Công ty mới thành lập năm 2023

CHỦ ĐỀ: “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở”.

11 CHỈ TIÊU:

Phát triển tăng thêm 1.100.000 đoàn viên công đoàn; thành lập 1.282 CĐCS tại DN có từ 25 CNLĐ trở lên;

Giới thiệu 194.715 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam;

Thành lập mới Ban nữ công quần chúng ở 1.115 công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước theo qui định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp: 1.195 đơn vị;

Kiểm tra tài chính tại công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước: 400 đơn vị;

Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức tại 69.644 cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị người lao động tại 3.233 doanh nghiệp nhà nước và 35.421 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước;

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở 3.233 doanh nghiệp nhà nước và 43.497 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước;

Ký mới thỏa ước lao động tập thể ở 1.648 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn [ký lần đầu tiên];

Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca ở 3.797 doanh nghiệp theo mức quy định tại Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”;

Tổ chức Tháng Công nhân năm 2023 ở 50.892 công đoàn cơ sở;

Có thêm 3.627 doanh nghiệp thực hiện việc nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam.

5 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GỒM:

Một là, tập trung tổ chức thành công Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Hai là, nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động, nhất là ở khu công nghiệp, khu chế xuất; tập trung nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Công đoàn [sửa đổi].

Ba là, quan tâm tham gia đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện thu nhập của CBCCVCLĐ; chủ động dự báo tình hình để đề ra các giải pháp hoạt động công đoàn phù hợp và đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhất là liên quan đến việc thực thi các chính sách, chế độ liên quan quyền lợi NLĐ và hoạt động CĐ; vận động NLĐ tiêm nhắc lại các liều vaccine phòng chống Covid-19 đảm bảo an toàn, thích ứng với dịch bệnh Covid-19; tổ chức thương lượng, đối thoại với NSDLĐ để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, trong đó quan tâm nội dung việc làm, thu nhập, đời sống, bữa ăn ca NLĐ.

Bốn là, tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tăng tỷ lệ đoàn viên trên tổng số CNLĐ ở những nơi đã thành lập CĐ, nhất là các DN ở KCN, KCX, KKT, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và những địa bàn tập trung đông DNp. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ CĐCS, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ mới, chú trọng tập huấn về kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, kỹ năng đối thoại, thương lượng.

Năm là, tiếp tục vận động đoàn viên, NLĐ tham gia Chương trình “01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid – 19”, tích cực đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác. Phát động các phong trào thi đua, tổ chức thi đua trên các công trình trọng điểm, gắn biển các công trình, phần việc, sản phẩm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Tạm nộp thuế TNDN 3 quý trước 30/10 theo số tối thiểu 75% số thuế TNDN quyết năm...

27 công việc kế toán cần phải làm vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 như sau:

1. Tạm nộp thuế TNDN 3 quý trước 30/10 theo số tối thiểu 75% số thuế TNDN quyết năm [Điểm này hơi vô lý và đang trình thay đổi nhưng hiện tại chưa có văn bản chính thức nên các bạn cứ làm theo quy định hiện hành.

2. Đối chiếu công nợ: nếu công nợ có sự chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch: Do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Cái này rất quan trọng bởi vì nếu các bạn hạch toán không kịp thời có thể có rủi ro về thuế [ví dụ: Doanh thu ghi nhận muộn thì Thuế truy thu thuế tương ứng bởi phần doanh thu ghi nhận thiếu. Nếu chi phí năm 2021 mà các bạn ghi nhận năm 2022 thì chi phí đó không đúng kỳ dẫn tới rủi ro thuế loại trừ chi phí của năm 2022].

3. Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập Quỹ dự phòngnợ phải thu khó đòi theo quy định: Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%, từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%; từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%. Hạch toán: Nợ TK 642/Có Tk 229. Hồ sơ trích lập dự phòng các bạn tham khảo TT 48 năm 2019

4. Tài sản: thực hiện các công tác kiểm kê tài sản. Nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12/2022 tuy nhiên thực tế đơn vị có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12/2022 mặc dù thực tế có thể khác.

5. Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị… để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ Tài khoản, tên HTK, mã hàng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

Hạch toán nợ 632/Có 229 [phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập]

6. Hồ sơ trích lập dự phòng HTK phải chặt chẽ theo TT 48, nếu ko đáp ứng yêu cầu của TT 48 thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

7. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

8. Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không? để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay. Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng rủi ro bị loại trừ chi phí lãi vay trừ một số trường hợp giải thích hợp lý

9. Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng: nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng

10. Trích trước các khoản chi phí phải trả [những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả…]. Bút toán: Nợ TK 6xx/Có TK 335. Sang năm có chứng từ thì hoàn lại Nợ 335/Có TK liên quan: 111,112,331…]

11. Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm, bút toán nợ TK 1388/Có TK 515. Sang năm nhận lãi hạch toán lại : Nợ 112/Có 138 rồi hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu, nợ 112/Có 515

12. Chạy phân bổ khấu hao, phân bổ TK 242 của các tháng [nếu bạn thống nhất phân bổ theo hằng tháng]

13. Chạy giá hàng tồn kho tháng/quý/năm:tùy DN áp dụng nhất quán như thế nào thì chạy như thế đó

14. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa đăng ký. Lưu ý cá nhân cư trú/không cư trú [không cư trú thường là người nước ngoài, các bạn tham khảo TT 111 để rõ hơn về khái niệm cư trú và không cư trú] ; điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt, cá nhân làm 2 nơi hoặc có nơi vãng lai nhưng nơi vãng lai chưa khấu trừ 10% hoặc tổng thu nhập bình quân nơi vãng lai trên 10 triệu/tháng thì ko thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán.

15. Nếu ai làm cam kết 08/CK-TNCN thì lưu ý thời điểm ký cam kết là thời điểm chi trả nhé chứ không phải là cuối năm làm cho cả năm và ghi ngày ký là cuối năm.

16. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệnhư tiền, công nợ. Lưu ý ko đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131, dư nợ TK 331 [trừ khi hợp đồng kinh tế bị hủy ngang], sở dĩ TT 200 không quy định đanh giá các khoản số dư ứng trước là vì công nợ ứng trước không được hoàn trả bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.

  • Nếu lỗ hạch toán: Nợ 413/Có 131, 331,111,112…
  • Nếu lãi hạch toán: Nơ 131,331,111,112/Có 413…

Sau khi hạch toán xong xuôi, số dư 413 còn bao nhiêu thì hạch toán kết chuyển sang 515 hoặc 635

Lưu ý: Lãi/lỗ do đánh giá tiền và các khoản phải thu là không tính thuế nên khi quyết toán thuế TNDN cần tách rõ lãi/lỗ của khoản này ra khỏi lãi/lỗ của việc đánh giá số dư ngoại tệ phải trả.

17. Nộp tờ khai thuế tháng 12/2022 hoặc quý IV/2022:hạn ngày 20/01 nếu khai tháng, ngày 30/01/2023 nếu kê theo quý: Thuế GTGT, TNCN.

18. Kết chuyển kết quả kinh doanh, sử dụng TK 911: Bút toán: Nợ 511,515,711/Có 911; Nợ 911/Có 632,635,641,642,811…Phần dư còn lại trên 911 kết chuyển vể TK 421: Nguyên tắc các tài khoản từ loại 5 trở đi thì ko có số dư cuối kỳ.

19. Xác định chi phí không hợp lý hợp lệ để đưa vào B4 khi quyết toán thuế TNDN: Nên tổng hợp thành một file excel lưu lại đề phòng sau này cần xem lại: nhiều kế toán sau này thuế về kiểm tra yêu cầu cung cấp thì ko biết trước đây mình đã loại trừ những chi phí gì nên có thể bị thiệt cho doanh nghiệp nếu cơ quan thuế loại trừ trùng lần nữa.

20. Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác như cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác, thu nhập từ đánh giá CLTG từ các khoản tiền và phải thu…[nên lưu file excel lại hoặc ghi rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính]

21. Quyết toán thuế TNDN [Ngày cuối cùng của quý sau ngày kết thúc kỳ kế toán, thường 31/03], lưu ý đối với công ty có vốn FDI/đại chúng/niêm yết phải có Báo cáo kiểm toán. Hạch toán thuế: Nợ 821/Có 3334. Lưu ý lấy theo số tiền trên tờ khai quyết toán với thuế TNDN hiện hành

22. Quyết toán thuế TNCN. Lưu ý xác định ai được ủy quyền, nếu ủy quyền thì phải có mẫu ủy quyền

23. Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đúng hạn [Một số trường hợp đăng ký trước 20/03/2023, một số trước 31/12/2022

24. Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2022[ Với DN áp dụng theo TT 200: Bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh, còn đối với DN Áp dụng TT 133 cần thêm Bảng CĐ tài khoản khi nộp cho cơ quan thuế, còn LCTT thì khuyến khích nhưng không bắt buộc]

25. Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước,hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai. Ví dụ VAT hạn nộp tờ khai ngày 20 tháng sau thì ngày 20 cũng là ngày cuối cùng phải nộp thuế, nếu nộp thuê sau ngày này các bạn sẽ bị phạt chậm nộp thuế

26. Nếu công ty thành lập năm 2022 thì miễn lệ phí môn bài năm 2022 và không phải lập tờ khai môn bài năm 2022, tuy nhiên đầu năm 2023 [tháng 1] thì phải nộp tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài. Nộp một lần rồi thì không cần phải nộp bổ sung trừ khi thay đổi vốn và thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện…

27. Nộp các loại báo cáo,Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan.

Nguồn: Sáng Nguyễn

Chủ Đề