Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu- tỉnh an giang năm 2009

  • pdf
  • 87 trang
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ước mơ lâu đời của loài người là sống trường thọ, hơn nửa thế kỷ trước
đây người ta còn nói với nhau rằng: Nhân sinh thất thập cổ lai hy [người
thọ 70 xưa nay hiếm]. Thế nhưng cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ,
đời sống vật chất của con người ngày càng hoàn thiện, các kỹ thuật y học
ngày càng tiến bộ, tuổi thọ của con người ngày càng tăng, dẫn đến số người
cao tuổi trong cộng đồng ngày càng tăng tạo ra quá trình tích tuổi.
Quá trình tích tuổi trong dân cư đã đặt loài người trước thách thức mới,
một loạt vấn đề phức tạp về tâm lý xã hội nhu cầu phục vụ đời sống bảo vệ
sức khoẻ, chăm sóc lúc đau ốm,. Đứng trước hiện tượng mới này, ngay các
nước tiên tiến về mặt kinh tế khoa học kỹ thuật, tổ chức xã hội cũng chưa
được chuẩn bị đầy đủ, đang còn trong thời kỳ tìm kiếm phương án giải quyết
đồng bộ và tối ưu.
Trong tiến trình lão hoá, con người có những biến đổi sâu sắc về hình
thái, cấu trúc sinh hoá các tế bào cũng như về hoạt động chức năng của các
nội tạng. Do những biến đổi này, một chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể
khi còn ở lứa tuổi trẻ dần dần trở nên không thích hợp đối với lứa tuổi trung
niên. Ðến lứa tuổi từ 60 trở lên nếu không được điều chỉnh một cách tương
xứng, thực hiện chế độ ăn không tốt sẽ không đảm bảo trạng thái sức khoẻ
bình thường, vì đã chứa đựng những yếu tố gây bệnh, có nhiều bất ổn dẫn đến
bệnh tật, gây tàn phế hoặc tử vong [27],[76], [83].
Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng
vì cơ thể thường đã bị lão hoá. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị
suy giảm và thường hay mắc các bệnh mạn tính. Chế độ ăn và cách ăn uống
sao cho phù hợp với người cao tuổi là hết sức quan trọng [75]. Vì vậy, nghiên
cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi là đáp ứng tính giá trị xã hội.

2

Việt Nam cũng đang đối mặt với quá trình tích tuổi, quan tâm đến vấn đề
này Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chiến lược để cả cộng đồng
cùng thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi. Nhưng mỗi
địa phương đều có những đặc điểm khác nhau, nên cần có những nghiên cứu
về người cao tuổi theo từng vùng và lãnh thổ khác nhau.
Huyện Tân Châu tỉnh An Giang là huyện cù lao ở biên giới Tây Nam
Việt Nam giáp với nước bạn Campuchia và thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, chủ yếu vẫn mang đặc điểm khí hậu và hoạt động sinh hoạt nông
nghiệp của vùng đồng bằng. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước,
số người cao tuổi đang ngày một gia tăng, nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào
xác định tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân- béo phì của
người cao tuổi tại địa phương, cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan để kịp
thời cải thiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại địa phương
trong những giai đoạn tiếp theo, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài:
Nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng ở ngƣời cao tuổi tại huyện Tân
Châu- tỉnh An Giang năm 2009 với hai mục tiêu cụ thể như sau.
1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao
tuổi tại huyện Tân Châu- tỉnh An Giang, năm 2009.

3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.KHÁI NIỆM VỀ NGƢỜI CAO TUỔI
Cho tới nay vẫn còn thiếu một định nghĩa đầy đủ về tuổi già. Có thể gọi
người già hay người cao tuổi [NCT] là những người mà khả năng chức phận
cơ thể suy giảm dẫn tới giảm rõ rệt khả năng lao động trí óc và chân tay cùng
với các biểu hiện bên ngoài. Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ánh
tính chính xác quá trình sinh học. Có người nhiều tuổi nhưng trong vẫn trẻ,
khoẻ mạnh. Trái lại cũng có người chưa nhiều tuổi nhưng đã có nhiều biểu
hiện của sự già. Tiến trình lão hoá do rất nhiều nguyên nhân đã và đang được
nghiên cứu. Vì vậy, sự phân chia theo tuổi chỉ có tính chất ước lệ và chỉ có
giá trị tương đối [9],[32],[35],[57].
Hiện nay khái niệm tuổi già hay người cao tuổi được một số nước trên
thế giới, trong đó có một số nước châu Âu và ngay cả nước Mỹ đã đề nghị sử
dụng đối với người trên 65 tuổi [32], [83],[86].
Theo Tổ chức y tế thế giới, sự sắp xếp các lứa tuổi như sau:
- 45 đến 59: tuổi trung niên
- 60 đến 74: người nhiều tuổi
- 75 đến 90: tuổi già
- Trên 90 : người già sống lâu
Cách quy định trên đây hiện đang được nhiều nước áp dụng [32],[35].
Ở Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký
sắc lệnh công bố Pháp lệnh Người Cao Tuổi vào ngày 12/05/2000 [73]. Sau 9
năm thực hiện pháp lệnh, Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã hệ thống, chỉnh sửa và công bố thay thế pháp lệnh bằng Luật Người
cao tuổi vào ngày 23/11/2009 [54]. Trong đó, quy định rõ: Người cao tuổi
[NCT] được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

4

1.2. TÌNH HÌNH VÀ QUY MÔ DÂN SỐ NGƢỜI CAO TUỔI
1.2.1. Số ngƣời cao tuổi trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới [ WHO] năm 1950, người cao tuổi mới chỉ
có 214 triệu, năm 1970 số người 60 tuổi trở lên trên toàn cầu là 291 triệu,
chiếm 8% toàn dân số thế giới. Năm 1975 đã là 346 triệu, đến năm 2000 là
590 triệu. Tỷ lệ này tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển, từ 5,4% lên
7%, từ 137 triệu năm 1970 lên 354 triệu năm 2000, có nghĩa tăng 2,6 lần [32].
Năm 2008, theo báo cáo thống kê của WHO số người trên 60 tuổi đã
chiếm tỷ lệ 11% dân số toàn cầu. Trong đó, khu vực châu Âu có tỷ lệ cao nhất
đã lên đến 19%, vùng Tây Thái Bình Dương 12% và thấp nhất là Châu Phi
chỉ có tỷ lệ 5% dân số [88]. Riêng tại Mỹ, số người trên 65 tuổi đã là 38,9
triệu người chiếm tỷ lệ 12,8% dân số toàn nước Mỹ [86].
Mức tăng hàng năm của tỷ trọng người cao tuổi là 2,6%, nhanh gấp ba
lần mức tăng dân số. Dự báo đến năm 2045 lần đầu tiên số lượng người già sẽ
vượt số lượng trẻ em. Tại hầu hết các quốc gia, dân số trên 80 tuổi tăng nhanh
hơn các nhóm tuổi khác và sẽ tiếp tục tăng nhanh cho tới năm 2050, điều này
cho thấy một nhu cầu đang tăng về chăm sóc lâu dài [32].
Hiện nay, tuổi trung vị của thế giới là 28 tuổi. Nigeria thuộc miền trung
bắc châu Phi là quốc gia có dân số trẻ nhất với tuổi trung vị là 15; Nhật Bản là
quốc gia có dân số già nhất với tuổi trung vị là 44. Trên toàn thế giới, tuổi
trung vị sẽ tăng lên 10 tuổi trong 4 thập kỷ tới [32].
Điều này làm tăng thêm nhu cầu về chăm sóc và gánh nặng cho nhóm
dân số trong độ tuổi lao động nhằm hỗ trợ những người nghỉ hưu. Xu hướng
này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thị trường
lao động, lương hưu, thuế, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng tới thu xếp cuộc
sống, nhu cầu nhà ở, di cư và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Tiến trình già hoá dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu, xảy ra ở
tất cả các lãnh thổ trên thế giới và ảnh hưởng đến các quốc gia, dân tộc. Dân

5

số cao tuổi ở nhiều nước trên thế giới đang tăng nhanh và sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tới, cả về số lượng cũng như tỷ lệ trong tổng dân số. Xu
hướng dân số này chủ yếu là do tác động của tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ ngày
càng tăng [70],[78].
1.2.2. Ảnh hƣởng tuổi thọ của con ngƣời lên dân số ngƣời cao tuổi về giới
Tuổi thọ trung bình của con người là hy vọng sống ở vào lúc mới sinh.
Số người cao tuổi tăng và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số chung tăng là do
tuổi thọ trung bình được nâng cao[32],[84].
Bảng 1.1. Nước có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất [2005] [69]
Cao nhất

Thấp nhất
Nhật
82
Bốt-soa-na
Ai-xơ-len
81
Lê-sô-tô
Thuỵ Điển
81
Soa-di-lân
Ôx-trây-li-a
80
Dăm-bi-a
Ca-na-đa
80
Ăng-gô-la
Pháp
80
Si-ê-ra Lê-ôn
I-ta-li-a
80
Dim-ba-bu-ê
Na-uy
80
Áp-ga-ni-xtan
Tây Ban Nha
80
Li-bê-ri-a
Thuỵ sĩ
80
Mô-dăm-bích
Bảng 1.2.Tuổi thọ trung bình theo giới [năm 1980] [69]
Nƣớc
Bungari
Balan
Cộng hoà dân chủ Đức [củ]
Rumani
Tiệp khắc
Hungari
Cuba
Liên Xô [củ]
Mông cổ

Nam
68,70
66,90
68,60
67,40
66,70
66,64
66,30
64,00
64,00

35
35
35
37
40
40
41
42
42
42
Nữ
73,90
75,50
74,40
72,00
73,60
72,42
73,50
74,00
65,00

6

Nhìn chung nữ giới cao tuổi thọ cao hơn nam giới, tình trạng đó dẫn đến
tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ trong số người cao tuổi [32].
Bảng 1.3. Số nam có so với 100 nữ theo độ tuổi, loại nước
Năm

Dự báo 2025

1975
Nƣớc đang

Nƣớc

Nƣớc đang

Nƣớc

phát triển

phát triển

phát triển

phát triển

60 - 69

96

74

94

78

70 - 79

88

62

86

75

80

78

48

73

53

Độ tuổi

Ở các nước đang phát triển số nam thấp hơn nữ không nhiều bằng ở các
nước phát triển. Ví dụ vào năm 1975 ở độ tuổi 60-69 tuổi cứ 100 nữ thì có 96
nam ở các nước đang phát triển và 74 nam ở các nước phát triển. Ở các nước
phát triển từ lứa tuổi 80 trở đi, cứ khoảng 2 nữ thì có 1 nam.
So sánh giữa hai thời kỳ 2025 và 1975 thì số nam ở các nước đang phát
triển giảm dần 96 còn 94 và 88 còn 75, trong lúc đó ở các nước phát triển tỷ
số đó tăng dần [từ 74 lên 78, và từ 62 lên 75, và từ 48 lên 53] [32].
Riêng tại Mỹ, số người trên 65 tuổi đã có tỷ lệ 136 nữ [22,4 triệu người]
so với 100 nam [16,5 triệu người] trong năm 2008. Tỷ lệ nữ với nam này tăng
lên theo từng nhóm tuổi, nếu ở nhóm 65- 74 tuổi là 114 thì tăng lên 207 ở
nhóm từ 85 tuổi trở lên [86].
1.2.3. Ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
Qua số liệu thống kê cơ sở và các đợt tổng điều tra dân số các năm 1979,
1989, 1999, cho thấy số lượng người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng và
tỷ lệ so với tổng dân số cũng tăng.

7

Bảng 1.4.Một số đặc điểm về người cao tuổi ở nước ta [4],[5],[32].
Tuổi thọ trung bình

60 tuổi

100 tuổi

1960 [Ở Miền Bắc]

814.591 [5%]

710

30,0

1974 [Ở Miền Bắc]

1.645.659 [6,9%]

903

58,0

Năm

Dân số

Nam Nữ Chung

1979

52.806.090

3.728.110[7,06%]

2.731

63,6 67,8

66,7

1989

64.429.624

4.632.490[7,19%]

2.432

65,7 69,3

68,2

1999

76.327.919

6.201.000[8,12%]

3.695

66,5 70.1

68,9

70,2 75,6

72,8

2009 [4] 86.789.573

9,0%

Do tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh
trong 10 năm qua, chỉ số già hoá của dân số Việt Nam đã tăng 11 điểm
phần trăm sau 10 năm [từ 24,5% năm 1999 lên 35,9%]. Chỉ số già hoá của
nước ta hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á [30%],
tương đương với mức già hoá của In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin, nhưng thấp hơn
mức của Xinh-ga-po [85%] và Thái Lan [52%] [4].
Cần lưu ý rằng người cao tuổi là một lực lượng vẫn còn có thể đóng góp
sức lao động chứ không phải chân yếu tay run và không làm được việc gì.
Thực tế, ngày càng nhiều người cao tuổi tham gia các công việc quan trọng
trong xã hội sau khi đã về hưu: tình nguyện viên, truyền đạt kinh nghiệm và
kiến thức cho người trẻ, giúp đỡ gia đình các công việc nhà Ở Châu Phi,
những bệnh nhân AIDS được cha mẹ họ chăm sóc, khi họ qua đời con của họ
lại tiếp tục được ông bà chăm sóc. Ở Tây Ban Nha, người cao tuổi, đặc biệt là
phụ nữ cao tuổi, đã chăm sóc các bệnh nhân, những người không nơi nương
tựa. Những đóng góp to lớn ấy chỉ có thể được bảo đảm nếu người cao tuổi có
đầy đủ sức khoẻ.
Tuy nhiên, một trong những mối lo ngại lớn hiện nay là cùng với sự già
đi của dân số là sự gia tăng các bệnh mạn tính ở người cao tuổi: bệnh tăng

8

huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, alzheimer, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính Theo thống kê, phần lớn người cao tuổi lại đang sống tại các nước
đang phát triển. Để người cao tuổi vẫn có thể tham gia tích cực đóng góp sức
lao động cần phải có những chính sách phù hợp về chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi.
Hội nghị Toàn cầu về tích tuổi lần 7 ở Singapore, Tổ chức Sức khoẻ Thế
giới đã khuyến cáo thực hiện Chăm sóc sức khoẻ ban đầu thân thiện với lứa
tuổi tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cộng đồng với nhiệm
vụ là truyền thông giáo dục sức khoẻ; huấn luyện kỹ năng, thói quen, hành vi
có lợi đối với sức khoẻ cho người cao tuổi và chăm sóc khoẻ cho họ.
Theo Tổ chức Sức khoẻ Thế giới: Người cao tuổi khoẻ mạnh chính là
một nguồn lực quan trọng cho gia đình, cộng đồng và nền kinh tế. Chính vì
lẽ đó cần có nhiều nghiên cứu về tích tuổi và đề ra các giải pháp kéo dài cuộc
sống khoẻ cho người cao tuổi.
Đảng, Quốc Hội, Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam đã ban hành các
văn bản để khẳng định vai trò của người cao tuổi trong xã hội và đề ra nhiều
chủ trương, chính sách liên quan đến việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe người
chủ tuổi [3],[78].
Để thực hiện các chủ trương và chính sách đó, ngày 05/8/2004 Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc thành lập Uỷ Ban quốc gia về
Người Cao tuổi Việt Nam [59]. Đến ngày 21/ 11/ 2005, Thủ tướng Chính phủ
đã ra quyết định phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao
tuổi Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Trong mục tiêu cụ thể của chương trình
hành động có nêu: Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người
cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và trong các
hoạt động chủ yếu để thực hiện Chương trình thì có mục: d/ Hoạt động nâng
cao sức khoẻ cho Người cao tuổi [60]. Đồng thời, ngày 26/05/2006 Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định chọn ngày sáu tháng sáu hằng năm làm
Ngày truyền thống Người Cao tuổi Việt Nam [61].

9

1.3. BIẾN ĐỔI VỀ HÌNH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH TUỔI
1.3.1. Biến đổi về chiều cao của cơ thể
Chiều cao đứng cho biết hình thái, thể lực cũng như tầm vóc của mỗi
người. Riêng chiều cao đứng không cho phép đánh giá dinh dưỡng mà nó
phải kết hợp với một hay nhiều kích thước, nhất là cân nặng để lập ra chỉ số
dinh dưỡng và thể lực [2],[28],[81],[82].
Chiều cao của cơ thể đạt mức tối đa khi sự phát triển được hoàn tất, thời
điểm này được đánh dấu bằng sự xương hoá ở các sụn đầu xương [cartilages
épiphysaires] vào lứa tuổi từ 18-21 đối với người Châu Âu, có thể muộn hơn
ở người Châu Á.
Sau đó chiều cao giảm dần trung bình cứ sau 10 năm thì giảm độ 1cm.
Ví dụ: ở một người mà sự phát triển đạt mức hoàn chỉnh lúc 28 đến 30 tuổi,
nếu người ấy sống đến 80 tuổi tức 50 năm sau khi trưởng thành thì lúc ấy
chiều cao của cơ thể có thể giảm bớt 5cm. Sự giảm thiểu này chịu ảnh hưởng
lớn lao của nề nếp của hoạt động thể lực, truyền thống luyện tập, tập quán ăn
uống. Do đó các số liệu có thể rất khác nhau tuỳ theo dân cư, địa phương, cá
nhân [35],[81].
1.3.2. Biến đổi về cân nặng của cơ thể
Cân nặng là một kích thước tổng hợp cơ bản không thể thiếu được để
đánh giá về nhiều mặt như thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng. Tuy nhiên,
riêng cân nặng không cho phép đánh giá thể lực hay dinh dưỡng mà nó phải
kết hợp với một hay nhiều kích thước khác như chiều cao để lập ra các chỉ số
đánh giá thể lực, hay dinh dưỡng [2],[28],[81],[82].
Ở người khoẻ mạnh khối lượng của cơ thể đạt mức tối đa vào tuổi 50,
giữ mức tương đối ổn định cho đến lứa tuổi 70, sau đó giảm dần [35],[81].
Những biến động trong các tham số về chiều cao và cân nặng là phản
ánh tổng quát và đại thể của những biến đổi do tích tuổi tế bào, phân tử và
dưới phân tử. Có thể xác nhận biến đổi này qua các tham số về biến đổi cấu
trúc và biến đổi chuyển hoá [81],[82],[84[.

10

1.4. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
Tình trạng dinh dưỡng [TTDD] là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [28].
TTDD của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của con người khác nhau tuỳ theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý,
và mức độ hoạt động của thể lực và trí lực.
TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và hoạt động của cơ
thể, khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt [thừa hoặc thiếu dinh
dưỡng] là có thể hiện vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
TTDD của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể
bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng, mà ta có thể so sánh với các số liệu
quốc gia hoặc cộng đồng khác [28].
Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp
Quốc [FAO] đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể [Body Mass
Index=BMI] để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành. Công
thức tính:
Cân nặng [kg]
Cách tính BMI =
[Chiều cao]2 [m]
Bảng 1.5. Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WHO [81],[87].
Khoảng BMI

Phân Loại

< 18,5

SDD

18,5 - 24,99

Bình thường

25 - 29,99

Thừa cân

30 - 34,99

Béo phì độ 1

35 - 39,99

Béo phì độ 2

40

Béo phì độ 3

11

Theo tiểu ban công tác về béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực
Tây Thái Bình dương [WPRO] và Hội Đái tháo đường Châu Á, các nguy cơ
của béo phì tăng lên ở ngưỡng BMI thấp hơn so với phân loại quốc tế, do đó
đã đề nghị thang phân loại sau:
Bảng 1.6. Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WPRO
Khoảng BMI

Phân Loại

< 18,5

SDD

18,5 - 22,99

Bình thường

23 - 24,99

Thừa cân

25 - 29,99

Béo phì độ 1

30 - 34,99

Béo phì độ 2

35

Béo phì độ 3

Ngoài ra, để đánh giá mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của
một quần thể trong cộng đồng [2], Tổ chức Y tế Thế giới [WHO- 1995] đã
khuyến nghị dùng các ngưỡng sau đây :
- Tỷ lệ thấp 5- 9% quần thể có BMI < 18,5
- Tỷ lệ vừa 10- 19% quần thể có BMI

Chủ Đề