Công thức tính lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp [tiếng Anh: Gross Profit] là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.

Hình minh họa. Nguồn: Nam Trung Safety

Định nghĩa

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp trong tiếng Anh là Gross Profit. Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.

Thuật ngữ liên quan

Tỉ suất lợi nhuận gộp [Gross Profit Margin] là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

Đặc trưng

- Lợi nhuận gộp đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng lao động và vật tư của họ trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như:

+ Nguyên vật liệu

+ Lao động trực tiếp 

+ Hoa hồng cho nhân viên bán hàng 

+ Phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng 

+ Thiết bị

+ Phí vận chuyển

Công thức xác định

- Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Những số liệu này có thể được tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.

- Xác định lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán [COGS]

Ví dụ: Một doanh nghiệp thu 200.000 đô la doanh thu bán hàng. Chúng ta hãy giả sử rằng chi phí hàng hóa bao gồm 20.000 đô la mà nó chi cho sản xuất vật tư, cộng với 80.000 đô la mà nó phải trả cho chi phí lao động.

Lợi nhuận gộp của công ty trong trường hợp này là 200.000 - [20.000 + 80.000] = 100.000 đô la.

Có thể nói, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, công ty tự hào có mức lãi gộp 100.000 đô la.

Lưu ý

- Lợi nhuận gộp được sử dụng để tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp. Cụ thể:

Tỉ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận gộp được tính bằng công thức:

Tỉ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

- Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế [EBIT], là phần lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

[Tài liệu tham khảo: Gross Profit, Investopedia]

Minh Lan

Trong kế toán, lợi nhuận gộp, tổng lợi nhuận, lợi nhuận bán hàng, hoặc doanh số bán hàng tín dụng là sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi khấu trừ chi phí chìm, lương bổng, thuế và trả lãi. Điều này khác với lợi nhuận hoạt động [thu nhập trước lãi và thuế]. Lãi gộp là cụm từ thường được sử dụng ở Hoa Kỳ.,[1] trong khi lợi nhuận gộp là việc sử dụng phổ biến hơn ở Anh và Úc.

Kế toánCác khái niệm cơ bảnNiên độ kế toán · Dồn tích · Ghi sổ · Các cơ sở tièn mặt và dồn tích · Dự báo dòng tiền · Sơ đồ tài khoản · Nhật ký đặc biệt · Kế toán sức mua mặt hàng không đổi · Giá vốn hàng bán · Điều kiện tín dụng · Kế toán theo giá thị trường · FIFO và LIFO · Ưu đãi · Giá thị trường · Nguyên tắc phù hợp · Ghi nhận doanh thu · Cân đối · Thực thể kinh tế · Hoạt động liên tục · Nguyên tắc trọng yếu · Đơn vị kế toánCác lĩnh vực kế toánChi phí · Ngân sách · Tài chính · Pháp lý · Công · Xã hội · Quỹ · Quản trị · Thuế [Hoa Kỳ] · Thuế [Việt Nam]Các loại tài khoản kế toánTài sản · Tiền mặt · Giá vốn hàng bán · Khấu hao tài sản cố định · Chi trả từng kỳ · Vốn chủ sở hữu [tài chính] · Chi phí · Uy tín [kế toán] · Khoản nợ [kế toán tài chính] · Lợi nhuận [kế toán] · Doanh thuCác báo cáo tài chínhBáo cáo thường niên · Bảng cân đối · Lưu chuyển tiền tệ · Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu · Kết quả kinh doanh · Báo cáo tài chính · Báo cáo lợi nhuận giữu lại · Lưu ý · Thảo luận và phân tích quản lý · XBRLCác chuẩn mực kế toánCác chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi · Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi · Thống nhất các chuẩn mực kế toán · Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế [IFRS] · Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế · Nguyên tắc kế toán quản trịSổ sách kế toánHệ thống ghi sổ kép · Báo cáo đối chiếu tài khoản · Nợ và Có · Kế toán FIFO và LIFO · Nhật ký chung · Sổ cái · Sổ cái chung · Tài khoản chữ T · Bảng cân đối kiểm traKiểm toánBáo cáo kiểm toán · Kiểm toán tài chính · GAAS / ISA · Kiểm toán nội bộCác chứng nhận kế toánCA · CPA · CCA · CGA · CMA · CAT · CIIA · IIA · CTPCon người và tổ chứcKế toán viên · Các tổ chức kế toán · Luca PacioliPhát triểnLịch sử kế toán · Ngiên cứu · Kế toán thực chứng · Đạo luật Sarbanes-Oxley

Hộp này:

  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Các khoản khấu trừ khác nhau [và các chỉ số tương ứng của chúng] từ doanh thu thuần đến thu nhập ròng như sau:

Doanh thu thuần = tổng doanh thu - [chiết khấu khách hàng + lãi + phụ cấp] Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán Tỷ suất lợi nhuận gộp = [[doanh thu thuần - giá vốn hàng bán] / doanh thu thuần]× 100%. Lợi nhuận hoạt động = tổng lợi nhuận - tổng chi phí hoạt động Thu nhập ròng [hoặc lợi nhuận ròng] = lợi nhuận hoạt động - thuế - lãi

[Lưu ý: Chi phí bán hàng được tính khác nhau đối với doanh nghiệp bán hàng so với nhà sản xuất.]

  • Giá vốn hàng bán [COGS]
  • Thu nhập trước lãi, thuế, giảm giá và khấu hao [EBITDA]
  • Biên lợi nhuận [tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu thuần]
  • Lãi gộp [chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất]
  • Chi phí bán hàng, tổng hợp và quản lý [SG & A]
  • Thu nhập ròng
  • Báo cáo thu nhập

  1. ^ Horngren, Charles [2011]. Accounting, 9th Edition. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. ISBN 0132569051.Quản lý CS1: địa điểm [liên kết]

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lợi_nhuận_gộp&oldid=62911795”

Lợi nhuận gộp [tiếng Anh là Gross Profit] hay lãi gộp là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Hoặc có thể hiểu lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu thuần khấu trừ đi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

 

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động cũng như vật tư trong quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ; thông tin thường xuất hiện trong bảng sao kê thu nhập của doanh nghiệp. Tùy vào phương thức sản xuất sẽ có nhiều loại chi phí dao động như: 

– Giá mua nguyên liệu trong thực tế đã bao gồm chi phí vận chuyển.

Chi phí chi trả cho nhân công.

– Lượng chi phí hao hụt.

– Chi phí thiết bị.

– Phí thẻ tín dụng của khách hàng.

– Chi phí vận chuyển chế phẩm như: phí nhập kho, chi phí sản xuất trong từng công đoạn,…. 

Đặc trưng của lợi nhuận gộp

Cách tính lợi nhuận gộp

Như đã đề cập ở trên thì lợi nhuận gộp là thông tin không thể thiếu trong các bản báo cáo thu nhập của công ty. Nhân viên kế toán có thể tìm thấy các số liệu này trên các bản báo cáo thu nhập của mỗi công ty, doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp được xác định theo công thức sau: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng bán

Ví dụ: Bạn sản xuất một bộ bàn ghế và đem bán ra thị trường với mức giá là 800.000 đồng. Trong đó tổng chi phí mua nguyên vật liệu là 200.000 đồng và chi chi phí cho công nhân là 200.000 đồng. Vậy lợi nhuận gộp của bộ bàn ghế này sẽ là

800.000 – [ 200.000 + 200.000 ] = 400.000 đồng

Như vậy doanh thu của sản phẩm là 800.000 đồng sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán là 400.000 đồng thì mức lợi nhuận gộp của sản phẩm còn lại là 400.000 đồng. 

Cách tính lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp [tiếng anh là Gross Profit Margin] là một chỉ số được sử dụng để phản ánh, đánh giá mô hình kinh doanh cũng như sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bằng việc tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Công thức tính tỷ số lợi nhuận gộp như sau: 

Tỷ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Hệ số này giúp người đọc biết được với mỗi đồng doanh thu mang về có thể tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp được xem là một chỉ số vô cùng hữu ích khi so sánh khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực hoạt động, ngành nghề.

Những công ty, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì chứng tỏ công ty đó làm ăn với mức lãi suất cao hơn và có khả năng kiểm soát nguồn chi phí bỏ ra hiệu quả hơn. Nhờ tỷ suất này các công ty, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp để có thể phát triển, cạnh tranh, vượt mặt các đối thủ của mình. 

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì

Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế?

Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi là EBIT. Số liệu này được sử dụng để đo lường mức lợi nhuận mà doanh nghiệp hay những nhà đầu tư thực hiện trước khi thanh toán các khoản lãi vay và chi phí thuế nếu có. Lợi nhuận trước thuế thường được đề cập trên các báo cáo thu nhập giao dịch, lợi nhuận hoặc thua lỗ. 

Lợi nhuận trước thuế là khoản thu được nhờ việc lấy doanh thu khấu trừ đi các khoản chi phí cho ra kết quả là lợi nhuận gộp, từ thu nhập này khấu trừ các khoản chi để cho ra mức thu nhập trước lãi và thuế. Còn lợi nhuận gộp bản chất chỉ là giá trị hàng hóa bán ra đã trừ đi chi phí sản phẩm.

Tóm lại về lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Cách tính lợi nhuận gộp theo công thức sau: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng bán

Video liên quan

Chủ Đề