Dàn ý thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ngắn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Thuyết minh về một phương pháp [cách làm]. Câu 1. I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP [CÁCH LÀM ]

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1
  • Câu 2

Phần I

Video hướng dẫn giải

GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP [CÁCH LÀM]

Trả lời câu hỏi [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may quần áo ...] người ta thường nêu những nội dung sau:

   + Nguyên vật liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

- Cách chơi:

    + Địa điểm: trong nhà, ngoài sân

    + Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm

    + Hướng dẫn: quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người là một.

  Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc "dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi", khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xuống, sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người

- Luật chơi:

+ Trong 1 khoảng thời gian bạn nào không có vòng thì bị thua.

+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2

Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp, lần lượt các ý sau:

+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.

+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.

+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.

+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.

- Các cách đọc:

+ Đọc thành tiếng.

+ Đọc thầm [gồm đọc theo dòng và đọc ý].

- Nội dung và hiệu quả

+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.

+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.

- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

- Khi thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu một món ăn,.. người ta thường giới thiệu về nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày theo trình tự thời gian: trước sau

II. Luyện tập

Câu 1 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Dàn bài thuyết minh về cách làm diều

a. Nguyên vật liệu

Vật liệu và dụng cụ

- Vài tờ báo

- Một thanh tre, một nan tre

- Một cuộn dây dài, dây cước

- Một hộp keo dán giấy

- Một chiếc kéo cắt giấy

b. Cách làm

- Cắt giấy

      + Gập tờ báo cắt thành hình vuông 40 cm x 40cm làm thân diều

      + Tiếp tục cắt thêm những mảnh giấy có kích thước 3cm x 25cm

      + Cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cm x 60cm.

- Cắt thanh tre

      + Chuẩn bị một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm, uốn cong 1 phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.

      + Dùng một sợi dây cước căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong của nó sẽ nhìn thấy thanh tre và sợi dây hình cánh cung.

- Dán đuôi diều và dây diều

      + Lấy những mẩu giấy nhỏ đã cắt ở bước 1, dán ở phía góc dưới của con diều sao cho mỗi đuôi khoảng 60cm, đuôi ở giữa có thể 80cm.

      + Xuyên sợi dây ở phía trên nan của con diều [giao giữa nan và cánh cung] rồi kéo thẳng dây ra là xong.

c. Thành phẩm

- Diều phải lành, chắc chắn, không bị rách hay méo mó

- Thử kéo dây và thả diều, diều bay cao được mới đạt chất lượng.

Câu 2 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Phương pháp đọc nhanh

a. Cách đặt vấn đề

- Khẳng định vai trò của việc đọc sách bằng cách:

      + Nêu sự phát triển của khoa học thông tin nhưng khẳng định máy móc không thể thay thế được việc đọc.

      + Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

b. Giải quyết vấn đề [các cách đọc và phương pháp đọc nhanh]

Trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:

- Ở mức thấp có đọc thành tiếng [quá chậm, mất nhiều thời gian]

- Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm 2 loại: đọc theo dòng và đọc theo ý:

      + Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, đọc từng câu, từng chữ.

      + Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh.

Ưu điểm: lướt từ trên xuống dưới, không bám sát các từ mà nắm chắc các ý, trong một thời gian ngắn có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một cuốn sách, trang sách, ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.

c. Kết luận

- Những tấm gương đọc nhanh

- Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh: mở các lớp dạy đọc nhanh

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may quần áo …] người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

– Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Trả lời:

a] Thổi cơm thi

Hội làng ngày xưa có nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó có thổi cơm thi. Trước đây ở vùng Hà Nam, Thái Bình có nhiều làng tổ chức thổi cơm thi vào đầu xuân tưng bừng, náo nhiệt lắm.

Các cô thôn nữ ở lứa tuổi 16 đến đôi mươi mới được dự thi. Nồi, gạo, nước mang từ nhà đến. Phải là nồi đất mới. Số gạo được đong đồng loạt như nhau [độ tám lạng đên một cân]. Phải lấy gạch, lấy đá bắc làm kiềng. Mỗi cô dự thi được phát đồng loạt một đoạn tre tươi, một cây mía, một con dao mới rất sắc.

Tiếng trống thúc dồn dập. Dân làng hò reo cổ vũ phe minh, giáp mình. Các cô vừa ăn mía, vừa chẻ tre. Bã mía làm mồi lửa, tre tươi làm củi. Nồi bắc lên, gạo vo để ráo nước. Lửa bếp bập bùng làm cho đôi má cô nào cũng ửng hồng lên rất tươi xinh. Miệng thổi lửa, bàn tay thoăn thắt, trông cô nào cũng duyên dáng. Trai làng quanh vùng gần xa kéo đến để dự hội cũng là dịp vui tìm bạn trăm năm.

Khi một hồi trống dài ngân vang, các cô nấu cơm thi vội tắt bếp, nhắc nổi cơm, bê lên chạy vào đình, đặt lên bàn. Cụ tiên chỉ áo thụng xanh, đầu chít khăn đóng cùng ban tổ chức lần lượt mở vung, xới mỗi nồi một bát nhỏ, rồi bắt đầu chấm thi. Nồi cơm nào cũng chín tới. Những bát cơm trắng ngon lành, gạo tám xoan toả hương ngào ngạt. Dân làng, nhất là các cô gái phập phồng đợi chờ…

Chỉ có ba giải: nhất, nhì, ba. Giải thường là một chiếc khăn lụa thiên lí, mười vuông lụa điều hoặc chiếc nón bài thơ quai thao. Nhưng vinh dự lắm. Còn có giải to hơn nữa là các cô dự thổi cơm thi rất đắt chồng.

Nấu cơm thi là một trò chơi dân dã biểu dương tài trí, sự khéo léo, tháo vát của các cô gái quê. Trò chơi ấy là một nét đẹp của nền văn hóa dân tộc.

b] Bánh xèo Nam Vang

Ẩm thực xứ Chùa Tháp có rất nhiều món ăn lạ miệng và hấp dẫn. Có lẽ một trong số đó là món bánh xèo Nam Vang. Cũng chất liệu bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt… nhưng cái làm nên phong vị riêng của bánh là vật liệu làm nhân từ măng tươi, mà phải là măng le mới đúng điệu.

Măng le là những lộc măng của cây trúc, cây tre rừng được bóc đến lớp lõi trắng ngần, giòn, ngọt, bào mỏng hoặc xắt thành sợi rồi cho vào làm nhân bánh. Bánh xèo Nam Vang to như một chiếc đĩa lớn, mình bánh mỏng, vành vàng rụm. Nổi bật trên nền bánh là phần nhân thơm lựng, và lát thịt heo trắng nõn, tôm sú đỏ hồng và măng tươi rải khắp đều tay. Thưởng thức món này đặc biệt là rau ăn kèm: lá lốt rất lạ miệng và tốt cho sức khoẻ.

Món ngon còn phải nhờ nước chấm pha thật khéo, thực khách sẽ hài lòng với hương vị của nước mắm cá cơm Phú Quốc thật đậm đà.

Câu 2 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Đọc bài giới thiệu “Phương pháp học nhanh” [trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2]. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Trả lời:

Bài “Phương pháp đọc nhanh” là một bài thuyết minh rất độc đáo, có cách viết khúc chiết rõ ràng.

–   Tác giả đặt vấn đề tại sao phải có phương pháp đọc nhanh? – Khoa học phát triển nhanh, đã có máy điện tử. Nhưng con người vẫn là trung tâm của thiên nhiên, máy móc. Con người phải đọc, phải tích lũy kiến thức và tiết kiệm thời gian. Nếu chỉ đọc theo kiểu thông thường [150-200 từ/phút] thì mỗi người suốt đời chỉ đọc được 2-3 nghìn quyển sách. Muốn tiến kịp thời đại, có thể đọc được từ 50-100 nghìn cuốn sách thì phải có cách đọc mới, đó là phương pháp đọc nhanh.

–   Có mấy cách đọc? – Có 2 cách đọc. Phương pháp đọc truyền thống là phương pháp đọc từ [đọc thành vần, nhiều vần thành từ, và nhiều từ thành câu và khi đọc phải phát âm], mỗi phút chỉ đọc được 150-200 từ/phút. Phương pháp đọc thứ hai là phương pháp đọc ý, chỉ thu nhận ý, lướt qua, lọc bỏ những thông tin không cần thiết gọi là nước.

–   Bí quyết của phương pháp đọc mới như thế nào? Chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6-7 dòng, và đôi khi cả trang. Không đọc theo đường ngang mà mắt luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Cách đọc mới, cơ mắt ít mỏi, mà lại thâu tóm được toàn bộ nội dung chứa trong trang sách, trong toàn bộ bài viết. Phương pháp đọc nhanh ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí lớn.

–   Phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng. Có một số nhà văn, nhà chính trị có phương pháp đọc nhanh kì lạ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước tiên tiến mở các lớp đọc nhanh. Học viên sau lớp học có thể đọc từ 1500 từ/phút, thậm chí tốc độ đọc lên tới 12.000 từ/phút đối với những bài viết nhẹ nhàng đơn giản như truyện trinh thám.

Video liên quan

Chủ Đề