Cu gáy non nuôi bao lâu thì sinh sản

Chào các bạn hiện nay mô hình nuôi chim cu gáy đẻ đang được rất nhiều người áp dụng vo mô hình kinh tế hộ gia đình. Thực tế nuôi chim cu gáy đẻ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao 1 con chim gáy trống non, có chất giọng tốt thậm chí giá có thể 1 – 3 triệu, có những con hàng khủ giá có thể 5 triệu / con sau khi nở được 5 tháng. Đó là sự thật, còn trung bình nếu giống tốt thì mỗi đôi cu gáy non giá trên thị trường hiện nay lên tới 600 – 800 k/ đôi mới biết mổ. Chim cu gáy lại ăn rất ít, nuôi dễ, ít bệnh tật, không gian cho chim cu gáy sinh hoạt chỉ cần gấp đôi sải cánh của chim là đủ. Nói thế này cho các bạn dễ hình dung 1 cái lồng tròn hơi rộng 1 tí là đã nuôi được 1 đôi bố mẹ, hoặc 1 cái lồng công nghiệp là nuôi được 2 đôi. Giá lồng công nghiệp hiện nay chỉ có 100k / lồng ghép [ nuôi 2 cặp ]

Đó mỗi ô như thế này bạn đã có thể nuôi 1 cặp chim, chỉ cần che lại cho 2 cặp chim không thấy nhau là ok.

Mỗi tháng nếu nuôi đúng kỹ thuật chim gáy có thể đẻ tới 3 cặp….! Mình nói sơ qua tí để các bạn thấy lợi nhuận từ mô hình này mang lại. Tuy nhiên nhiều người vẫn thất bại với mô hình nuôi chim cu gáy đẻ tại nhà, nhiều người lỗ dẫn tới chán nãn và giải nghệ luôn…Vì sao vậy?

Xin lỗi vừa rồi máy mình bị treo tí.

Những khó khăn của việc nuôi chim gáy đẻ.

1.  Chọn sai giống [ giống không tốt, nuôi xong tới lúc đẻ bán không ai mua ].

-        Bao gồm bạn không biết lựa chọn giọng chim đang được anh em mê chim gáy ưa chuộng, nếu bạn mới tập chơi chim gáy, chưa biết cách phân biệt giọng thì có thể xem lại video cách phân biệt giọng chim cu gáy và clip tổng hợp những kiểu gáy khác nhau của chim cu gáy nhé. Lưu ý là chỗ phân biệt giọng chim cu gáy ở các vùng miền có khác nhau, đặc biệt là cách gọi giữa Miền Bắc và miền Trung, miền Nam nhé.

-        Minh gợi ý thêm tí về cách chọn giống.

Hiện nay các loại giọng thổ rền [ thổ sấm ], thổ bầu, kim còi, giọng thổ đồng [ ở Miền Bắc ] đang rất được nhiều người ưa chuộng, giá rất cao mỗi cặp chim non có giá trên 1 triệu.

-        Về giống thì bạn xem lại clip cách chọn chim cu gáy hay của mình. Mình chỉ bổ xung thêm chỗ này 1 tí vì trong clip kia không có đó là dựa vào kích thước chim mà người ta phân ra chim:

+ Cu gáy mã sẻ. [ kích thước nhỏ ], loại này không được dân chơi chim ưa chuộng, vì sức gù không dai, nhỏ chim nên khi làm mồi thường không hăng lắm [ có thể khớp khi gặp những con chim bổi quá dữ ].

+ Chim cu gáy mã ngỗng lớn hơn chim cu gáy mã sẽ khoảng 25 – 35 %. Loại này đang được ưa chuộng nhất, tất nhiên còn nhiều lý do nữa nhé. Mã ngỗng chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là nó phải hay.

Và theo mình được biết thì có một số vùng ở Miền Bắc đặc biệt là Phú Thọ có thêm 1 loại gáy nữa mà kích thước rất lớn, mình dài không tròn, cườm khá thưa. Theo mình thì loại này không đẹp, thân hình mất cân đối, mà đem làm mồi thì chắc cũng chỉ những con bổi khủng mới dám vào [không sát bổi]. Cho nên mình khuyên các bạn cũng không chọn loại này để ghép giống.

Mình tạm gọi đây là cu gáy bồ câu, cu gáy gà.

Loại này nếu mà nuôi trong lồng rộng, không cắt lông, tỉa cánh đi thì nó to hơn loại gáy mã ngỗng khoảng 25 % nữa [ đặc điểm chân cao, mình dài, rất to ]

-        Có lẽ vì lý do thổ nhưỡng hay khí hậu mà theo mình thì chim gáy Miền Bắc dữ chim và có chất giọng hay hơn chim các vùng khác. Đây là nhận định riêng của mình nên nếu được thì các bạn cũng nên ưu tiên để ghép giống chim Bắc nhé. Phân biệt giống chim gáy Bắc và Nam theo màu lông:

+ Chim gáy  Trung + Nam [ theo mình biết thì  từ Thanh Hóa đổ vào ] lông quy đen, to.

+ Chim gáy từ Thanh Hóa đổ ra lông quy mảnh, mịn [ Đường màu đen trên lông rất mờ, nhiều khi không để ý kỹ là không thấy ]

=>> Cách giải quyết về vấn đề chọn giống.

Cái này mình đã nói kỹ trong các video trước và cả video này nữa, nên mình không bàn thêm nhé. Hi vọng là những kinh nghiệm về giống chim gáy của mình sẽ giúp ích được cho các bạn.

2.   Ghép đôi không thành công. [ ghép con trống và con mái với nhau không thành công, mất rất nhiều thời gian, phân biệt nhầm nên nhốt 2 con trống vào với nhau, hoặc 2 con mái cái này bạn xem clip cách phân biệt chim cu gáy trống, mái của mình nhé, hoặc thậm chí con trống đánh chết con mái, con trống nhát quá thua nước nên không dám đạp mái…]

+ Khi ghép thành công rồi thì tỷ lệ nở trứng không cao do chim bố mẹ bỏ tổ, đạp bể trứng, hoặc khi nở con rồi thì bỏ con.

Về ghép đôi chim bố và chim mẹ mình chia ra làm 3 trường hợp nhỏ để dễ theo dõi.

ð  Nếu bạn tin tưởng vào uy tín của một cơ sở cung cấp chim gáy giống nào đó, khi mua chim bạn yêu cầu người ta đánh dấu từng cặp cho bạn. Mỗi cặp bao gồm 1 con trống và một con mái do 1 bố mẹ sinh ra.

Trường hợp này mua về bạn chỉ việc để nguyên như vậy nuôi lớn là đôi chim gáy sẽ tự ghép đôi và đẻ con bình thường không cần phải lo lắng về việc ghép cặp trống mái.

+ Có thể bạn sẽ lo lắng về vấn đề “cận huyết”. Mình đồng ý là theo khoa học nếu 1 cặp đực / cái do 1 bố mẹ sinh ra mà tiếp tục giao phối và sinh con thì con sẽ yếu, dị tật. Ok, nhưng đối với loài cu gáy [ họ bồ câu ] những biểu hiện này cực kỳ hiếm và ít ảnh hưởng tới đời con. Nên bạn cứ để vậy nuôi mà không lo vấn đề cận huyết ảnh hưởng. [ Có thể là có vì nó là khoa học mà, nhưng cực kỳ ít, nên cứ yên tâm].

ð  Bạn có con trống và con mái mà từ nhỏ tới giờ không sống chung [ có thể chúng sẽ choảng nhau khi ghép đôi, con trống đá con mái toạt đầu hoặc ngược lại ]. Ở đây mình chia ra làm 2 trường hợp nhỏ.

A / Con trống và con mái của bạn không có gì đặc sắc, [ bạn mua với giá rẻ, hoặc nguồn gốc không rõ ràng, bạn chấp nhận ghép đôi lấy kinh nghiệm và sẽ lọc ra những con non hay rồi tiếp tục ghép trước khi tung ra thị trường…].

Trường hợp này bạn cứ bỏ chung con trống + con mái ở chung 1 lồng, dần dần chúng sẽ quen không sao cả. Vì đã nói là cặp bố mẹ này bạn mua rẻ tiền, chim không căng thì nó cũng có đá nhau, nhưng chỉ 1 lúc rồi thôi.

Lưu ý: Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp 1 cặp đôi nào đó hăng quá, đá nhau suốt, toạt đầu, chảy máu, lột hết da đầu…Trường hợp này bạn cần phải tách con trống và con mái ra ngay. Và tiến hành ghép đôi theo trường hợp B nhé.

B. Con trống và mái của bạn là 2 con chim quý, trống hay, mái hay…

Trường hợp này nếu thả 2 con vào với nhau ngay thì tỷ lệ con mái lên đường rất cao, vì con trống hăng quá mà con mái không cho đạp thì nó đá cho trụi lông. Hơn nữa chim quý nên bạn cần phải có quy trình khoa học hơn, kẻo chết chim.

Mới đầu bạn để lồng chim trống và lồng chim mái gần nhau. Hoặc lấy 1 cái lồng đôi công nghiệp bỏ mỗi con 1 ô cho nó thấy nhau.

Riêng lồng của con mái bạn lót ổ sẵn cho nó.

+ Kỹ thì để cho tới khi nào con mái nhịp nhịp cánh và con trống kều gru gru trong miệng thì bạn bỏ con trống vào lồng con mái  là được.

+ Còn theo mình thì chỉ cần để 2 con thấy nhau như vậy khoảng 5 – 7 ngày là thả vào được rồi.

Lưu ý ở đây là: Nếu thấy đôi nào đá nhau hăng quá thì bạn bắt ra để mỗi con 1 lồng gần nhau nhé.

Chỉ mất 1 lần đầu, sau khi nó đã thành 1 đôi rồi thì cứ thế mà thu hoạch

3.  Thời gian để thu hoạch sản phẩm [ đôi chim non đã biết mổ để có thể bán được ] quá lâu.

Bình thường trong điều kiện tự nhiên thì khoảng 1 tháng rưỡi tới 2 tháng thì chim gáy bố mẹ sẽ đẻ tiếp, nhưng nếu bạn nuôi trong môi trường nhân tạo mà không đúng kỹ thuật có thể một năm chỉ được 2, 3 đôi.

Giải quyết vấn đề này bằng cách.

-        Cứ mỗi cặp chim gáy bố mẹ bạn cần phải nuôi thêm 3 cặp chim gáy nhật [ có người gọi là gáy pháp ]. Mục đích là để gáy nhật [ hay gáy pháp làm vú nuôi ấp thuê và nuôi con dùm cho gáy ta ]

Lý do:

-        Chim gáy ta là loài chim rừng, nhát người [ do bạn mới nuôi, muốn nó thuần người cũng phải mất vài năm ]. Vì nhát người nên mỗi khi bạn tới cho ăn hoặc có người đi ngang qua là nó sợ bỏ tổ, hoặc bay nhảy làm bể trứng. Thậm chí con nở rồi nhưng mỗi khi hoảng loạn nó cũng bỏ con như thường.

-        Gáy ta to hơn, ăn nhiều thóc hơn mà để nó tự đẻ con nuôi con…thì lãng phí.

-        Gáy ta giá trị cao hơn gáy nhật nhiều. [ mỗi đôi gáy nhật trưởng thành hiện nay trên thị trường chỉ có khoảng 400 – 500k.

-        Gáy nhật [gáy pháp] đặc biệt rất thân thiện với con người, ấp trứng và nuôi con chuẩn hơn gáy ta nhiều. [ Cũng giống như bạn cho gà nòi đẻ trứng rồi cho gà ta ấp vậy thôi ]

-        Như vậy nếu bạn nuôi tốt, dinh dưỡng ok [ thường là cho ăn các loại cám gà ]. Cứ cặp chim gáy bố mẹ đẻ xong bạn lấy trứng cho cu nhật ấp thì mỗi tháng bình quân 1 đôi chim gáy bố mẹ đẻ khoảng 3 đôi trứng. Trong khi gáy nhật ấp khoảng 11 ngày thì nở, rồi nuôi con…Đó là lý do vì sao mà mỗi đôi gáy bố mẹ cần phải có 3 đôi gáy nhật kèm theo là như vậy.

4.  Chim gáy ỉa chảy, chướng diều chết đặc biệt là sau mỗi mùa thay lông hoặc sau  khi chim mẹ đẻ trứng.

Giải quyết.

-        Thật ra chim gáy là loài rất ít bệnh tật, ăn uống cũng dễ, phân không hôi, tiện để chăm sóc và nuôi trong nhà.

Bạn chỉ cần lưu ý những vấn đề sau là ok:

+ Bên cạnh hũ cám cho chim ăn bạn cần phải có thêm 1 hũ khoáng chất. [ Cái này bạn hoàn toàn có thể tự làm bằng cách trộn 1 ít cát sạch, đất tổ mối sạch, 1 ít vỏ ốc xay nhuyễn là ok].

Mục đích  ngoài việc bổ xung thêm khoáng chất cho chim thì việc ăn đất, cát sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa của chim. [ Bạn có để ý mỗi khi để chim cu gáy [ cu đất, cu cườm] xuống đất thì nó mổ sạn,cát để ăn không.

+ Những mùa chim thay lông [ thường 1 năm 2 lần ] bạn tăng cường thêm khoáng chất và 1 ít đất, sạn nhỏ sạch cho chim. Như vậy chim sẽ đủ sức để mọc lông mới, không bị chướng diều.

+ Nếu muốn chim thay lông nhanh, đẹp thì mua thay lông bạn cần cho ăn thêm mè [ vừng ] + Không cho chim ăn kê vào lúc này.

Lưu ý: Chim gáy rất ít khi bị bệnh nhưng thỉnh thoảng vẫn có ỉa chảy [ phải trị ngay vì khi ỉa phân xanh khoảng 3 ngày là chim sẽ chết ] + Chướng diều [ ăn vào không tiêu nôn ra ngay.

ð Tăng cường cho chim phơi nắng.

ð Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh cho chim cu gáy, bạn ra tiệm thuốc thú y mua thuốc gà và chia theo tỉ lệ trọng lượng để cho chim uống, bằng cách pha vào nước hoặc ngâm thức ăn.

ð Thận trọng khi dùng thuốc, coi chừng quá liều, hoặc trộn vào nước và thức ăn thì 1 ngày là phải thay ngay vì khả năng thuốc bị biến chất sau 24 giờ là cực cao.

Ok, mình biết có nhiêu đó thôi, hi vọng sẽ giúp được gì đó cho các bạn.

Video sau mình sẽ làm về cách ghép và lai giống nhé. Nếu bạn cũng đồng tình với mình thì bấm like và đăng ký kênh nhé.

Mình cung cấp các loại chim cu gáy theo yêu cầu đặt hàng của anh em.

ĐT: 0943.845.848 – 0948.848.848

Web: www.nhadattaibinhudong.com [ do nghề chính của mình là môi giới bất động sản nên cái tên website nó như vậy ]

Youtube và facebook bạn search chim gáy minh nhật nhé. Bye bye chúc bạn thành công.

Giải quyết như thế nào?

Thực ra mỗi khó khăn này đều có cách giải quyết. Mình quay lên trên đầu video, dưới mỗi khó khăn mình đưa ra hướng giải quyết luôn để các bạn dễ theo dõi nhé. Ok, giờ đi giải quyết từng vấn đề. 1, 2, 3, 4 là coi như xong. Vấn đề còn lại là bạn chỉ việc bán chim và thu tiền thôi.

Video liên quan

Chủ Đề