Đánh giá hiệu quả là gì năm 2024

Bất cứ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đội ngũ nhân viên chính là nền tảng, là bộ phận “nòng cốt” giữ vai trò quan trọng quyết định sự phát triển hay thụt lùi của công ty. Do đó, việc đánh giá thực hiện công việc của từng nhân sự, để từ đó giúp họ khắc phục hạn chế và phát huy điểm mạnh, trau dồi chuyên môn nhằm cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp là việc không thể bỏ qua.

Tầm quan trọng của việc đánh giá thực hiện công việc nhân viên:

Thứ nhất, tạo động lực làm việc và tăng cường sự hợp tác Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phương pháp để đánh giá chính xác khả năng thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như: phần mềm quản lý, sơ đồ, biểu đồ, hệ thống phân tích chức năng, hệ thống điếm số KPIs,… Nhiệm vụ của bộ phận quản lý doanh nghiệp là tìm ra một công cụ trực quan phù hợp và tốt nhất để nắm vững cấu trúc nhóm, nguồn nhân lực, thời hạn hoàn thành dự án của vị trí, bộ phận, phòng ban. Một khi bộ phận quản lý nắm bắt tốt tình hình thực hiện công việc của nhân viên, bộ phận hay tình trạng của dự án, từ đó có thể giúp nhân viên nhìn nhận rõ ràng hơn về các hoạt động đang diễn ra và phá hiện điều tắt nghẽn hay sai phạm, thúc đẩy họ làm việc hiểu quả hơn.

Thứ 2, giúp nhân viên hiểu làm thế nào để có thể làm việc tốt hơn Từ bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp nhân viên có động lực hoàn thành những nhiệm vụ được giao và hiểu hơn về dự án khi có thể tự nhìn thấy sự tiến bộ của mình hay tạo sự so sánh nó với đồng nghiệp khác.

Thứ 3, giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan về nhân viên, đảm bảo đúng người đúng vị trí Dựa trên kết quả thực hiện công việc, nhà quản lý dễ dàng xác định điểm tắc nghẽn trong hoạt động, giúp tái phân bổ nguồn nhân lực một cách phù hợp, giúp công việc chung được thực hiện theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo nguồn chi phí dự trù. Trong quá trình đánh giá thực hiện công việc nhân viên, những người đánh giá có thể áp dụng tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan về sự đánh giá. Điều này làm mất đi giá trị cơ bản của việc đánh giá trong phương diện so sánh, là một trong những nguyên nhân giảm lòng tin của những người bị đánh giá về một hệ thống đánh giá không cụ thể. Do vậy, việc thiết lập một hệ thống đánh giá thực hiện công việc chính thức sẽ là một cơ sở giảm bớt sự khác biệt trên. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc nhân viên là một phương tiện khuyến khích nhà quản lý đưa ra ý kiến phản hồi đầy đủ cần thiết hay thích đáng đối với bộ phận, nhân viên cấp dưới, giúp cho nhân viên có thể điều chỉnh kịp thời, đúng theo hướng có lợi nhất cho bản thân cũng như doanh nghiệp mà họ đang hoạt động.

Thứ 4, cải thiện thái độ làm việc của nhân viên Giả sử một doanh nghiệp không có hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc thì bản thân nhân viên cũng sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi như: họ sẽ không thể nhận ra được sự tiến bộ hay sai sót, lỗi của mình trong quá trình thực hiện công việc; họ sẽ không có được cơ hội được đánh giá xem bản thân mình đã làm việc tốt chưa, xứng đáng với mức lương được hưởng hay không, từ đó có những thay đổi về thái độ làm việc cho phù hợp; họ sẽ không được xác định, sửa chữa các yếu điểm cũng như trau dồi chuyên môn của mình thông qua đào tạo; họ sẽ ít có cơ hội chia sẻ, trao đổi thông tin với các cấp quản lý,… Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên có tầm quan trọng rất lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua và triển khai nó. Bởi vì đây thực sự là một cơ hội để doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân viên hùng mạnh, vươn lên trong môi trường khi mà tính cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Bài viết tham khảo: Bí quyết 6 bước xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ vững mạnh

Bài viết tham khảo: 3 khó khăn trong Đào tạo và Phát triển nhân sự

Bài viết tham khảo: Ứng dụng mô hình đường cong học tập

Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY.

Mỗi nhân viên đều là “tài sản” quý giá, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, hiệu suất công việc của nhân viên là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của toàn bộ tổ chức. Nếu không hiểu rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên thì sẽ rất khó để bám sát mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Vậy hiệu suất công việc của nhân viên là gì? Các nhà lãnh đạo cần chú ý đến những yếu tố nào và có thể làm gì để đánh giá nhân viên? NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG sẽ làm rõ những vấn đề trên qua bài viết sau đây.

Hiệu suất công việc là gì?

Hiệu suất công việc là gì?

Hiệu suất công việc là cách một nhân viên hoàn thành mục tiêu công việc và các nhiệm vụ được yêu cầu, đạt chất lượng và hiệu quả đầu ra tốt với mức chi phí thấp nhất. Hiệu suất công việc góp phần vào việc đánh giá về giá trị mà một nhân viên mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi nhân viên là một khoản đầu tư nghiêm túc của một doanh nghiệp và lợi nhuận mà mỗi nhân viên mang lại rất đáng kể.

Làm thế nào để đo lường hiệu suất công việc của nhân viên?

Để đo lường hiệu suất của nhân viên có nhiều phương pháp khác nhau giữa các vị trí, phòng ban. Sau đây là những cách đo lường hiệu suất công việc của nhân viên phổ biến nhất.

  1. Tốc độ và hiệu quả: Mức độ hoàn thành trung bình của nhân viên trong một ngày, tháng hoặc quý như thế nào? Có khó khăn nào gây cản trở công việc cần giải quyết hay không? Các nguồn lực có thể có để xem xét việc tạo ra năng suất cao hơn không?
  2. Chất lượng và khối lượng: Chất lượng và khối lượng công việc của nhân viên như thế nào so với đồng nghiệp và các nhân viên khác trong cùng vai trò, lĩnh vực hoặc ngành? Nhân viên có đóng góp ý tưởng mới mẻ cho vai trò của họ để mang lại giá trị phát triển cho công ty không?
  3. Tin tưởng và nhất quán: Nhân viên có bị phụ thuộc khi đưa ra các quyết định hay không? Họ hoàn thành công việc có đúng thời hạn hay không? Họ cần được quản lý bởi cấp trên hay có thể tự quản lý tốt? Họ có thể hiện được tiềm năng phát triển trong công ty hay không?

Các số liệu đo lường này sẽ khác nhau tùy thuộc vào chức năng công việc cụ thể. Tất cả nhân viên và người giám sát/đánh giá nên thống nhất dựa trên các mục tiêu và kỳ vọng, làm cơ sở cho mỗi chỉ số. Bằng cách thiết lập các mục tiêu và thời hạn rõ ràng, mỗi nhân viên sẽ hiểu chính xác những gì được mong đợi.

\>>> Xem thêm: Dịch vụ quản lý lương giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng

Phân biệt hiệu suất công việc và hiệu quả công việc

Hiệu suất công việc

Hiệu quả công việc

Khái niệm

Nhân viên hoàn thành 100% mục tiêu công việc đặt ra với mức chi phí thấp nhất.

Nhân viên hoàn thành đúng việc và tạo ra nhiều giá trị hơn so với mục tiêu đề ra.

Vai trò

Đo lường các nguồn lực có sẵn để đạt mục tiêu công việc đề ra.

Đo lường mức độ thực hiện công việc của nhân viên dựa trên những mục tiêu đề ra.

Yếu tố quan trọng nhất

“Do thing right” - Làm việc đúng cách, đúng phương pháp.

“Do the right thing” - Làm đúng việc.

Công thức tính

Hiệu suất công việc = Kết quả đạt được/Chi phí.

Hiệu quả công việc = Kết quả đạt được/Mục tiêu đặt ra.

4 Phương pháp đo lường chính xác hiệu suất công việc phổ biến nhất hiện nay

Có rất nhiều cách để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Trong số các lựa chọn, quý khách hãy chọn cách tiếp cận có thể đánh giá nhân viên một cách chính xác và khách quan nhất, cũng như có thông tin để cải thiện hiệu suất của họ.

Sau đây, NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG sẽ gợi ý 4 phương pháp đo lường chính xác hiệu suất công việc của nhân viên được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay.

Phương pháp OKRs [Objectives and Key Results]

Phương pháp OKRs giúp doanh nghiệp vừa quản trị mục tiêu hiệu quả, vừa đo lường được hiệu suất công việc của nhân viên

Phương pháp OKRs [Objectives and Key Results] là phương pháp quản lý theo mục tiêu, giúp đo lường chính xác hiệu suất công việc của nhân viên. Phương pháp này giống với phương pháp KPIs ở chỗ đều là chỉ số cụ thể, có thể đo lường, đánh giá được. Thế nhưng, OKRs tập trung vào mục tiêu [Objectives], còn KPIs tập trung vào các chỉ số [Indicators]. Nhìn chung, KPIs là các chỉ số tác động và phục vụ cho OKRs. Nhiều doanh nghiệp hiện nay kết hợp cả KPIs và OKRs để đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên.

Với OKRs, người lãnh đạo sẽ chỉ ra cho nhân viên các mục tiêu chính, yếu tố then chốt cần đạt được sau khi hoàn thành một hoặc chuỗi công việc nào đó trong thời gian cụ thể. Quan trọng là kết quả phải gắn liền với mục tiêu.

Phương pháp OKRs đã được áp dụng vào thực tế và kiểm chứng là hiệu quả trong việc thiết lập mục tiêu, đo lường hiệu suất công việc tại các công ty lớn trên thế giới như: Google, Intel, YouTube, Twitter, Amazon,… Tại Việt Nam, OKRs cũng đã được áp dụng tại nhiều công ty lớn như CareerBuilder, FPT,…

OKRs giúp doanh nghiệp đo lường chính xác hiệu suất công việc thông qua nhiều phương thức như:

  • Phản hồi 360o: Nhân viên sẽ nhận được những phản hồi, đánh giá, góp ý từ nhiều phía như cấp trên, đồng nghiệp để cải tiến hiệu suất công việc của họ.
  • Sử dụng thang điểm xếp hạng: Qua việc thực hiện OKRs, nhân viên cũng sẽ biết rõ mình đang hoàn thành mục tiêu ở mức nào, đạt bao nhiêu điểm và sẽ nỗ lực để cải thiện hiệu suất hơn. OKRs được phân thành 2 dạng là OKRs cam kết và OKRs mở rộng.
    • OKRs cam kết: Nhân viên cần đạt được 100% mục tiêu mới được xem là hoàn thành.
    • OKRs mở rộng: Với mục tiêu đòi hỏi yêu cầu cao và mang tính thử thách hơn bình thường, nhân viên chỉ cần hoàn thành được 70% mục tiêu đã được xem là thành công.
  • Nhân viên tự đánh giá: Việc đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu OKRs không theo dạng “thác đổ” một chiều từ lãnh đạo xuống nhân viên, mà luôn xem xét đến yếu tố nhân viên tự đánh giá và cam kết hoàn thành mục tiêu. Thông qua các mục tiêu OKRs, nhân viên cũng có thể cảm nhận được hiệu suất công việc mà họ tự đánh giá và cam kết thực hiện.

Thiết lập cuộc họp trực tiếp giữa nhân viên và người giám sát

Thiết lập cuộc họp trực tiếp giữa nhân viên và người giám sát

Tạo cuộc họp trực tiếp giữa nhân viên và người giám sát là một chiến thuật tuyệt vời, đáp ứng nguyện vọng của những nhân viên thích phản hồi trực tiếp và cảm thấy thoải mái khi được chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của riêng họ. Đây cũng là cơ hội để nhân viên và lãnh đạo có sự giao tiếp và đảm bảo sự minh bạch giữa đôi bên.

Sử dụng biểu đồ xếp hạng dựa vào điểm số

Sử dụng biểu đồ xếp hạng là phương thức dựa vào số liệu cụ thể để nhà quản lý dễ dàng so sánh hiệu suất giữa các nhân viên. Biểu đồ xếp hạng dựa vào điểm số bao gồm các chỉ số hiệu suất và kiểm tra từ 1 đến 5. Số 1 là mức hiệu suất thấp nhất và số 5 là mức cao nhất. Nhân viên sẽ tiến hành tự đánh giá, điền điểm số vào biểu đồ và sau đó so sánh để xem các yếu tố nào cần cải thiện.

\>>> Xem thêm: Cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Đánh giá đồng cấp dưới dạng ẩn danh

Các thành viên trong nhóm cùng làm việc trong một phòng ban và có sự liên quan giữa các công việc nên có sự nhìn nhận và đánh giá cụ thể hơn. Đây là cơ hội để lãnh đạo thu thập dữ liệu có giá trị về nhân viên từ các quan điểm khác nhau của những người làm việc cùng với họ. Việc đánh giá đồng cấp nên sử dụng hình thức ẩn danh để nhân viên cảm thấy thoải mái và trung thực hơn khi đưa ra đánh giá.

Làm thế nào để cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên?

Cả lãnh đạo và nhân viên phải luôn biết hiệu suất công việc của chính mình để có phương án cải thiện. Nếu hiệu suất công việc đang bị ảnh hưởng hoặc cần tăng cường thì việc thực hiện các phương pháp để cải thiện chất lượng và năng suất công việc có thể tạo ra sự thay đổi tích cực.

Dưới đây là 6 cách để cải thiện hiệu suất của nhân viên mà quý khách có thể tham khảo.

Tìm hiểu các vấn đề khiến công việc của nhân viên kém hiệu quả

Người quản lý tìm hiểu và chỉ ra các vấn đề khiến công việc của nhân viên kém hiệu quả

Điều quan trọng để cải thiện hiệu suất công việc của nhân viên là phải hiểu vấn đề gì đã cản trở công việc của họ để giải quyết một cách tốt nhất và cho họ cơ hội cải thiện. Những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của nhân viên có thể là: chưa được đào tạo và bổ sung đầy đủ ngay từ đầu, những tác động bên ngoài làm họ phân tâm, thiếu sự rõ ràng về các mục tiêu của công ty, không cảm thấy được đánh giá cao hoặc không được hỗ trợ tốt trong công việc.

Khuyến khích nhân viên chủ động tương tác trong công việc

Chủ động tương tác và giao tiếp rõ ràng là điều cần thiết để cải thiện hiệu suất của nhân viên. Các thành viên trong nhóm, phòng ban được khuyến khích để truyền đạt quan điểm liên quan đến tiến độ, thời hạn, kỳ vọng, đề xuất mới dựa vào các nguồn lực sẵn có. Bên cạnh đó, sẽ không thực tế và khả quan nếu mong đợi nhân viên thay đổi và cải thiện nhưng không cung cấp cho họ phản hồi và các phương án hành động cụ thể để thực hiện.

Theo chia sẻ của các lãnh đạo tại những công ty lớn, văn hóa khen thưởng sự cộng tác và chia sẻ ý tưởng có thể nâng cao tinh thần, giúp nhân viên tích cực hơn trong công việc, tìm tòi phương án đổi mới để cải thiện mức hiệu suất cho bản thân và các đồng nghiệp khác.

\>>> Tham khảo: Bảng checklist công việc giúp công việc giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất

“Nuôi dưỡng” môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc tích cực sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên

Theo báo cáo về nhân sự, những nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc của họ cũng khiến họ làm việc hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo nên tạo điều kiện để tất cả nhân viên trong tổ chức đều cảm thấy bản thân họ có giá trị, từ đó, năng lượng tích cực sẽ được lan tỏa đến mọi người trong tổ chức.

Ngoài ra, người quản lý cần khuyến khích nhân viên sắp xếp lại bàn làm việc để làm việc hiệu quả, khoa học và nhanh chóng hơn. Theo tâm lý học, sự gọn gàng, sạch sẽ trong không gian làm việc cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của nhóm và đảm bảo giao tiếp tích cực hơn.

Thường xuyên đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân viên

Nhân viên mới sẽ được quan tâm và hướng dẫn rất nhiều trong quá trình làm việc, nhưng đây không phải là khóa đào tạo duy nhất mà nhân viên nhận được. Đào tạo là một phần quan trọng trong việc đảm bảo nhân viên gắn bó và có động lực để suy nghĩ và làm việc theo những phương pháp mới, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc đào tạo liên tục cho phép nhân viên cập nhật thông tin mới nhất và nhận được thông tin bổ sung để tránh bỏ sót những vấn đề quan trọng.

Sử dụng dữ liệu trên các nền tảng quản lý

Trong thời đại số, việc đo lường hiệu suất của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu để quản lý thời gian, đánh giá hiệu quả công việc và biết được giá trị mà kết quả công việc mang lại. Trên thực tế, bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, người quản lý có thể quản lý công việc, phân tích hiệu suất công việc của nhân viên. Nhờ việc sử dụng phần mềm quản lý mà người quản lý có thể giám sát hiệu suất và năng suất làm việc của từng nhân viên tốt hơn.

Quản lý hiệu suất làm việc để khuyến khích sự phát triển

Nhân viên sẽ có động lực và làm việc với năng suất cao hơn khi họ cảm thấy được hỗ trợ cũng như được cung cấp các nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Để quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, đòi hỏi người quản lý phải có sự hiểu biết sâu sắc về từng nhân viên và khuyến khích sự phát triển trong công việc của họ.

Như vậy, có thể thấy rằng hiệu suất công việc là “bài toán” đặt ra với mọi doanh nghiệp, tổ chức. Để tìm được đáp án tốt nhất cho “bài toán” này, người lãnh đạo cần có định hướng, mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của phòng ban, doanh nghiệp. Nếu quý khách đang tìm giải pháp, công cụ hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả, hãy liên hệ với NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG để được tư vấn tận tình nhất!

Một công việc có chất lượng là như thế nào?

Chất lượng công việc là một phạm trù chung có thể là các khía cạnh như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và năng suất. Khi đánh giá chất lượng công việc, hãy nhìn tổng thể bức tranh lớn và cân nhắc các chi tiết nhỏ. Chẳng hạn như nhân viên đã đạt được bao nhiêu mục tiêu của công ty.

Tại sao cần phải đánh giá hiệu quả công việc?

Khi doanh nghiệp, nhà quản lý đánh giá đúng năng lực nhân viên thì việc phân bổ nhân sự sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, khả năng của nhân viên có thể phát huy một cách tốt nhất. Thêm vào đó, nhân viên được đánh giá đúng cũng sẽ hài lòng vì bản thân được công nhận, có thêm động lực để làm việc.

Đánh giá kết quả làm việc là gì?

Đánh giá hiệu quả công việc là quá trình xem xét hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên những tiêu chuẩn đã đặt ra trước đó, nhằm công nhận, khuyến khích nhân viên bằng cách tạo điều kiện, khen thưởng hoặc huấn luyện.

Hiệu quả công việc của nhân viên là gì?

Hiệu quả công việc là khả năng hoàn thành đúng công việc được giao và tạo ra nhiều giá trị nhất có thể so với mục tiêu được đề ra ban đầu. Một nhân sự đạt hiệu quả cao trong công việc là người có khả năng hoàn thành đúng và đủ những công việc được giao với kết quả tối ưu so với các tiêu chuẩn đã được xác định trước đó.

Chủ Đề