Đánh giá thực tế bphone 2 năm 2024

Đại diện Bkav cho rằng, Bphone 2 là mẫu smartphone “cận cao cấp”. Tuy nhiên trên thực tế, việc định vị phân khúc – đặc biệt với cấu hình này – có thể nằm ở khúc cuối của tầm trung và khúc đầu của cận cao cấp.

Cấu hình Bphone thế hệ 2 được "rò rỉ" [ảnh: VnReview].

Tầm trung, cận cao cấp…

Nhiều trang tin trang báo công nghệ đưa ra thông tin cấu hình Bphone 2 như sau: Màn hình 5,5 inch FullHD độ phân giải 1920 x 1080; chip Snapdragon 625 lõi 8 [64-bit xung nhịp 2.0GHz, sản xuất theo tiến trình 14nm]; RAM 3GB; camera trước sau là 8/16MP; USB Type-C chạy hệ điều hành BOS trên nền tảng Android 7 Nougat; pin 3.000mAh hỗ trợ sạc nhanh 3.0…

Hãy so với OPPO F3, Bphone 2 ngang bằng về kích cỡ và độ phân giải màn hình, trội hơn một chút về hệ điều hành và camera sau [OPPO F3 chạy Android 6.0, camera sau 13MP], có khác biệt về chip [OPPO F3 chạy chip 8 nhân MT6750T] nhưng lại kém về RAM [OPPO F3 4GB] và camera trước [cụm camera kép của OPPO F3 là 16/8MP] cùng với pin [F3 có pin dung lượng 3.200mAh với công nghệ sạc nhanh VOOC nổi tiếng]. F3 định giá bán ra 6.990.000 đồng.

Samsung Galaxy J7 Pro có cùng phân khúc giá với OPPO F3, cấu hình so với Bphone 2 cũng một 9 một 10. Tuy nhiên, sự vượt trội lớn nhất của Samsung chính là thương hiệu của “ông lớn” này mà Bphone không có được.

Cùng phân khúc này còn có Sony Xperia XA Ultra, trội hơn Bphone 2 về kích cỡ màn hình [6 inch] nhưng cùng độ phân giải, kém hơn về hệ điều hành [Android 6.0], pin và chip [chip Helio P10 8 nhân 64-bit xung nhịp 2.0GHz của MediaTek], ngang ngửa về RAM nhưng lại trội hơn về camera [trước 16MP, sau 21,5MP]… Giá bán online của Sony Xperia XA Ultra hiện chỉ còn 6.640.500 đồng.

Một ứng viên khác là Asus Zenfone 3 ZE520KL, giá 6.990.000 đồng, kém Bphone 2 về kích cỡ màn hình [5,2 inch] nhưng cùng độ phân giải; kém về dung lượng pin [2.650mAh], công nghệ sạc nhanh 3.0 và hệ điều hành [Android 6.0]; tuy nhiên ngang ngửa về tốc độ vi xử lí [Snapdragon 625 với 8 nhân 64-bit xung nhịp 2,0GHz], cũng có USB Type-C và trội hơn về bộ nhớ trong [RAM 4GB].

Qua so sánh chỉ thuần về thông số như trên, có thể thấy cấu hình Bphone 2 đều hơn các mẫu còn lại, tuy nhiên sự trội đều hơn như vậy lại thiếu điểm nhấn tính năng. Với cấu hình như trên được cho rằng của Bphone 2, có thể xếp vào [khúc cuối] tầm trung cũng được mà [khúc đầu] cận cao cấp cũng khả dĩ. Về so sánh hiệu năng hoạt động sẽ khẳng định rõ hơn Bphone 2 ở tầm nào và phân khúc nào, thì cần phải có cơ quan kiểm định độc lập có uy tín xác nhận chứ không thể căn cứ vào những kiểu đo đạc dễ bị xô lệch bởi yếu tố quan hệ và chủ quan.

Định vị giá để bán được hàng mới là quan trọng

Chúng ta có thể thấy trên thị trường, với mức thông số cấu hình như Bphone 2, thường không ít thương hiệu smartphone Trung Quốc [tất nhiên là mạnh hơn thương hiệu Bphone, điển hình như Xiaomi] đẩy mức giá vào khúc cuối tầm trung, nghĩa là khoảng từ 7-8 triệu đồng. Tuy nhiên với một số thương hiệu lớn, điển hình như Samsung, thì thường sẽ đẩy lên phân khúc giá trên 8 triệu đồng, như dòng A [A5, A7 2016/2017] chẳng hạn, nhưng lại có điểm nhấn về thiết kế và một số yếu tố nổi bật để làm marketing. Và quan trọng nhất như đã nói ở trên, là sức mạnh thương hiệu giúp cho một số hãng có thể đẩy vượt phân khúc lên trên mà vẫn được người tiêu dùng chấp nhận.

Nhưng với Bphone 2, nếu đẩy mức giá lên phân khúc cận cao cấp, sẽ là một thách thức lớn. Thách thức này trước tiên đến từ cái “dớp” Bphone đời đầu, được định giá quá cao so với thương hiệu chưa có gì còn thiết kế kiểu dáng thì cũ kĩ. Bphone 2 cải tiến thiết kế kiểu dáng, nhưng về thương hiệu và chất lượng sản phẩm chưa có gì bảo đảm thuyết phục được người tiêu dùng [Bphone đời đầu bị phản ánh còn xảy ra nhiều lỗi].

Phân khúc cận cao cấp từ trên 8 triệu đến dưới 12 triệu đồng, Bphone 2 nằm ở mức nào? Ở mức 8 triệu hoặc 8 triệu hơn đã không hề dễ bán. Có thể, một lượng khách hàng vì tò mò, vì cảm tình, vì muốn sở hữu một mẫu Bphone 2 làm kỉ niệm… sẽ chấp nhận ở mức giá này. Nhưng rõ ràng, Bphone thế hệ 2 không còn nhiều sức nóng hoặc gây tò mò như Bphone đời đầu cách đây 2 năm.

Trường hợp nếu Bphone được định giá ở mức giữa từ 9 đến dưới 10 triệu đồng, thì không chỉ là thách thức mà có thể dẫn đến nguy cơ Bphone 2 sẽ giống như số phận Bphone đời đầu, sẽ rất khó bán được hàng.

Được chú ý trên dư luận, như trường hợp Bphone đời đầu hay thế hệ 2, là một lợi thế nhưng không có nghĩa là đã quyết định được vấn đề bán hàng. Có thể nói, đa phần sự quan tâm về Bphone là tò mò không hoàn toàn dẫn đến quyết định mua hàng.

Ngày 10/10, CEO Nguyễn Tử Quảng của Bkav cho ra mắt thế hệ Bphone 3 tại Trung tâm hội nghị quốc gia. Không ít người người nghĩ anh sẽ lại "nổ", lại là những sản phẩm chất lượng tầm trung và giá thành tầm cao. Nhưng không, Bphone 3 khiến những người tham dự, thậm chí cả cộng đồng Bfan ngỡ ngàng, khi khác với 2 người anh em tiền nhiệm, sản phẩm có chất lượng cao cấp nhưng mức giá tầm trung.

Trước hết, hãy nhìn vào giá thành Bphone 1 và Bphone 2. Năm 2015, Bphone lần đầu tiên trình làng. Ở phiên này, một số chuyên gia đánh giá, máy chỉ được khoảng 6/10 điểm với khá nhiều lỗi lầm như thường xuyên bị nóng, giật, pin kém, camera lấy nét chậm, ảnh mờ mịt, ảnh xuất hiện nhiễu…

Dĩ nhiên với phiên bản đầu tiên, Bkav không thể tránh khỏi thiếu sót nhưng vấn đề đáng nói là mức giá bị đẩy lên quá cao so với chất lượng: Gần 11 triệu đồng cho một thiết bị di động tầm trung, lại chưa hề có thương hiệu. Trong khi 3 năm trước đây, với số tiền này, khách hàng hoàn toàn có những lựa chọn tốt hơn đến từ Sony, Samsung hay thậm chí Apple. Chất lượng thấp, giá thành cao, Bphone 1 bị ném đá là điều dễ hiểu.

Bphone 2 [bên trái] và Bphone 1 [bên phải]

Sang đến phiên bản số 2, rút kinh nghiệm từ lần đầu, chất lượng được cải thiện rõ rệt. Nhiều người dùng phản hồi rằng máy hoạt động mượt, wifi tốt, các lỗi nóng máy hay pin kém đã được nhà sản xuất lắng nghe và khắc phục. Nhưng chỉ chất lượng thôi vẫn chưa đủ. Một thiết bị được hô hào là của người Việt, làm cho người Việt mà mức giá thật "người Mỹ", lên tới gần 10 triệu đồng, thì đại bộ phận người Việt với thu nhập trung bình sẽ chẳng bao giờ chạm đến được.

Vậy nên sau 2 phiên bản đầu tiên, mấu chốt mà đội ngũ Bphone cần chú trọng chính là những sản phẩm có khoảng giá tầm trung nhưng chất lượng ổn định. Nếu Bphone 3 vẫn duy trì chất lượng tốt như Bphone 2 và có mức giá hướng tới đại chúng, sản phẩm "made in Việt Nam" của Bkav chắc chắn sẽ được ủng hộ.

Nhưng thực tế thì sao? Bphone 3 khiến nhiều người bất ngờ khi không chỉ làm tốt ở khâu định giá mà còn tối ưu hóa mặt chất lượng. Một chiếc smartphone phân khúc tầm trung [6,99 triệu đồng] nhưng được trang bị những tính năng của phân khúc cao cấp như màn hình tràn đáy, có thể sử dụng dưới nước trong vòng 30 phút, camera xóa phông, bảo mật tuyệt đối ngay cả khi bị reset,…

Bkav cũng thông minh hơn trong việc định giá khi ở Bphone 3: Ngoài bản tầm trung giá 6,99 triệu đồng, vẫn còn một bản nữa với tên gọi Bphone 3 Pro, giá 9,99 triệu đồng. Chiến lược này giúp Bkav tăng khả năng "đưa Bphone 3 đến cửa từng nhà" nhưng không đi quá xa định vị phân khúc cao cấp.

Về tài "nổ" của CEO Nguyễn Tử Quảng, so với những màn ra mắt trước đây, lần này anh đã tiết chế hơn rất nhiều. Trong thời lượng khoảng 1 tiếng đồng hồ, dù vẫn đôi lần ngợi khen sản phẩm của mình là "đặc biệt", là "chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có thiết kế tràn đáy" hay "tính năng bảo mật hàng đầu, chưa một chiếc điện thoại nào làm được",… nhưng phần trình bày của Bkav đã tập trung làm rõ tính năng chi tiết sản phẩm. Những cụm từ quá "lố", thần thánh hóa Bphone đã không còn xuất hiện với tần suất dày đặc như "cơm bữa".

Nếu các dòng Bphone trước đây bị ném đá vì 2 lý do: sai lầm khi định giá và làm quá khi quảng bá thì với Bphone 3, cả 2 vấn đề đều đã được giải quyết khá tốt.

Nhiều người nói CEO Nguyễn Tử Quảng vẫn còn "nổ" nhưng nếu chất lượng Bphone 3 thật sự tương ứng với những gì anh đang "nổ" thì sao. Khi chưa thật sự trải nghiệm sản phẩm, đừng vội "ném đá" vào công sức của 1.500 con người, bởi khi đó, mọi kết luận chỉ là "tát nước theo mưa" hay "ném đá hội đồng".

Chủ Đề