Đánh giá các tác phẩm lớp 9 năm 2024

- Việc Vũ Nương chọn cho mình cái chết là một cách bảo vệ con trước định kiến của xã hội, không để con phải chịu đựng những lời gièm pha, xấu xí về mẹ nó. Chết chính là tự minh oan, đối với nàng, chết đi thì nỗi oan mới được rửa sạch

*) Người vợ thủy chung yêu chồng đằm thắm

- Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen nên Vũ Nương "luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng đến thất hòa" - Tuy rằng nành được Trương Sinh "đem 100 lạng vàng để xin cưới", ban đầu quả thực chưa có tình cảm. Nhưng nàng luôn cố gắng yêu thương chồng, dần dần có tình cảm và một mực thủy chung - Điều đó càng được thể hiện rõ khi Vũ Nương tiễn chồng ra trận. Buổi tiễn đưa, nàng nói những lời đằm thắm, tình nghĩa. Ngay từ lời nói của nàng, ta nhận thấy rằng, nàng không phải kẻ ham hư vinh, vật chất. Bởi, Vũ Nương nói rằng nàng chỉ mong Trương Sinh bình an trở về, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất, nàng không mong chồng phải liều mạng lập công. Vì những lời nói thật lòng đó của Vũ Nương mà " mọi người đều tựa hai hàng lệ" - Khi xa chồng, Vũ Nương luôn giữ trọn đạo làm vợ, nàng nhớ chồng da diết "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được", giữ trọn tình yêu với chồng, may áo rét gửi người ải xa... - Khi chồng đi lính trở về, dẫu bị nghi oan là thất tiết, song nàng không hề đưa ra một lời kêu than, trách móc chồng mà chỉ dùng những lời lẽ dịu dàng để khuyên lơn, mong giữ được gia đình đầm ấm

*) Người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa

- Khi bị chồng nghi oan, nàng hết sức phân trần mong chồng nghĩ lại - Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn thương nhớ gia đình, chồng con, phần mộ tổ tiên nhưng vì giữ lời hứa với Linh Phi nên nàng quyết định không quay về dương gian. - Nàng đã phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng để phải tự vẫn, chứng minh sự trong sạch. Bởi vậy, khi chết đi, nàng luôn mong được chồng lập đàn giải oan cho mình. - Sau khi biết được mình đã trách oan vợ, Trương Sinh đã rất ân hận, ngay khi biết được mình có thể gặp lại vợ, chàng liền làm theo lời. Cuối cùng Vũ Nương cũng được gặp lại chồng con nhưng chỉ trong thoáng chốc.

2. Nỗi bất hạnh của Vũ Nương

- Cuộc sống gia đình nghèo, sau khi lấy chồng, những tưởng được sống ấm no, hạnh phúc nhưng chiến tranh đến, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương sống ở gia đình chồng những tháng ngày cô đơn, vất vả. - Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng dẫn tới tự vẫn - Nguyên nhân của cái chết: + Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản "Ô, ông cũng là cha tôi ư?" làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông sẵn có của Trương Sinh + Gián tiếp:

  • Do Trương Sinh đa nghi, hay ghen, là con đẻ của xã hội trọng nam khinh nữ
  • Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng (nhà Trương Sinh thuộc diện khá giả, có thể lấy ra 100 lạng vàng để hỏi cưới Vũ Nương, còn Vũ Nương được giới thiệu là con nhà nghèo)
  • Do chế độ phong kiến hà khắc: không cho người phụ nữ quyền bảo vệ mình
  • Do chiến tranh phi nghĩa, khiến gia đình chia lìa, vợ chồng không bồi đắp được tình cảm, cha con không nhận ra nhau

- Sau khi tự vẫn, Vũ Nương phải sống không thực sự hạnh phúc dưới thủy cung

  • Tuy rằng được cứu sống, được hưởng cuộc sống bất tử, an nhàn chốn cung nước nhưng nàng chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình trên dương thế
  • Nàng được minh oan nhưng chẳng thể trở về được nữa 3. Kết thúc truyện

- Cuối truyện là chi tiết: sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương đã hiện về trên chiếc kiệu hoa, theo sau là cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông lúc ẩn, lúc hiện. Sự xuất hiện trong chốc lát ấy của Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng đã được rửa oan cho nàng, nó chứng minh nàng vô tội - Đây là một kết thúc phần nào có hậu bởi nó thể hiện ước mơ về sự công bằng của nhân dân ta: người tốt có bị oan khuất thì cuối cùng rồi cũng được minh oan và hưởng cuộc sống sung sướng với chân lý "ở hiền gặp lành" giống trong các câu chuyện cổ tích - Một lần nữa ta thấy được vẻ đẹp trong con người Vũ Nương: tuy rằng sống một cuộc sống xa hoa dưới thủy cung nhưng vẫn luôn nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, gia đình và có tấm lòng bao dung, độ lượng - Tuy nhiên, cách kết thúc ấy cũng không làm mất đi tính bi kịch của truyện, Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng, nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả. Vũ Nương khát khao một cuộc sống sum họp nơi trần thế nhưng nào chẳng thể nào trở về nữa

Trên đây là những kiến thức cơ bản của văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương". Các bạn hãy tham khảo nhé Tag các tình iu nà :3 @Roses_are_rosie , @_Nhược Hy Ái Linh_ , @Ánh 01 , @Aww Pomme , @Trần Hoàng Hạ Đan , @nhuukha , @[email protected] , @kaede-kun

Đánh giá các tác phẩm lớp 9 năm 2024

  • 2

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ HỒI THỨ 14 (Ngô Gia Văn Phái) ​

  1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ngô Gia Văn Phái: nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Thanh Oai - Hà Nội - Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (làm quan dưới triều Lê) và Ngô Thì Du (làm quan dưới triều Nguyễn) 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác
  • Hoàng Lê nhất thống chí được viết từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (khoảng 3p năm cuối thế kỉ 18 và những năm đầu thế kỉ 19)
  • Ngô Thì Chí viết 7 hồi đầu, Ngô Thì Du viết 7 hồi tiếp

- Thể loại

  • Thể "chí": một thể văn ghi chép sự vật, sự việc vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử vừa có tính triết học (được gọi là: văn - sử - triết bất phân)
  • Là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi

- Ý nghĩa nhan đề

  • Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép về sự thống nhất đất nước của vương triều nhà Lê

- Phương thức biểu đạt: tự sự có đan xen miêu tả, biểu cảm

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Tóm tắt

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân vừa đi vừa tuyển quân lính. 30 tháng chạp đến núi Tam Điệp vua mở tiệc khao quân. Mùng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng này chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chạy thẳng về biên giới phía Bắc khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân

2. Bố cục

: 3 đoạn

3. Chủ đề

: Ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn và vua Quang Trung. Đồng thời, tác phẩm miêu tả sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh cùng bọn bán nước.

4. Phân tích

  1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
  • Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán

- Nghe tin giặc đã chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn lại thủ Phong cho vua Lê Nguyễn Huệ không hề nao núng Mà định đích thân cầm quân đi ngay Nhưng vì đại cục, trước đó Quang Trung đã tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để trấn an lòng dân, yên kẻ phản trắc - Chỉ trong vòng một tháng Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất lên, ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ, có kế hoạch hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng

  • Là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén

- Trước tiên, Quang Trung thể hiện sự sáng suốt trong việc lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn cả là để "yên kẻ phản trắc" - Tiếp đó ông sáng suốt trong việc phân tích nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta. Sự nhận định ấy tự thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ ngắn gọn mà ý sâu xa *) Nội dung lời phủ dụ: + Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, lên án, tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của quân Thanh + Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta + Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước + Đề ra kỷ luật nghiêm minh + Thông báo tình hình đất nước có giặc ngoại xâm ~~~~~~~~~ - Ông còn sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, bình công và luận tội rõ ràng - Ông hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Ông đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này để dẹp được việc binh đao

  • Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được quân Thanh". Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch của 10 năm tới

  • Là vị tướng có tài dụng binh như thần

- Ông tổ chức một cuộc hành binh thần tốc, chưa đầy một tuần đã tiến từ Phú Xuân đến Tam Điệp, vừa đi vừa chiêu binh. Xuất phát ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết đã giải phóng Thăng Long vừa hành quân vừa đánh giặc vừa thu hồi giang sơn, tổng chiến dịch chỉ trọng trong 10 ngày. Hành quân ra liên tục nhưng "cơ nào đội ấy" vẫn chỉnh tề - Vừa hành quân vừa phối hợp với các cánh quân tổ chức trận đánh một cách kỳ tài, chiến thắng vượt 2 ngày - Với quân lính ông khuyên răn, mở tiệc khao quân tạo khí thế; với tướng ông hiểu chỗ mạnh, điểm yếu - Ông quyết đoán nhưng không độc đoán, nghe lời góp ý của quần thần, hỏi ý kiến của hiền sĩ trong thiên hạ. Nhà vua thấy rõ ưu điểm và nhược điểm của tướng sĩ dưới quyền để sử dụng một cách phù hợp, thưởng, phạt nghiêm minh.

  • Là người anh hùng lẫm liệt

- Ông không chỉ là tổng chỉ huy trên danh nghĩa mà còn là người trực tiếp xông pha nơi chiến trận, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công - Ông lẫm liệt bước ra khỏi chiến trận với khuôn mặt và tấm áo hoàng bào sạm đen vì khói súng. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt cưỡi voi thúc độc quân sĩ với tấm áo bào màu đỏ đã khắc họa hình tượng người anh hùng mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, tài điều binh khiển tướng, là người tổ chức và là linh hồn của cuộc chiến.

  1. Số phận của bọn cướp nước và bán nước
  • Sự thảm bại của bè lũ cướp nước

- Tướng: + Lúc quân Tây Sơn chưa đánh thì kiêu căng, ngạo mạn, tự mãn, chủ quan cho rằng có thể dễ dàng chiến thắng + Lúc quân Tây Sơn đánh đến thì sợ mất mật, "ngựa không kịp đóng yên", "người không kịp mặc áo giáp", chuồn trước qua cầu phao - Quân: + Mặc sức vui chơi khi quân Tây Sơn chưa đến + Đến lúc lâm trận ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chạy đến nỗi "nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa"

  • Sự thảm hại của bè lũ bán nước

- Lê Chiêu Thống cùng bề tôi trung thành của ông đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ xâm lược - Khi bị đánh đến chỉ biết chạy bán sống bán chết luôn mấy ngày không ăn không nghỉ, cướp cả thuyền của dân để qua sông. Khi sang Trung Quốc phải tạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và khi chết phải gửi gắm xương tàn nơi đất khách quê người - Họ không còn tư cách của quân vương mà phải chịu số phận nhục nhã của kẻ cầu cạnh và kẻ vong quốc

Đánh giá các tác phẩm lớp 9 năm 2024

  • 3

TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) ​

  1. Tác giả Nguyễn Du Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh
  2. Thời đại

    - Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động xã hội dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn nhưng triều đại này ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay

    II. Gia đình - Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nhiễm - từng làm tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản - từng làm quan dưới triều Lê - Trịnh nhưng sau đó gia đình sa sút, năm ông 9 tuổi thì mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.

    III. Cuộc đời - Có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú - Là con người giàu lòng yêu thương - Trong những biến động của lịch sử và cuộc đời, Nguyễn Du đã từng sống nhiều năm lưu lạc, khi thì trên đất Bắc, khi thì về quê nội ở Hà Tĩnh. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, Nguyễn Du đã ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc - Trong những năm lưu lạc ấy, ông sống cuộc sống gần gũi với người lao động, tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến sáng tác của ông

    IV. Sự nghiệp văn học - Sự nghiệp của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị, có cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó: + Chữ Hán: gồm có 3 tập
  • Thanh Hiên thi tập
  • Bắc hành tạp lục
  • Nam trung tạp ngâm

+ Chữ Nôm: tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều", ngoài ra còn có "Văn chiêu hồn" [tex]\Rightarrow[/tex] Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, ông đã có đóng góp lớn đối với sự nghiệp phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam.

  1. Tác phẩm
  2. Nguồn gốc của "Truyện Kiều" - Được viết vào đầu thế kỉ XIX - Được viết dựa trên cốt truyện của tác phẩm "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) - Lúc đầu, truyện mang tên "Đoạn trường tân thanh" nghĩa là: tiếng kêu đau thương mới xé lòng - Tuy có dựa vào cốt truyện khác nhưng "Truyện Kiều" có những sáng tạo nhất định và mãi mãi là tác phẩm bất hủ của thiên tài Nguyễn Du. II. Thể loại: Truyện thơ Nôm III. Tóm tắt
  3. Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu một gia đình trung lưu lương thiện, em gái Thúy Vân và em trai Vương Quan. Trong buổi du xuân, nàng gặp và nảy nở mối tình với chàng Kim Trọng, nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng bày tỏ tâm tình và họ tự do đính ước.
  4. Gia biến và lưu lạc Kim Trọng về quê chịu tang, gia đình Kiều bị vu oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa Kim Trọng còn mình bán thân chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đưa vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh cứu vớt, nhưng lại bị vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư đày đọa. Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người, nàng lại rơi vào lầu xanh. Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Hồ Tôn Hiến lừa và giết Từ Hải, bắt Kiều hầu đàn, rượu. Bị ép gả cho viên thổ quan, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường, nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.
  5. Đoàn tụ Kim Trọng sau khi chịu tang, trở lại tìm Thúy Kiều. Hay tin gia đình Kiều, chàng đau đớn. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng chàng không nguôi tình xưa, cất công đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều tìm được gia đình. Chiều ý mọi người, nàng nối duyên Kim Trọng nhưng chỉ coi là tình bạn. IV. Giá trị tác phẩm 1. Giá trị nội dung
  6. Giá trị hiện thực - "Truyện Kiều" phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. - "Truyện Kiều" đã hiện lên những hình ảnh của bọn tham quan trơ tráo, bỉ ổi (viên ngoan xử kiện vụ án của Vương ông, quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến) - Đồng thời, trong "Truyện Kiều" ta thấy những thế lực hắc ám như Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Bạc bà, Bạc Hạnh,... là những kẻ vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận người lương thiện - "Truyện Kiều" cũng phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là phụ nữ
  7. Giá trị nhân đạo - Trong xã hội phong kiến nam quyền Nguyễn Du đã không ngần ngại hết lòng ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều. - Kiều có vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" về hình thức, trong con người đó luôn lấp lánh cả vẻ đẹp tài năng: "cầm kỳ thi họa" Kiều đều giỏi. Không những thế, nàng còn là người con hiếu thảo và là một người giàu lòng vị tha, một người phụ nữ với đủ những tiêu chí "công dung ngôn hạnh" nhưng lại phải chịu nhiều cay đắng, bất hạnh - Trước số phận đau khổ của Kiều, Nguyễn Du đã lớn tiếng bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với nỗi xót thương đau đớn cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông đã từng đau đớn, vấn khuất trước những bất hạnh của nhân vật: "thương thay cũng một kiếp người/ hại thay mang lấy sắc tài mà chi". Thúy Kiều còn là tiếng kêu thương cho số phận của những người phụ nữ "Thương thay thân phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" - Nguyễn Du sống trong xã hội phong kiến nhưng ông dám đi ngược lại những lề thói vô lý của xã hội đó để Thúy Kiều hát lên bài ca về tình yêu tự do, về hạnh phúc, về công lý + "Bước chân xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" của Kiều đến với Kim Trọng đã thể hiện thái độ chống lại lễ giáo phong kiến, dám chủ động đến với tình yêu tự do, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến + Truyện Kiều là khát vọng công lý mà Từ Hải chính là biểu tượng của công lý tự do - Nguyễn Du tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người lương thiện khiến họ phải khổ sở, điêu đứng 2. Giá trị nghệ thuật - Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du và của văn học Việt Nam - Ngôn ngữ trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn có chức năng thẩm mĩ - Khắc hoạ nhân vật - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên - Nghệ thuật miêu tả người

Đánh giá các tác phẩm lớp 9 năm 2024

  • 4

CHỊ EM THÚY KIỀU​

~ Nguyễn Du ~​

  1. Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích Nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều": gặp gỡ và đính ước

2. Bố cục:

chia làm 4 phần - Phần 1: bốn câu đầu [tex]\rightarrow[/tex] giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều - Phần 2: bốn câu tiếp[tex]\rightarrow[/tex] Vẻ đẹp của Thúy Vân - Phần 3: 12 câu tiếp [tex]\rightarrow[/tex] Vẻ đẹp của Thúy Kiều - Phần 4: còn lại [tex]\rightarrow[/tex] nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

3. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

Đầu lòng hai ả tố nga,​

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân. Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. ​

II. Phân tích 1. Giới thiệu khái quát vẻ đẹp của hai chị em

- Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du không vội vàng miêu tả vẻ đẹp riêng của hai chị em mà giới thiệu khái quát vẻ đẹp của họ. + Cả hai là con gái của viên ngoại họ Vương, đều là thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Xét về vị trí: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em + Đồng thời, họ còn có vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, trong sáng "Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". "Mai cốt cách" - dáng người thanh cao, mảnh dẻ như cây mai. "Tuyết tinh thần" - phong thái và tâm hồn trắng trong như tuyết - Lời bình khép lại bốn dòng thơ đầu "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" cho thấy nét riêng của hai nhân vật vừa tô đậm vẻ đẹp chung toàn diện [tex]\Rightarrow[/tex] Bốn câu thơ vô cùng ngắn gọn, song với bút pháp tả người của Nguyễn Du thật tài tình, đó là bút pháp ước lệ tượng trưng thường thấy trong thơ cổ. Nhà thơ đã lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm khuôn mẫu để tả vẻ đẹp con người vừa làm nổi bật cái chung lại không làm mất đi nét riêng. Qua đó, ta thấy được cảm hứng ngợi ca tài năng, nhan sắc của con người đang tràn trề trong từng câu chữ

2. Vẻ đẹp của Thúy Vân

- Đến với bốn câu thơ tiếp theo, vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã để Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đoan trang, quý phái