Đại hội Đảng 3 xác định nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là gì

Đại hội lần thứ nhất của Đảng [ngày 27 đến 31/3/1935] ở Áo Môn, Trung Quốc, Đại hội đề ra nhiệm vụ là khôi phục hệ thống tổ chức Đảng, khẳng định Luận cương chính trị tháng 10/1930 về cách mạng Việt Nam. Đã khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội đã nêu ra 3 nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian trước mắt của toàn Đảng: [1] Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ,… [2] Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng. [3] Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới... Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân tộc thiểu số... và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng.

Đại hội II của Đảng [từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951], tại Chiến khu Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại hội trù bị, chỉ rõ: “Đại hội ta là Đại hội kháng chiến. Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó”. Đại hội vạch ra đường lối lãnh đạo toàn dân kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu”. Đại hội II là một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng ra công khai hoạt động với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, có cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước có ý nghĩa quyết định đưa kháng chiến tiến lên giành những thắng lợi ngày càng lớn. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân thêm gắn bó, sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến càng thêm thuận lợi. Sức mạnh của Đảng được tăng cường.  

Đại hội III [từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960] tại Hà Nội, Đại hội đã xác định nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác. “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc... là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”. Còn “cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”. Đại hội III là “Đại hội... sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”. “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên”.

Đại hội IV [từ ngày 14 đến ngày 22/12/1976], Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Đại hội IV là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc; là đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là đại hội thống nhất Tổ quốc đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Đại hội V [từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982], Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm lại đường lối, chủ trương, đánh giá khách quan thành tựu và khuyết điểm. Đồng thời đề ra kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam, để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân. Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Đại hội VI [từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986]. Đại hội khẳng định “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học”. Đại hội xác định: “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”. Đại hội VI là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta. Thành công của Đại hội đã mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Đại hội VII được tiến hành vào tháng 6/1991, Đại hội xác định “Mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”. Đại hội VII là “Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội thông qua là những văn kiện hết sức quan trọng, vạch ra những quan niệm, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản những năm trước mắt cũng như thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

Đại hội VIII [từ ngày 28/6 đến ngày 01/7/1996], với chủ đề là: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Đại hội IX [diễn ra từ ngày 19 đến ngày 24/4/2001], Đại hội xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là đưa nước ta “ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thếcủa nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Đại hội IX là đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân trong thời điểm trọng đại của dân tộc, mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội X [diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006], Đại hội xác định chủ đề Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đại hội thông qua nhiều quyết sách quan trọng, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên. Đại hội xác định rõ hơn bản chất của Đảng. Điều lệ Đảng [sửa đổi, bổ sung] được Đại hội thông qua nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. 

Đại hội XI [diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19/01/2011]. Đại hội chỉ rõ, mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội XI là Đại hội mở đường cho đất nước tiến vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI.

Đại hội XII [từ ngày 21 đến ngày 28/01/2016]. Với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội khẳng định, phải “đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”, tiếp tục đổi mới tư duy, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước, nhận thức đúng đắn và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập. Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa hết sức trọng đại. Thành công của Đại hội đã tạo tiền đề quan trọng, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.

Quốc Hùng

[HNM] - Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II [năm 1951], Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến kiến quốc giành nhiều thắng lợi quan trọng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là đòn quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra và được đế quốc Mỹ giúp sức. Thế nhưng đã 6 năm trôi qua, nước ta chưa được thống nhất như Hiệp định Giơnevơ [ký ngày 20-7-1954] quy định do Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng có nhiệm vụ quan trọng là xác định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến 10-9-1960. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên cả nước.

Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân: “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên”.

Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày; Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày; Báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày và nhiều tham luận khác. Đại hội nhất trí thông qua nhiệm vụ và phương hướng của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965], thông qua Điều lệ sửa đổi của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết định đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đường lối tổ chức để tăng cường sức chiến đấu và sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng.

Phát biểu bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta nhất định vượt qua mọi khó khăn. Vì chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin vĩ đại dẫn đường. Vì chúng ta có cả phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, có hơn 80 đảng anh em với hơn 35 triệu đồng chí đoàn kết một lòng, có cả lực lượng dân tộc độc lập và hòa bình dân chủ thế giới to lớn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Vì toàn thể cán bộ đảng viên ta đoàn kết chặt chẽ quyết tâm biến Nghị quyết Đại hội thành ý chí của toàn dân để giành thắng lợi mới”.

Thay mặt Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước hăng hái tiến lên, ai nấy đều cố gắng để trở thành những người lao động tiên tiến, những chiến sĩ tiên tiến. Người khẳng định: “Mười lăm năm trước đây, chỉ có 5.000 đảng viên và trong những điều kiện cực kỳ khó khăn mà Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi. Ngày nay, Đảng ta có hơn 50 vạn đồng chí, lại có những điều kiện rất thuận lợi cho nên Đảng nhất định lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà đến thắng lợi”.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Video liên quan

Chủ Đề