Cúng đưa ông Táo về trời đặt ở đâu

Thắp hương Ông Công Ông Táo ở đâu vào giờ nào, ngày nào?

BNEWS Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

>>>  Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Trong ngày 23 tháng Chạp năm nay, giờ Thìn [7h-9h] là giờ Tốc hỷ nên thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân chầu trời.

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân.

Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, có nhiệm vụ báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm với Ngọc Hoàng.

Thông qua báo cáo của Táo quân, Ngọc Hoàng sẽ có sự thưởng phạt khác nhau cho mỗi nhà. Chính vì vậy, phong tục cúng, tiễn ông Công ông Táo chầu trời vào mỗi dịp cuối năm rất được người dân coi trọng và tổ chức trọng thể.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo thông lệ, ngày ông Công ông Táo là 23 tháng Chạp, rơi vào ngày 25/1/2022. Lễ cúng thường được thực hiện vào trưa 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên ngày nay, tùy vào điều kiện, nhiều gia đình có thể tiễn ông Công ông Táo vào ngày 21, 22 tháng Chạp, chỉ cần cúng xong trước 23h ngày 23 âm lịch.

Nhiều gia đình cúng ông Công ông Táo trước trưa 23 tháng Chạp.

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ [11h-13h] ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ linh thiêng, thích hợp nhất để đưa tiễn ông Công, ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm nay, giờ Ngọ lại là giờ Hắc đạo nên không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa. Theo lịch vạn niên, các khung giờ đẹp gồm Thìn [7h-9h], Tỵ [9h-11h].

Đặc biệt, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân. Vì thế, tùy quan niệm, hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu

Theo sách Phong tục thờ cúng của người Việt của tác giả Song Mai và Quỳnh Trang do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin phát hành, trong ngày Táo quân chầu trời [23 âm lịch], gia đình nào cũng chuẩn bị lễ tiễn ông Công ông Táo.

Bàn thờ Táo quân được định vị khác nhau, tùy từng địa phương. Có nơi kê cạnh bàn thờ tổ tiên, có nơi đặt trong bếp, có nơi đặt ở vách giữa phía sau nhà.

"Nói tới ông Táo - vua Bếp, cũng là nói tới lửa. Về thời cổ, lửa và nước là phương tiện tẩy sạch, thanh khiết hóa. Một bà hai ông đâu đầu vào lửa là hình ảnh đầu tiên của 'nghi lễ thanh khiết'".

Mỗi địa phương, vùng miền có tập tục cúng ông Công ông Táo khác nhau.

Còn theo giáo sư Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1999, mối quan hệ giữa Thổ Công và ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị.

"Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh ra ta nên được tôn kính nhất. Để không làm mất lòng ai, người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Thổ Công thì ở gian bên trái [theo ngũ hành, bên trái - phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm]".

Tuy vậy, hiện chưa có tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.

Quan điểm phổ biến nhất là đặt mâm cúng ông Công, tức Thổ Công, vị thần trông coi nhà cửa, đất đai, tại bàn thờ tổ tiên.

Còn ông Táo, với vai trò là vị thần trông coi bếp núc, nên được thờ, đặt mâm cúng trong nhà bếp.

Ở từng địa phương, vùng miền, truyền thống cúng ông Công ông Táo có nhiều nét khác biệt. Tùy theo tín ngưỡng, tập tục, mỗi gia đình có cách áp dụng khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng nhất? Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo

Nghi thức cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Thế nhưng cúng ông Công ông Táo ở đâu là chuẩn nhất thì không phải ai cũng có thể nắm được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đưa ông Táo về trời cúng ở đâu là đúng và vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào cho chuẩn.

Xem nhanh nội dung

Cúng ông Công ông Táo ở đâu đúng?
  • Mâm cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu?
  • Nhà không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu?
  • Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu?
Một số lưu ý khi thắp hương, cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo ở đâu đúng?

Mâm cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu?

Thắp hương ông Công ông Táo ở đâu? Bạn đã chuẩn bị xong mâm cúng,bài cúng ông Táo nhưng lại không biết nên cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng nhất? Cúng ông Công ông Táo trên nhà hay dưới bếp? Cúng ông Công ông Táo trong nhà hay ngoài trời?

Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa có từ rất lâu đời của người Việt. Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng. Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Xuân sang đón Năm Mới tại META.vn
Bấm Xem ngay

Nhà không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu?

Như đã nói ở trên, lễ cúng ông Công ông Táo thường được đặt ở bàn thờ ông Táo. Tuy nhiên, nhà không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu? Đây là câu hỏi đang được khá nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh và Phạm Cương, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

Xem thêm:

  • Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?
  • Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
  • Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi có ý nghĩa gì? Mua muối đầu năm về để ở đâu?

Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu?

Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu? Đây cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu gia đình bạn cúng cá chép sống thì có thể cho vào những chiếc tô có nước rồi đặt ngay cạnh mâm cơm cúng. Còn nếu gia đình bạn sử dụng cá chép giấy thì bạn có thể đặt trên mâm cúng hoặc đặt lẫn trên vàng mã đều được nhé.

Một số lưu ý khi thắp hương, cúng ông Công ông Táo

Khi đã xác định được nên cúng ông Công ông Táo ở đâu thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để thực hiện nghi lễ này được trọn vẹn và trang nghiêm nhất nhé.

  • Nên ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm khi thực hiện lễ cúng.
  • Khi làm lễ, bạn nên mở hết các cửa sổ, cửa chính của ngôi nhà để không khí được thông thoáng. Đây cũng là việc làm thể hiện quan niệm xua đi xui xẻo và đón may mắn vào nhà của người Việt.
  • Lễ cúng này chủ yếu là để tiễn ông Công ông Táo lên trời để báo cáo những chuyện xảy ra trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng, vì thế, bạn không nên cầu xin phú quý, giàu sang mà chỉ cần xin ông Công ông Táo báo cáo những chuyện tốt đẹp của gia đình mà thôi.
  • Nếu gia đình bạn cúng cá chép sống thì khi thả cá, bạn nên thả từ từ, tránh đứng từ trên cao thả xuống bởi có thể sẽ làm cá bị chết. Điều này rất tối kỵ và phản lại ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sinh.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được thắp hương, cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng. Chúc bạn có thể chuẩn bị thật tốt để lễ cúng ông Công ông Táo được diễn ra một cách trang nghiêm nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm:

  • Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
  • Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
  • Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
  • Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?
  • Cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục
  • Địa chỉ các điểm mua bán pháo hoa Z121 tại Hà Nội mới nhất

Xem thêm: cúng ông táo ở đâu, cúng ông công ông táo ở đâu, cúng ông công ông táo, tết, tết nguyên đán

Video liên quan

Chủ Đề