơn chất kim loại thì các nguyên tử sắp xếp khít nhau và tuân theo một trật tự, quy tắc nhất định. Đơn chất phi kim thì các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2. Ví dụ tiêu biểu như Nitơ có công thức hóa học là N2, Oxi là O2,…

c. Công thức hóa học của đơn chất là gì?

– Cách viết công thức hóa học của đơn chất cũng khá đơn giản, bao gồm kỹ hiệu hóa học của một nguyên tố. Cụ thể:

+ Đối với đơn chất kim loại, hạt hợp thành là nguyên tử do vậy kí hiệu hóa học được coi là công thức hóa học. Ví dụ như Cu, Fe, Zn là công thức hóa học lần lượt của đồng, sắt, kẽm.

+ Đối với đơn chất phi kim, chia thành hai cách viết công thức. Đầu tiên, tương tự đơn chất kim loại, một số phi kim hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hóa học là công thức hóa học. Thứ hai, với những phi kim hạt hợp thành là phân tử [thường là 2], thêm chỉ số ở chân kí hiệu. Ví dụ để hiểu rõ hơn là công thức hóa học của Hidro là H2, Oxi là O2,…

2. Hợp chất là gì?

a. Khái niệm

Ví dụ:

– Nước: H2O gồm nguyên tố H và nguyên tố O.

– Muối ăn: NaCl gồm nguyên tố Na và Cl.

– Axit sunfuric: H2SO4 gồm nguyên tố H, S và O.

* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

b. Công thức hóa học của hợp chất là gì?

– Hợp chất là chất được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Công thức viết của hợp chất tạo từ 2 nguyên tố là AxBy . Công thức hóa học của hợp chất được tạo nên từ 3 nguyên tố là AxByCz. Trong đó:

+ A, B, C,… là các chữ cái kí hiệu hóa học của các nguyên tố

+ x, y, z,… là các số nguyên chỉ số lượng nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất. Trường hợp các chỉ số này bằng một thì không cần ghi.

Ví dụ: Một số công thức hóa học của hợp chất như Canxi cacbonat là CaCO3, Natri clorua là NaCl,…

c. Phân loại

* Hợp chất trong hóa học được phân làm nhiều loại:

– Hợp chất vô cơ: Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.

– Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxide, acid, base, muối.

+ Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:

+ Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.

VD: SO2, CO2,…

+ Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 base tương ứng.

VD: CaO, Fe3O4,…

+ Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 base tương ứng.

VD: Al2O3, ZnO,…

+ Oxide trung tính: Là những oxide không có acid hay base nào tương ứng [còn gọi là oxide không tạo muối].

VD: CO, NO,…

– Hợp chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ là 1 lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa C, ngoại trừ các carbide, cacbonat, cacbon oxide [mônoxide và dioxide], xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat [đường], là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.

VD: rượu, acid axetic,…

d. Phản ứng hóa học của hợp chất

Một hợp chất có thể được chuyển đổi thành một thành phần hóa học khác nhau bằng cách tương tác với một hợp chất hóa học thứ hai thông qua một phản ứng hóa học.

Trong quá trình này, liên kết giữa các nguyên tử bị phá vỡ trong cả hai hợp chất tương tác, và sau đó liên kết được cải tổ để các liên kết mới được tạo ra giữa các nguyên tử.

Theo sơ đồ, phản ứng này có thể được mô tả là AB + CD → AD + CB, trong đó A, B, C và D là mỗi nguyên tử duy nhất; và AB, AD, CD và CB là mỗi hợp chất duy nhất.

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 8, Hóa Học 8

Video liên quan

Chủ Đề