Đánh giá thị trường tiêu thụ bia sagato năm 2024

Công ty TNHH một thành viên thương mại Bia Sài Gòn (Satraco) vừa thông báo kết quả chào giá cạnh tranh dịch vụ vận tải đường bộ năm 2019.

Đánh giá thị trường tiêu thụ bia sagato năm 2024

tin liên quan

Năm đầu về tay người Thái, lãi ròng Sabeco sụt giảm

Theo đó, Công ty cổ phần vận tải và giao nhận Bia Sài Gòn (Sabetran), đơn vị vận chuyển bia Sài Gòn từ trước tới nay chỉ còn được vận chuyển hàng tại các nhà máy Bia Sông Lam, Bia Nghệ An, Bia Hà Tĩnh, Bia Quảng Ngãi, Bia Quy Nhơn, Bia Đắk Lắk, Bia Nguyễn Chí Thanh, Bia Củ Chi và kho An Sương, còn các nhà máy khác thì không. Điều này khiến sản lượng thực hiện của Sabetran giảm trên 50% so với lượng thực hiện trong nhưng năm trước và nguy cơ mất việc đang khiến hàng trăm nhân viên của công ty này lo lắng.

Điều này cũng dễ hiểu. Từ một tổ xe của bia Sài Gòn, đến nay Sabetran đã trở thành công ty cổ phần với số lượng phương tiện vận tải hàng đầu với vài trăm đầu xe, trong đó có các dòng xe đầu kéo container, xe chuyên dụng ( xe rồng), xe tải thùng trên 13 tấn và xe tải nhỏ. Đại diện Sabetran cho biết, là đơn vị vận chuyển các sản phẩm của Sabeco thời gian qua, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Sabeco. Chính vì vậy, việc bị cắt giảm sản lượng vận chuyển là "điều bất thường", làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Sabetran. Đặc biệt điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ khiến hàng trăm lao động của công ty phải nghỉ việc.

Thực tế kể từ khi tiếp quản điều hành Sabeco từ tháng 4.2018, việc thay đổi nhân sự cấp cao cũng như ở các mảng hoạt động chủ chốt từ sản xuất, phân phối, marketing, cung ứng, logistic... đã được người Thái tiến hành hàng loạt. Điều này được cho rằng nhằm "tái cơ cấu" để tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên theo Báo cáo tài chính năm 2018, Sabeco bị sụt giảm lợi nhuận sau thuế so với năm 2017. Lũy kế cả năm, Sabeco tăng doanh thu 5% lên 36.035 tỉ đồng, trong đó tăng trưởng có doanh thu bia và bao bì vật tư, trong khi các mảng còn lại bao gồm nước giải khát, rượu… sụt giảm. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, nhưng bù lại phát sinh thêm chi phí tài chính và giảm lãi tại công ty liên doanh - liên kết nên lợi nhuận sau thuế giảm đến 11%, chỉ còn 4.400 tỉ đồng.

Trợ giá triệt hạ "đối thủ" ?

Cụ thể trước Tết Nguyên đán 2019, một số đại lý bán bia tại khu vực miền Tây đã bày tỏ sự hoang mang khi Công ty cổ phần thương mại Bia Sài Gòn - Sông Hậu (công ty con của Sabeco) đã hỗ trợ hơn 379 triệu đồng (chưa gồm thuế VAT) cho các đại lý bán giảm giá bia Sagota của Công ty cổ phần tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây. Cụ thể, công ty này đề nghị các đại lý giảm giá bán bia Sagota Lager ra thị trường thấp hơn giá gốc đến 40.000 đồng/két. Đồng thời yêu cầu không nhập thêm bia Sagota nhằm giảm sự hiện diện của Sagota trên thị trường. Nếu điểm bán nào chấp nhận, Công ty cổ phần thương mại Bia Sài Gòn - Sông Hậu hỗ trợ phần chênh lệch. Một số nhà quan sát cho rằng đó là cách để loại đối thủ cạnh tranh và thiết lập vị thế độc quyền trên thị trường.

Đáng nói, Công ty cổ phần tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây vốn từng được xem là công ty con của Sabeco nhưng nay chỉ còn là công ty liên kết. Tỷ lệ sở hữu của Sabeco tại công ty này khoảng 22% vốn điều lệ.

Đánh giá thị trường tiêu thụ bia sagato năm 2024

Năm 2018 Sabeco đã bị sụt giảm lợi nhuận Ngọc Dương

Thị phần của Sabeco đang dần dần sụt giảm, từ mức 46,7% vào năm 2012 thì ước tính cuối năm 2018 chỉ còn 39%. Theo Bộ Công thương, ngành bia đạt mức sản lượng tiêu thụ hơn 4,67 tỉ lít trong năm 2018, tăng 7% so với cùng kỳ. "Anh cả" Sabeco đã tăng trưởng kém hơn ngành sau hơn nhiều năm dẫn đầu.

Trong khi đó, bia Chang của tập đoàn Thaibev - cổ đông ngoại đang sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco - đã được đẩy mạnh để đến tận tay người tiêu dùng Việt Nam thông qua những màn chào sân ấn tượng từ 2 năm qua. Tập đoàn này đã không giấu mục tiêu trong vòng 5-10 năm tới đưa bia Chang phủ kín thị trường Việt Nam.

Thị phần của Sabeco sụt giảm sẽ là cơ hội cho các loại bia khác chen chân vào thị trường, trong đó có bia Chang của người Thái. Liệu việc giảm sản lượng, dìm đối thủ trong nước có phải là động thái để "ông chủ" mới tại Sabeco từng bước thực hiện được mục tiêu thay thế bia Việt?

Sợ phạt vì vi phạm nồng độ cồn, nhiều người chọn mua bia không cồn cho dịp Tết Nguyên đán tới. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất mảng đồ uống này.

Thị trường bia rượu dịp Tết Nguyên đán năm nay tuy sôi động hơn ngày thường nhưng sức mua vẫn thấp hơn cùng kỳ các năm trước. Một số hãng bia không tăng giá, trong khi các loại bia không nồng độ cồn bắt đầu được người dân tìm mua.

Đánh giá thị trường tiêu thụ bia sagato năm 2024

Bia không cồn sôi động thị trường tết

Do Nghị định 100 ra hiệu lực xử phạt nặng đối với người lái xe sau khi uống rượu bia nên dịp Tết Nguyên đán năm nay nhiều người dân có xu hướng chuyển từ uống bia rượu sang các loại bia không cồn, nước trái cây lên men.

Năm nay cả siêu thị, chợ lẻ và trên mạng đều nhan nhản bia không cồn, như Sagota giá trên dưới 20.000 đồng/lon, 0.0% độ cồn của Heineken, nước trái cây có gas Sedona... Ngoài sản phẩm trong nước, hiện trên thị trường xuất hiện nhiều dòng bia, nước trái cây ngoại nhập có độ cồn thấp hoặc không độ cồn, giá bán khá cạnh tranh.

Nhiều siêu thị đang bán dòng nước ép trái cây không cồn Bundaberg có hàng chục vị nhập từ Úc với giá trên dưới 50.000 đồng/chai; nước ép có gas không cồn Patritti nhập từ Úc; nước hoa quả Yeo's nhập từ Malaysia...

Đại diện siêu thị MM Mega Market cho biết đơn vị chọn đẩy mạnh nhập thêm các loại bia không cồn, độ cồn thấp hoặc nước trái cây lên men. Mặt hàng này với những chủng loại có giá bán bình dân đang bán tốt, mức tăng trưởng 15 - 20%.

Ghi nhận của PV tại một số cửa hàng tạp hóa trên phố Trần Xuân Soạn, Lê Trọng Tấn, Kim Mã..., các loại bia không tăng giá mà có loại còn giảm 5.000 - 10.000 đồng/thùng nhưng sức mua vẫn chậm.

Bà Thu Phương - chủ hàng tạp hóa trên phố Kim Mã, Hà Nội chia sẻ thông thường bia tết thường giá cao hơn trung bình 10.000 - 20.000 đồng nhưng năm nay lại giảm giá. Đây là xu thế chung từ 2 - 3 năm trở lại, quy định xử phạt nồng độ cồn cũng khiến nhiều người dân lo ngại nên sức mua cũng giảm mạnh. Theo bà Phương, thời điểm này mọi năm của hàng của bà còn bán được 30 - 40 thùng bia/ngày, năm nay mỗi ngày chỉ bán được khoảng 20 thùng.

Đánh giá thị trường tiêu thụ bia sagato năm 2024

Bia không cồn được các cửa hàng tăng nhập về phục vụ nhu cầu của khách hàng

Tuyến phố Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh... là những nơi tập trung nhiều cửa hàng, đại lý bán rượu nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận năm nay số lượng người mua tương đối vắng vẻ. Một chủ cửa hàng trên phố Thái Hà cho biết xu hướng tiêu dùng năm nay người dùng mua nhiều rượu độ cồn thấp, dưới 15 độ, chủ yếu là rượu vang hoặc một số loại rượu mơ, rượu nho của Nhật Bản.

"Thị trường bia rượu năm nay sôi động với các loại bia lon không nồng độ cồn. Những loại bia 0 độ uống vị như bia bình thường nhưng lại không có chút cồn nào. Rất phù hợp uống xong phải lái xe trong những ngày tết mà không sợ bị công an phạt", một nhân viên đại lý rượu nhập khẩu ở phố Thái Hà cho hay.

Một cửa hàng tạp hóa trên phố Lê Trọng Tấn (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) gần đây bắt đầu bày bán bia không cồn Heineken, trên nhãn hiệu ghi rõ nồng độ cồn là 0.0. Tuy nhiên, mức giá bia không cồn cũng không rẻ hơn các loại bia có cồn khác, ngược lại giá lại cao hơn bia có cồn từ 10.000 - 15.000 đồng/thùng.

Có thể nói, việc người dân quan tâm đến bia không cồn như một sản phẩm thay thế cho thấy ý thức đã được nâng lên sau những đợt kiểm soát gắt gao của lực lượng cảnh sát giao thông trước những vi phạm về nồng độ cồn. Theo thông tin tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, lực lượng công an trên toàn quốc đã ra quân kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại các địa phương với tinh thần không có ngoại lệ, không có vùng cấm.

Kết quả, có trên 770.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn đã bị xử lý vi phạm hành chính, chiếm 23,04% tổng số vụ vi phạm. Chỉ riêng trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch 2024, cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử phạt 7.570 tài xế vi phạm nồng độ cồn. So với cùng kỳ năm ngoái, số tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý tăng đến 71%.

Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, các siêu thị, cửa hàng đã bày bán đa dạng các mẫu mã, giá thành khác nhau cùng với các chương trình khuyến mãi, giảm giá từ sớm. Tuy nhiên, nhiều dự đoán nhu cầu tiêu thụ bia Tết Giáp Thìn 2024 sẽ có nhiều biến động, khi thị trường ngành bia đang tương đối ảm đạm dù tết truyền thống chỉ còn khoảng nửa tháng nữa.

Mặc dù các tiệm tạp hóa, đại lý bia, rượu và cả siêu thị ở Hà Nội, đủ các loại bia của các thương hiệu, mẫu mã đã ngập tràn khắp các lối đi và chất thành từng khối cao. Tại các siêu thị, nhân viên tiếp thị túc trực liên tục để chào mời nhưng lượng khách hỏi mua vô cùng thưa thớt.

Tại thủ đô, bia Hà Nội vẫn là thương hiệu bia được ưa chuộng nhất. Ngoài ra còn có các thương hiệu bia nhập khẩu như Heineken, Tiger, Carlsberg... cũng đang được người tiêu dùng quan tâm.

Do bia tết đang tiêu thụ khá chậm nên nhiều siêu thị chủ động giảm giá thêm từ 5 - 10%. Nhìn chung, giá bia tết năm 2024 không có nhiều biến động so với năm ngoài. Giá bia các loại tại siêu thị đang rẻ hơn các cửa hàng bên ngoài khoảng 10.000 - 20.000 đồng/thùng.

Ghi nhận tại một siêu thị tại khu trung tâm thương mại cho thấy bia Hà Nội lon 330ml đang có giá từ 290.000 - 320.000 đồng/thùng 24 lon, bia Heineken thường đang có giá 426.000 đồng/thùng, bia Tiger 353.000 đồng/thùng, bia Sài Gòn Special 358.000 đồng/thùng, Sài Gòn Gold 409.000 đồng/thùng, bia 333 giá 285.000 đồng/thùng, bia Budweiser tết có giá 400.000 - 410.000 đồng/thùng

Trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada... cũng đang chào bán rất nhiều mặt hàng bia sản xuất trong nước và nhập khẩu với giá rất cạnh tranh nên cũng chưa có nhiều chương trình giảm giá, mức giảm dao động quanh 5 - 10%, kèm quà tặng và miễn phí giao hàng. Riêng sàn Sendo, bia Tiger bạc Thái giảm đến 29%, còn 359.0000 đồng/thùng.