Cư dân lào là ai

Dân số Lào ước tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ. Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó. Thủ đô Vientiane có 740 nghìn cư dân vào năm 2008. Mật độ dân số Lào đạt 27/km2. Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc.


Hơn một nửa dân số (60%) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá tại Lào. Người Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía nam vào thiên niên kỷ 1. 10% dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum. Tại vùng núi miền trung và miền nam, các bộ lạc Môn-Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế. Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào. Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng Kông hay sang Pháp. Lào Theung chiếm khoảng 30% dân số. Các dân tộc vùng cao như H'Mông, Dao, Shan và một số dân tộc Tạng-Miến sống trong các khu vực cô lập tại Lào trong thời gian dài. Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc/văn hoá-ngôn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ Mú, họ là dân tộc bản địa của Lào. Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao. Người Lào Soung chiếm khoảng 10% dân số.

[kkstarratings]

Mỗi một quốc gia đều có một lịch sử hình thành, cũng như chọn cho mình một biểu tượng đặc trưng riêng thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc hoa. Ở Lào – đất nước Triệu Voi xinh đẹp cũng không ngoại lệ.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẤT NƯỚC LÀO – VƯƠNG QUỐC LAN XANG

Nước Lào có tên gọi đầy đủ là “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, nằm ở phía tây bắc bán đảo Đông Dương.

Thời kỳ đầu

Lịch sử Lào thông thường có thể truy nguyên nguồn gốc từ khi Fa Ngum thành lập vương quốc Lan Xang năm 1353, trải qua các thời kỳ phong kiến, chư hầu và thuộc địa của Xiêm, Pháp, Nhật, và độc lập ngày nay.

Người Lào, nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Thái, những người mà cho tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây nam Trung Quốc. Từ Nam Chiếu, người Thái đã di cư dần dần về phía nam, vào sâu trong bán đảo Trung Ấn; sự di cư của họ đã được đẩy mạnh vào thế kỉ 13 khi quân Nguyên Mông của hoàng đế Hốt Tất Liệt xâm chiếm miền Nam Trung Hoa. Cùng với các dân tộc Thái khác, người Lào đã dần dần chiếm lĩnh địa bàn của các bộ lạc thổ dân bản địa (thường được gọi chung là người Kha, nghĩa là “nô lệ”) đã sống từ thế kỉ 5 tại nơi mà nay là nước Lào, dưới quyền cai trị của đế quốc Khmer. Trong các thế kỉ 12 và 13, người Thái thiết lập lãnh địa Muong Swa (sau là Luang Prabang), do các lãnh đạo người Thái cai trị.

Từ khi Fa Ngum dựng nước, những người kế tục ông, đặc biệt là vua Photisarath ở thế kỷ 16 đã giúp đưa Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo chính trong nước. Trong thế kỷ 17, Lăng Xăng rơi vào giai đoạn suy tàn và tới cuối thế kỷ 18, nước Xiêm (Thái Lan hiện nay) đã thiết lập được quyền kiểm soát lên toàn bộ nước Lào ngày nay. Lãnh thổ bị chia thành ba quốc gia phụ thuộc lẫn nhau với quốc gia lớn nhất Luang Prabang ở phía bắc, Vientiane ở trung tâm, và Champasak ở phía nam. Vùng Vientiane Lào đứng lên khởi nghĩa năm 1828 nhưng bị dẹp tan, và vùng này bị sáp nhập vào Xiêm. Sau khi chiếm Việt Nam, người Pháp đưa Lào vào trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thông qua các hiệp ước với nước Xiêm năm 1893 và 1904.

Cư dân lào là ai

Vương quốc Lan Xang

Vương quốc của người Lào Vạn Tượng, hiện nay một số sách báo viết là Lan Xang, Lan Ch’ang (tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: lâansâang, tiếng Trung: 南掌 – Nam Chưởng hay 萬象 – Vạn Tượng) nghĩa là “đất nước Triệu Voi”, được Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara (tức vua Phà Ngùm) thành lập năm 1354.

Phải sống lưu vong từ khi còn nhỏ sang Đế quốc Khmer, hoàng tử Lào từ Xieng Dong Xieng Thong (tên chính thức là Muang Sua sau khi Lào chiếm được nó từ đế quốc Khmer) cuối cùng đã kết hôn với một trong các công chúa của vua Khmer. Năm 1349 bắt đầu từ Angkor với việc chỉ huy của đội quân 10.000 lính, Phà Ngùm đã tổ chức các lãnh địa mà ông chiếm được thành các mường (tương tự như tỉnh ngày nay) và giành lại Xiềng Động Xiềng Thông từ tay bố và anh trai. Phà Ngùm được tôn lên làm vua của Vạn Tượng tại Viêng Chăn, nơi ông đã giành được chiến thắng (trận Phay Nam) vào tháng 6 năm 1354. Vạn Tượng, theo nghĩa đen là “triệu voi”, một cách nói bóng gió tới cỗ máy chiến tranh kinh khủng của ông. Đất nước Vạn Tượng trải dài từ biên giới phía bắc với Trung Quốc tới Sambor phía dưới các thác ghềnh của sông Mê Kông tại khu vực đảo Khong và từ phía đông là biên giới với Đại Việt tới các dốc đứng phía tây của cao nguyên Khorat. Khi đó, nó đã từng là một trong các quốc gia quốc gia lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Muang Sua là vương quốc đầu tiên được các bộ lạc người Lào/Thái thành lập và chiếm đóng từ lãnh thổ của đế quốc Khmer.

Những năm đầu trong thời gian trị vì của Phà Ngùm tại kinh đô Xieng Dong Xieng Thong đã không có biến cố gì. Tuy nhiên, sáu năm tiếp theo (từ 1362 tới 1368), lại là khoảng thời gian bất ổn do mâu thuẫn tôn giáo giữa nhánh Lạt ma giáo trong Phật giáo mà Phà Ngùm theo với Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) truyền thống của khu vực. Ông đã trấn áp khốc liệt sự ủng hộ trong giới bình dân với những ý định chống lại người Mông Cổ và cho phá hủy nhiều chùa chiền. Năm 1368, người vợ gốc Khmer của Phà Ngùm chết. Sau đó ông cưới con gái của vua Ayutthaya, người dường như đã có ảnh hưởng tới các cố gắng kiến lập hòa bình. Ví dụ, bà là người ra lệnh chào đón phái bộ tôn giáo và nghệ sĩ đã mang một bức tượng Phật là Phra Bang tới đây, mà theo tên gọi của nó kinh đô của vương quốc được đổi tên. Bức tượng Phật này cũng đã trở thành vật hộ mệnh cho vương quốc. Tuy nhiên, sự oán hận trong dân chúng vẫn tiếp tục diễn ra và năm 1373 Phà Ngùm phải rút về Muang Nan (nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan). Con trai của ông, Oun Heuan, người phải sống lưu vong tại miền nam Vân Nam, đã quay trở lại để làm nhiếp chính cho đế quốc mà Phà Ngùm đã tạo ra. Oun Heuan chính thức lên ngôi (tức vua Samsenethai – nghĩa là 300.000 người Thái) năm 1393 khi Phà Ngùm chết, đánh dấu sự kết thúc vai trò chúa tế của người Mông Cổ tại khu vực thung lũng trung lưu sông Mê Kông. Các ghi chép lịch sử của người Thái cho thấy Samsenthai và toàn bộ các vị vua tiếp theo của Vạn Tượng (Lào) đều đóng vai trò vua của quốc gia chư hầu cho vương quốc Ayutthaya.

Vương quốc do người Lào, người Thái và một số bộ lạc miền đồi núi khác dựng lên, đã tồn tại trong vùng ranh giới này trong vòng khoảng 300 năm nữa và trong một khoảng thời gian ngắn thậm chí còn mở rộng thêm được về phía tây bắc. Các hậu duệ của Phà Ngùm còn tại vị trên ngai vàng tại Muang Sua, đổi tên nó thành Luang Phrabang, trong gần 600 năm sau khi ông chết, duy trì sự độc lập của Vạn Tượng cho tới cuối thế kỷ 17 thông qua một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ chư hầu với các công quốc nhỏ hơn. Vào cùng khoảng thời gian này, các vị vua của Vạn Tượng cũng phải chiến đấu để đẩy lui các cuộc xâm lấn từ phía Đại Việt (1478-1479), Xiêm La (1536), và Myanmar (1571-1621).

Thời kỳ chia cắt và bị phụ thuộc

Năm 1694, Vạn Tượng rơi vào cảnh tranh giành ngai vàng, và kết quả là nó đã chính thức chấm dứt khi bị phân chia thành ba vương quốc nhỏ – Luang Phrabang ở miền bắc, Viêng Chăn ở trung tâm và Champasak ở phía nam vào năm 1707. Khu vực tỉnh Houaphan có địa vị bán độc lập và tự trị do kết quả của cuộc sáp nhập bởi quân đội Đại Việt cuối thế kỷ 15, đây cũng là sự khởi đầu cho quan hệ triều cống cho các triều đại tại Việt Nam sau này.

Từ giữa thế kỷ 18, các vương quốc lần lượt bị Xiêm xâm chiếm và trở thành các chư hầu của vương quốc Xiêm, người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887 gồm Việt Nam và Campuchia đã gây áp lực với Xiêm và thu hồi lại các tiểu vương quốc trên thành lập vương quốc Ai Lao và đưa Ai Lao vào Liên bang Đông Dương năm 1893.

Cư dân lào là ai

Giai đoạn từ 1945

Trong Thế chiến thứ hai, người Nhật chiếm Đông Dương. Khi Nhật đầu hàng, những người quốc gia Lào tuyên bố độc lập, nhưng tới đầu năm 1946, quân Pháp tái chiếm nước này và chỉ trao cho họ một số quyền tự trị hạn chế. Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Đảng cộng sản Đông Dương đã lập ra tổ chức kháng chiến Pathet Lào nhằm giành độc lập cho Lào. Lào hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những người cộng sản Việt Nam đánh bại và sau Hội nghị Genève năm 1954.

Các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 1955, và chính phủ liên hiệp đầu tiên, do Hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo được thành lập năm 1957. Chính phủ liên hiệp sụp đổ năm 1958 vì sức ép của Hoa Kỳ. Năm 1960 các đơn vị quân đội thực hiện một cuộc đảo chính yêu cầu cải cách và một chính phủ trung lập. Chính phủ liên hiệp thứ hai ra đời, và lại do Souvanna Phouma lãnh đạo, nhưng chính phủ này không giữ được quyền lực. Những lực lượng cánh hữu dưới quyền của tướng Phoumi Nosavan loại bỏ những người trung dung ra khỏi chính phủ cùng trong năm đó.

Một hội nghị Genève lần thứ hai được tổ chức năm 1961-62, quy định tính độc lập và trung lập của nước Lào, nhưng thoả thuận này lại bị cả Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phá vỡ và chiến tranh lại nhanh chóng diễn ra. Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai (1954-1975). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng vùng cán xoong của Lào làm đường vận chuyển hậu cần và chuyển quân từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam. Để chống lại nỗ lực này, Hoa Kỳ thành lập lực lượng của tướng Vàng Pao với mục đích quấy phá các cơ sở và lực lượng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đặt tại Lào. Xung đột cũng diễn ra giữa Quân đội quốc gia Lào và lực lượng Pathet Lào với hậu thuẫn là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong gần một thập kỷ, phần đông nam Lào là nơi phải chịu nhiều trận ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh, khi Hoa Kỳ tìm cách phá huỷ đường mòn Hồ Chí Minh chạy xuyên nước Lào. Khu vực này của Lào cũng nhiều lần bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa xâm lấn (ví dụ Chiến dịch Lam Sơn 719) và các đội thám báo Mỹ thâm nhập với mục đích phá hoại tuyến đường hậu cần trên.

Một thời gian ngắn sau Hiệp định hoà bình Paris dẫn tới sự rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam, một cuộc ngừng bắn diễn ra giữa Pathet Lào và Chính phủ dẫn tới việc thành lập một chính phủ liên minh mới. Tuy nhiên, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không thực sự rút quân khỏi Lào và Pathet Lào vẫn là một đội quân phụ thuộc vào Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ của Việt Nam đã có thể chiếm toàn bộ quyền lực mà chỉ gặp phải một sự chống đối ít ỏi. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nhà vua buộc phải thoái vị và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập.

Chính phủ cộng sản mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo áp đặt nền kinh tế tập trung hoá và đưa nhiều thành viên của chính phủ và quân đội trước đây vào các “trại cải tạo”, trong số đó có nhiều người Hmong. Các chính sách của chính phủ đã khiến 10% dân số phải bỏ nước ra đi. Lào phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Liên Xô thông qua Việt Nam cho tới khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong thập kỷ 1990 đảng cộng sản Lào chấm dứt quản lý kinh tế tập trung hoá nhưng vẫn nắm độc quyền về chính trị.

Lịch sử Lào tới năm 1945

Nước Lào chỉ bắt đầu từ năm 1945. Ý tưởng về một quốc gia Lào riêng biệt được hình thành từ thế kỷ 19, khi những tư tưởng phương tây về đặc tính quốc gia lan tới Đông Nam Á, và khi những bộ tộc nói tiếng Lào bị áp lực từ hai quốc gia mạnh hơn và có ý đồ bành trướng ở bên cạnh là Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam. Biên giới hiện nay của Lào được người Pháp vẽ ra năm 1893 và 1904. Hiện nay “Lịch sử Lào” chính thức được tính từ Vương quốc Lān Xāng, được thành lập năm 1353. Nhưng trên thực tế, Lào có lịch sử chung với người Xiêm và các dân tộc khác thuộc hệ ngôn ngữ Thái, và Lan Xang chỉ là một trong một số vương quốc Thái trong một vùng có một sự thống nhất ngôn ngữ và văn hóa rộng trước khi các cường quốc bên ngoài xuất hiện.

QUỐC KỲ CỦA NƯỚC LÀO

Mỗi một quốc gia đều có một lá cờ riêng khẳng định sự tự do, độc lập của dân tộc. Lào cũng không ngoại lệ. Cờ Lào (quốc kỳ của Lào) cũng trải qua nhiều lần thay đổi.

Từ năm 1893 đến 1952, khi Pháp chiếm Lào và Lào trở thành một phần của Liên bang Đông Dương, Lào sử dụng lá cờ nền đỏ có 3 đầu voi màu trắng ở giữa và có kèm theo lá cờ Pháp ở góc phía trên bên trái.

Cư dân lào là ai

Từ năm 1952 đến 1975, Lào sử dụng lá cờ nền đỏ có 3 đầu voi màu trắng ở giữa. Đây chính là hình tượng của thần Erawan (thần Airavata trong Ấn Độ giáo) và được xem là biểu tượng quốc gia cổ xưa và nổi tiếng nhất của đất nước Lào. Voi trắng cũng là biểu tượng của hoàng gia Lào còn 3 cái đầu tượng trưng cho 3 vương quốc đã hợp thành vương quốc Lào gồm Viêng Chăn, Luông Pha Bang và Xiêng Khoảng. 3 đầu voi này được đặt trên bệ gồm 5 bậc tượng trưng cho luật pháp. Và ở trên đầu voi là nón hình chóp gồm 9 tầng là biểu tượng của ngọn núi vũ trụ Meru (tên gọi thần thánh của núi Himalaya), và cũng là biểu tượng của hoàng gia.

Cư dân lào là ai

Đến ngày 2 tháng 12 năm 1975 cho đến nay, Lào sử dụng lá cờ hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh là 2:3. Lá cờ được chia thành 3 dải ngang gồm một dải màu xanh ở giữa có chiều rộng bằng hai lần chiều rộng của hai dải màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình tròn màu trắng (đường kính bằng 0,8 lần chiều rộng dải xanh). Lá cờ này cũng từng được sử dụng vào năm 1945.

Màu đỏ trên cờ Lào tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập, còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Vòng tròn trắng tượng trưng cho Mặt Trăng trên dòng sông Mekong cũng như sự thống nhất đất nước.

QUỐC HUY CỦA LÀO

Quốc huy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay có dạng hình tròn, viền ngoài bởi hai bó lúa và dải đỏ quấn quanh quốc huy, tượng trưng nước Lào vẫn là một nước nông nghiệp. Phía bên trong là các biểu tượng của Lào như ngọn tháp Thạt Luổng, đập nước Nậm Ngừm. Ngoài ra, còn có hình ảnh của một kên thủy lợi, con đường trải nhựa, cánh đồng ruộng vuông vắn và biểu tượng rừng già, tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và nước phong phú của đất nước Lào.

Phía dưới quốc huy có biểu tượng nửa bánh răng. Trên dải đỏ, có viết ສັນຕິພາບ ເອກະລາດ ປະຊາທິປະໄຕ (“Hòa bình, Độc lập, Dân chủ”) ở phía bên trái và ເອກະພາບ ວັດຖະນາຖາວອນ (“Thống nhất, Thịnh vượng”) ở phía bên phải. Phía dưới là dòng chữ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ (“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”).

Cư dân lào là ai

Quốc huy ban đầu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có hình dạng gần tương tự như quốc huy Lào hiện nay. Tuy nhiên, với Hiến pháp năm 1991, quốc huy cũ được sửa đổi đôi chút, thay biểu tượng ngôi sao đỏ và biểu tượng búa liềm bằng biểu tượng tháp Thạt Luổng để có hình dạng như Hiến pháp Lào quy định:

“Quốc huy của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một vòng tròn mô tả ở phần dưới bằng 1/2 bánh xe răng cưa và ruy băng màu đỏ với dòng chữ “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, có biểu tượng bó lúa chín ở hai bên và dải ruy băng màu đỏ mang dòng chữ “Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống nhất, Thịnh vượng”. Ở giữa là biểu tượng tháp Thạt Luổng nằm giữa vùng khuyên của các bó lúa. Các biểu tượng khác là một con đường, một cánh đồng lúa, rừng và một con đập thủy điện được mô tả ở giữa của vòng tròn”.

PHENG XAT LAO – QUỐC CA CỦA NƯỚC LÀO

Pheng Xat Lao là quốc ca của Lào có từ năm 1947. Khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập vào năm 1975, lời mới được thay cho lời cũ, nhưng giai điệu và tên bài ca vẫn được giữ nguyên.

Lời bài hát theo Tiếng Lào:

ຊາດລາວຕັ້ງແຕ່ໃດມາ ລາວທຸກຖ້ວນຫນ້າເຊີດຊູສຸດໃຈ ຮ່ວມແຮງຮ່ວມຈິດຮ່ວມໃຈ ສາມັກຄີກັນເປັນກຳລັງດຽວ ເດັດດ່ຽວພ້ອມກັນກ້າວຫນ້າ ບູຊາຊູກຽດຂອງລາວ ສົ່ງເສີມໃຊ້ສິດເປັນເຈົ້າ ລາວທຸກຊົນເຜົ່າສະເໝີພາບກັນ ບໍ່ໃຫ້ຝູງຈັກກະພັດ ແລະພວກຂາຍຊາດເຂົ້າມາລົບກວນ ລາວທັງມວນຊູເອກະລາດ ອິດສະລະພາບຂອງຊາດລາວໄວ້

ຕັດສິນໃຈສູ້ຊິງເອົາໄຊ ພາຊາດກ້າວໄປສູ່ຄວາມວັດທະນາ

Chuyển tự Latinh:

Xat Lao Tang Tae Day Ma, Lao Thook Thuan Na Xeut Xoo Soot Chay, Huam Haeng Huam Chit Huam Chay, Samakkhi Kan Pen Kamlang Diao. Det Diao Phom Kan Kao Na, Boo Xa Xu Kiat Khong Lao, Song Seum Xay Sit Pen Chao, Lao Thook Xon Phao Sameu Pab Kan. Bo Hay Fung Chackkaphat, Lae Phuak Khay Xat Khao Ma Lob Kuan, Lao Thang Muan Xoo Ekkalat, Itsalaphab Khong Xat Lao Vai,

Tatsin Chay Soo Xing Ao Xay, Pa Xat Kao Pay Soo Khuam Vatthana.

Lời Việt:

Quốc gia Lào từ ngàn xưa đến nay, tất cả người Lào đều ngợi ca hết lòng, Chung sức chung lòng, đoàn kết thành một khối. Quyết cùng nhau tiến lên, tôn vinh quốc gia Lào, Khuyến khích quyền làm chủ, tất cả các dân tộc Lào đều bình đẳng. Không cho bọn đế quốc, và bè lũ bán nước xâm lăng, Toàn thể dân tộc Lào giữ gìn độc lập, tự do cho quốc gia Lào,

Quyết tâm đấu tranh giành chiến thắng, đưa quốc gia tiến tới thịnh vượng.

HOA CHĂM PA – QUỐC HOA CỦA ĐẤT NƯỚC LÀO

Nhắc tới Lào, người ta nhớ ngay đến Hoa Chăm Pa và ưu ái gọi nơi đây bằng cái tên đẹp mà bình dị: Xứ hoa Chăm Pa, loài hoa thanh khiết và bình dị nhưng không kém phần cao quý.

Nếu Nhật Bản chọn cho mình hoa Anh Đào, Hà Lan có Hoa Tulip rực rỡ, Việt Nam chúng ta có hoa Sen cao quý thì Lào lại chọn cho mình hoa Chăm Pa – bông hoa thanh khiết và gần gũi với đời sống.

Không biết từ bao giờ, loài hoa này đã gắn liền với mỗi người dân đất nước Lào.Hoa Chăm Pa có màu sắc tinh khiết và mùi hương thanh nhã, thơm ngát, hương sắc hoa lan tỏa làm say đắm lòng người, như lời bài hát dân ca Lào“Ngạt ngào hương thơm, vấn vương trong lòng, sắc hoa đẹp mãi.Hương ngát làm tôi trăm nhớ ngàn thương bóng ai thầm yêu”.

Vào tháng tư, đúng dịp tết BunPiMay, từ những bản làng xa khuất, dọc những cánh rừng, hay ngay cả giữa thủ đô Viêng Chăn đều ngát hương hoa Chăm Pa. Du khách thả hồn vào những bông hoa để trải lòng mình ra với gió, với nắng và với người dân Lào mến thương. Và dường như hoa Chăm pa đã làm cho tâm hồn ta rộng mở, làm cho cảm xúc của ta thêm thăng hoa hơn.

Cư dân lào là ai

Ở đất nước Lào, không ít loài hoa thơm hơn hoa Chăm pa, đẹp hơn hoa Chăm pa. Tuy vậy, hoa Chăm pa là loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về với đạo lý nhà Phật, là tính cách đôn hậu, hiền hòa của người dân xứ Chăm pa.

Mỗi dịp tết Bupimay về, người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chăm pa cài trên tóc để cầu mong điều may mắn tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới. Khách đến chơi nhà trong dịp Tết sẽ được gia chủ cài hoa Chăm pa trên ngực áo và buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.

Những đôi trai gái yêu nhau thường trao tặng những bông hoa Chăm pa để nói lên tình yêu tha thiết, thủy chung của mình. Khi giai điệu “Hoa đẹp Chăm pa” quen thuộc vang lên, như một phản xạ tự nhiên đã ăn sâu vào máu thịt, từng đôi nam nữ Lào thể hiện điệu múa Lăm-vông không chỉ bằng đôi tay dẻo, đôi chân nhịp nhàng, mà bằng cả ánh mắt dịu dàng và nụ cười hồn hậu.

Các cô gái Lào làm duyên với những bông Chăm pa cài bên đầu đã “thổi hồn” vào Lăm vông, làm cho điệu múa truyền thống của dân tộc Lào “đắm đuối” bao du khách. Tất cả tạo nên bản săc riêng, độc đáo của văn hóa nước Lào.

Hoa Chămpa có 5 cánh hoa xoè ra còn thể hiện sự đoàn kết muốn hợp tác vươn tới 5 nước láng giềng. Vẻ đẹp của sắc màu hoa Chăm pa còn được người dân nước Lào ví như mối tình sáng trong của những đôi trái gái, đằm thắm như tình anh em Việt- Lào.

Yêu Chăm pa là yêu biết bao sự trắng trong, thuần khiết của tâm hồn của người dân Lào, nâng cánh Chăm pa như đón chào điều trong lành, thanh khiết, gợi cho ta những cảm xúc thanh cao mà đắm say.

Vậy là thông qua bài viết này, du khách đã một phần nào hiểu biết được về lịch sử hình thành cũng như các biểu tượng quốc gia đặc trưng riêng của đất nước này rồi. Hãy đặt ngay cho mình một chiếc vé máy bay giá rẻ đi Lào của Airbooking để có cơ hội khám phá nhiều hơn về những nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước Triệu Voi xinh đẹp này nhé! Chúc du khách có được những hiểu biết bổ ích!