Đặc trung phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Đề bài

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 15 để giải thích.

Lời giải chi tiết

* Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Giai cấp thống trị:

+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

* Giải thích:

- Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.

Loigiaihay.com

  • Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông ?

    Giải bài tập 3 trang 19 SGK Lịch sử 10

  • Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại ?

    Giải bài tập 4 trang 19 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì ?

    Giải bài tập 1 trang 19 SGK Lịch sử 10

  • Hãy cho biết những thành tựu văn hoá lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 19 SGK Lịch sử 10

  • Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 16 SGK Lịch sử 10

  • Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

    Tóm tắt mục 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Video liên quan

Chủ Đề