Danh sách các hộ kinh doanh cá thể

Thống kê các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Đề nghị UBND các xã, phường tiến hành rà soát, thống kê các hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú, khách sạn nghỉ dưỡng [resort], nhà hàng, cửa hàng mua sắm, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch trên địa bàn.
danh sách theo 03 mẫu thống kê đính kèm sau:
- Mẫu 1: Thống kê hoạt động của các cơ sở lưu trú.
- Mẫu 2: Thống kê hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Mẫu 3: Thống kê hoạt động của nhà hàng, cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch và các khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

Dung lượng: 97.50 KB Đã xem: 2851 Đã tải về:

482

Nhấn vào link ở dưới để tải về:

Hộ cá thể được điều hành bởi một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân. Mô hình kinh tế này rất phổ biến hiện nay, bởi nhiều ưu điểm vượt trội phù hợp với hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Vậy hộ cá thể được kinh doanh những ngành nghề nào? Cùng tìm hiểu ngay danh mục ngành nghề kinh doanh hộ cá thể và thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể trong bài viết dưới đây!

1. Hộ kinh doanh cá thể được kinh doanh danh mục ngành nghề nào?

Hộ kinh doanh cá thể là một công dân hoặc một nhóm công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự làm chủ một cơ sở kinh doanh tại một địa điểm. Địa điểm kinh doanh không được phép sử dụng quá 10 lao động. Chủ cơ sở kinh doanh cá thể sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ với tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.

Danh mục ngành nghề hộ cá thể được phép kinh doanh

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh cá thể được phép kinh doanh danh mục ngành nghề sau:

– Ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm với quy mô vừa hoặc nhỏ

– Ngành trồng trọt cây trồng, rau, hoa, cây ăn trái

– Các ngành kinh doanh bán buôn, bán kẻ gồm:

  • Bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn
  • Bán buôn hoa và cây cối
  • Bán buôn lương thực, thực phẩm
  • Bán buôn đồ uống
  • Bán buôn thiết bị, dụng cụ và máy móc
  • Bán buôn sách báo và tạp chí
  • Kinh doanh quán ăn
  • Kinh doanh quán cà phê
  • Kinh doanh nhà hàng
  • Mở cơ sở in ấn
  • Cùng nhiều ngành nghề liên quan khác

Ngoài việc có thể đăng ký ngành nghề mà pháp luật cho phép thì Điều 6, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm danh mục đầu tư cá thể bị cấm đó là:

  • Kinh doanh chất ma túy
  • Kinh doanh hóa chất, khoáng vật nằm trong Phụ lục II của luật này
  • Kinh doanh mẫu thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, quý hiếm cần được bảo vệ
  • Kinh doanh mại dâm
  • Mua bán người và các bộ phận trên cơ thể người
  • Hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người
  • Kinh doanh pháo nổ
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

2. Hộ kinh doanh cá thể được đăng ký tối đa bao nhiêu ngành nghề?

Pháp luật không giới hạn số lượng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Do đó, hộ kinh doanh có thể tự do đăng ký số lượng ngành nghề trong phạm vi hoạt động, nếu đáp ứng được hai điều kiện sau:

 Pháp luật không giới hạn số lượng ngành nghề hộ cá thể đăng ký kinh doanh

– Không phải là ngành nghề kinh doanh bị cấm

– Có đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó

3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Để được kinh doanh theo danh mục ngành nghề cho phép, doanh nghiệp cần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước. Các bước đăng ký thủ tục kinh doanh cá thể gồm:

3.1 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh cá thể theo mẫu

– Bản photo công chứng giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ và các chủ thể tham gia khác [nếu có]

– Đối với một số ngành nghề đặc biệt, có yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì chuẩn bị thêm bản sao công chứng hợp lệ

– Đối với ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì kèm theo văn bản, giấy tờ xác nhận vốn góp từ cơ quan có thẩm quyền

3.2 Quy trình nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn trên và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện

– Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ được thông qua thì hộ cá thẻ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không được thông qua thì sẽ có văn bản thông báo bổ sung giấy tờ đầy đủ.

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại cơ quan đăng ký cấp quận/huyện

Điều kiện để hồ sơ đăng ký thành lập hộ cá thể được thông qua thì ngành nghề đăng ký kinh doanh không nằm trong danh mục cấm, tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đúng quy định và nộp đầy đủ các lệ phí được yêu cầu.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn danh mục ngành nghề kinh doanh hộ cá thể chi tiết nhất. Nếu vẫn còn nhiều vướng mắc khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, hãy liên hệ với Kế toán Minh Châu để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm thành lập công ty tại Đồng Nai

Hộ kinh doanh cá thể là kiểu hình thức kinh doanh được điều hành bởi một cá nhân hoặc một nhóm các công dân Việt Nam. Loại hình kinh doanh hộ cá thể được nhiều người lựa chọn hiện nay để khởi nghiệp. Vậy danh sách các ngành nghề kinh doanh hộ cá thể gồm những ngành cụ thể nào? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu thêm nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí. 

Hộ kinh doanh cá thể

Theo khái niệm được ghi rõ trong nghị định 43, điều 49 thì: Hộ kinh doanh cá thể là một công dân, một nhóm các công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm dân sự làm chủ một cơ sở kinh doanh tại một địa điểm. Địa điểm kinh doanh đó không sử dụng vượt quá 10 nhân công lao động. Chủ cơ sở kinh doanh sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm với tài sản của mình cùng các hoạt động kinh doanh.

Nếu kinh doanh theo nhóm bạn cùng khởi nghiệp thì sẽ có một người đứng ra đại diện để đứng tên và tiện làm giấy tờ. Để đăng ký kinh doanh theo loại hình này thì chủ hộ kinh doanh cần thực hiện theo các trình tự đúng quy định.

Xem thêm:

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục thành lập công ty

Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể

Danh mục các ngành nghề kinh doanh hộ cá thể

Hiện nay có các ngành nghề kinh doanh hộ cá thể nào? Có thể cùng tham khảo qua danh mục các ngành nghề như sau:

  • Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô vừa và nhỏ.
  • Ngành trồng trọt các loại cây, rau, gia vị, cây hoa, cây ăn trái.
  • Các ngành buôn bán lẻ như:
  • Bán thức ăn, nguyên liệu thức ăn.
  • Bán buôn hoa và cây.
  • Bán buôn lương thực, thực phẩm…
  • Bán buôn đồ uống.
  • Bán buôn dụng cụ, thiết bị, máy móc.
  • Bán buôn sách, báo, tạp chí…
  • Cùng nhiều hình thức bán lẻ khác.
  • Kinh doanh quán ăn.
  • Kinh doanh quán cafe.
  • Kinh doanh nhà hàng.
  • Cơ sở in ấn.
  • Cùng nhiều ngành nghề liên quan khác các bạn có thể tra cứu cụ thể để lựa chọn ngành nghề phù hợp nếu muốn kinh doanh

Tra cứu ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất

[Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ]

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Tên ngành
A NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
01 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
011 Trồng cây hàng năm
0111 01110 Trồng lúa
0112 01120 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
0113 01130 Trồng cây lấy củ có chất bột
0114 01140 Trồng cây mía
0115 01150 Trồng cây thuốc lá, thuốc lào
0116 01160 Trồng cây lấy sợi
0117 01170 Trồng cây có hạt chứa dầu
0118 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa
01181 Trồng rau các loại
01182 Trồng đậu các loại
01183 Trồng hoa hàng năm
0119 Trồng cây hàng năm khác
01191 Trồng cây gia vị hàng năm
01192 Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm
01199 Trồng cây hàng năm khác còn lại
012 Trồng cây lâu năm
0121 Trồng cây ăn quả
01211 Trồng nho
01212 Trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
01213 Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác
01214 Trồng táo, mận và các loại quả có hạt như táo
01215 Trồng nhãn, vải, chôm chôm
01219 Trồng cây ăn quả khác
0122 01220 Trồng cây lấy quả chứa dầu
0123 01230 Trồng cây điều
0124 01240 Trồng cây hồ tiêu
0125 01250 Trồng cây cao su
0126 01260 Trồng cây cà phê
0127 01270 Trồng cây chè
0128 Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm
01281 Trồng cây gia vị lâu năm
01282 Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm
0129 Trồng cây lâu năm khác
01291 Trồng cây cảnh lâu năm
01299 Trồng cây lâu năm khác còn lại
013 Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
0131 01310 Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm
0132 01320 Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm
014 Chăn nuôi
0141 Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò
01411 Sản xuất giống trâu, bò
01412 Chăn nuôi trâu, bò
0142 Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa
01421 Sản xuất giống ngựa, lừa
01422 Chăn nuôi ngựa, lừa, la
0144 Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai
01441 Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai
01442 Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai
0145 Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn
01451 Sản xuất giống lợn
01452 Chăn nuôi lợn
0146 Chăn nuôi gia cầm
01461 Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm
01462 Chăn nuôi gà
01463 Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng
01469 Chăn nuôi gia cầm khác
0149 01490 Chăn nuôi khác
015 0150 01500 Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
016 Hoạt động dịch vụ nông nghiệp
0161 01610 Hoạt động dịch vụ trồng trọt
0162 01620 Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
0163 01630 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
0164 01640 Xử lý hạt giống để nhân giống
017 0170 01700 Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan

Bạn có thể tra cứu thêm tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ]

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành nghề phù hợp để lựa chọn kinh doanh, các bạn cần biết thêm về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Tìm hiểu thủ tục để đăng ký kinh doanh hộ cá thể hợp pháp

Chuẩn bị hồ sơ

Trước hết các bạn sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh. Bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ như sau:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo đúng mẫu quy định.

– Bản photo có công chứng giấy CMND của chủ hộ cùng các cá thể tham gia cùng nếu có.

– Đối với một số ngành nghề quy định có chứng chỉ hành nghề thì các bạn chuẩn bị thêm bảo sao hợp lệ.

– Đối với các ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì phải kèm theo giấy tờ, văn bản xác nhận vốn pháp định từ cơ quan có thể quyền.

Như vậy, chuẩn bị đủ hồ sơ các bạn có thể tiếp tục các bước tiếp theo để đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Quy trình đăng ký

Tham khảo qua quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể và làm theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện.

Bước 2: Trong vòng 05 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ xem có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ được thông qua bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Nếu hồ sơ có thiếu sót gì thì cơ quan cũng sẽ thông báo để bạn bổ sung đầy đủ.

Điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể được chấp thuận:

Ngành nghề kinh doanh đúng theo quy định không nằm trong danh sách cấm.

Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đúng quy định. Tham khảo thêm về quy định đặt tên cho công ty, doanh nghiệp.

Nộp đủ các lệ phí theo đúng quy định.

Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ nếu bạn không nhận được bất cứ thông báo gì về việc hồ sơ được thông qua hay không đạt thì bạn có quyền khiếu nại.

Vài lưu ý khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Các bạn cũng nên tham khảo thêm vài lưu ý khi chọn ngành nghề kinh doanh hộ cá thể để đăng ký cùng quy trình chuẩn bị.

Lưu ý

Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể yêu cầu là công dân Việt Nam, đủ từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ hành vi năng lực trách nhiệm dân sự.

Cách đặt tên hộ kinh doanh tương tự như cách đặt tên cho các doanh nghiệp, công ty, cần đáp ứng đúng yêu cầu quy định của pháp luật.

Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được có duy nhất một cơ sở, địa điểm kinh doanh trên toàn quốc. Theo đó chủ hộ không được mở thêm bất cứ cơ sở nào nữa. Bên cạnh đó với một số ngành nghề cụ thể có thêm các yêu cầu khác như: chỗ để xe, chứng nhận ATVSTP…

Yêu cầu về số lượng nhân công lao động tại địa điểm kinh doanh dưới 10 người.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh yêu cầu chọn đúng ngành nghề quy định không phạm phải ngành nghề trong danh sách cấm.

Muốn kinh doanh hợp pháp thì hộ kinh doanh cá thể cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định.

Như vậy, lưu ý các điều trên các bạn có thể tiến hành kinh doanh với loại hình hộ cá thể hiệu quả. Nếu vẫn cần tư vấn thêm về nhu cầu kinh doanh, thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ đến Luật Quốc Bảo để được giải đáp nhé.

Ngoài ra nếu bạn muốn thành lập một công ty thì bạn cần những bước chuẩn bị sau:

– Bạn làm thủ tục đăng ký thành lập công ty với Sở Kế Hoạch Đầu Tư. 

– Bạn cần một địa chỉ để đăng ký làm trụ sở công ty. Đây phải là địa chỉ nhà riêng hoặc văn phòng ảo, không thể dùng địa chỉ chung cư.

Sau khi thành lập công ty, bạn cần khai báo thuế định kỳ với tổng cục thuế [hàng quý], cho dù công ty bạn có phát sinh doanh thu hay không.

Bạn cần đầu tư marketing, để tìm khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp bền vững. Bạn cần một bộ nhận diện thương hiệu [tên gọi, logo, màu sắc, biểu tượng, slogan..] và các giải pháp digital marketing hỗ trợ [lập website, chạy quảng cáo Google, Facebook, SEO, đầu tư Content Marketing, Email Marketing….].

Khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty, Luật Quốc Bảo sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục Nhà nước rườm rà phức tạp.

Bạn không cần phải thuê mặt bằng lớn, mà chỉ cần thuê văn phòng ảo để thành lập công ty. Chi phí thuê văn phòng ảo rất hợp lý.

Luật Quốc Bảo luôn có những chuyên viên thuế nhiều năm kinh nghiệm để tư vấn cho công ty của bạn. Khi bạn thuê văn phòng ảo đồng thời sử dụng luôn dịch vụ thuế của chúng tôi, mọi quy trình khai báo thuế lại càng thuận lợi. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua Luật Quốc Bảo hotline:

Bổ sung ngành nghề kinh doanh hộ cá thể

Việc bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh cá thể được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo thông tin sau đây:

Hồ sơ bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

– Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Mẫu này cấp miễn phí tại bộ phận một cửa hoặc quầy hướng dẫn thủ tục hành chính của UBND quận/huyện.

– Bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể [chủ hộ kinh doanh phải nộp lại giấy phép đang sử dụng để được cấp mới].

– Chứng chỉ hành nghề hoặc các giấy tờ cần thiết có liên quan, đối với những ngành nghề có điều kiện. [*]

– Giấy ủy quyền công chứng [nếu chủ hộ không trực tiếp đi nộp].

Ví dụ [*]: Hộ kinh doanh của anh A đang kinh doanh mua bán hàng hóa. Đến nay, anh có nhu cầu mở 1 phòng khám nhỏ về y học cổ truyền, chủ yếu để bắt mạch, kê đơn cho bệnh nhân [không lưu trú bệnh nhân]. Ngoài những hồ sơ trên, anh A cần phải có chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp thì mới được đăng ký ngành nghề này.

Hình thức nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cho hộ cá thể:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại UBND quận/huyện, nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Cách 2: Nộp online.

Bước 1:

Truy cập trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến:

TP.HCM: Cổng dịch vụ công thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Bước 2:

Đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký với UBND thành phố.

Bước 3

Chọn phần đăng ký thay đổi

Nhập nội dung thay đổi vào hệ thống

Bước 4

Chọn loại tài liệu [scan và tải tài liệu đính kèm]

Bước 5

Ký xác thực và nộp hồ sơ

Khi hồ sơ nộp thành công, mọi kết quả sẽ được gửi trực tiếp vào tin nhắn của số điện thoại mà người đăng ký đã nhập trong quá trình khai thông tin. Sau đó, hộ kinh doanh mang toàn bộ giấy tờ ở trên đến bộ phận một cửa tại UBND quận/huyện, nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để nộp hồ sơ bản cứng và nhận kết quả.

Thời gian nhận kết quả của 2 hình thức trên đều là 3 – 5 ngày làm việc.

Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh

Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh cho hộ cá thể cần lưu ý:

– Không phải ngành nghề nào cũng được đăng ký: những ngành nghề mà hộ kinh doanh đăng ký bổ sung phải thuộc mã ngành kinh tế Việt Nam và không nằm trong danh mục những ngành nghề bị cấm kinh doanh.

– Có những ngành nghề không sẽ bị giới hạn phạm vi hoạt động. Ví dụ: Các ngành nghề sản xuất sẽ không được UBND quận/huyện cho phép hoạt động trong nội thành, mà chỉ được phép hoạt động tại khu vực ngoại thành hoặc các khu sản xuất.

– Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài chứng chỉ hành nghề, hộ kinh doanh phải phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật như: an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Trong trường hợp, bạn muốn thành lập công ty để có thể hoạt động nhiều ngành nghề, hãy tham khảo thêm thủ tục, hồ sơ chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp khi bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh?

1. Hồ sơ bổ sung ngành nghề cho HKD cá thể bao gồm những gì?

Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

Bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể [chủ hộ kinh doanh phải nộp lại giấy phép đang sử dụng để được cấp mới];

Chứng chỉ hành nghề hoặc các giấy tờ cần thiết có liên quan, đối với những ngành nghề có điều kiện;

Giấy ủy quyền công chứng [nếu chủ hộ không trực tiếp đi nộp].

2. Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề HKD bằng những cách thức nào?

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND quận/huyện, nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Hoặc nộp online tại Cổng dịch vụ trực tuyến, theo các địa chỉ sau:

TP.HCM: Cổng dịch vụ công thành phố Hồ Chí Minh;

Hà Nội: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

3. Sau bao lâu thì có thể nhận kết quả hồ sơ bổ sung ngành nghề cho HKD?

Thời gian nhận kết quả cho cả 2 hình thức nộp hồ sơ trực tiếp và online đều là 3 – 5 ngày làm việc.

4. Nếu không muốn bổ sung ngành nghề mà muốn thành lập thêm một HKD khác được không?

Không. Vì mỗi cá nhân chỉ được đứng tên 1 HKD trên toàn quốc. Mặt khác, cá nhân sẽ được đứng tên đồng thời trên 1 HKD và nhiều công ty cùng lúc.

5. Có thể chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty được không?

Được.

​​​​Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh cá thể, hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo để được hỗ trợ nhanh nhất.

Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh

Vốn điều lệ là thông tin được công khai đối với mỗi hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người không biết căn cứ vào đâu để thông báo số vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy vốn điều lệ hộ kinh doanh được quy định cụ thể như thế nào?

Hộ kinh doanh được đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ.

Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:

– Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.

– Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.

Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Mẫu giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh gồm nội dung gì?

Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm

Tên hộ kinh doanh

Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:

Email Website [nếu có]:……………………….

Ngành, nghề kinh doanh

Vốn kinh doanh:

Số lượng lao động

Chủ thể thành lập hộ kinh doanh

Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh:

Chữ ký của chủ hộ

Mẫu giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Phụ lục VI-1

[Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN…..

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Số: ………………….

Đăng ký lần đầu, ngày tháng năm……

Đăng ký thay đổi lần thứ: , ngày tháng năm…..

  1. Tên hộ kinh doanh [ghi bằng chữ in hoa]:………………………………….
  2. Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:

Điện thoại:…………………………….. Fax:……………………………..

Email: ……………………………..Website:……………………………..

  1. Ngành, nghề kinh doanh:……………………………..
  2. Vốn kinh doanh:……………………………..
  3. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh [ghi một trong các chủ thể sau]:Cánhân/Các thành viên hộ gia đình
  4. Thông tin về chủ hộ kinh doanh

Họ và tên [ghi bằng chữ in hoa]:……………………………..

Giới tính:……………………………..

Sinh ngày:…. /…. /…. Dân tộc: Quốc tịch:

Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:……………………………..

Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:……………………………..

Ngày cấp: …./ …/ ….Nơi cấp:……………………………..

Địa chỉ thường trú:……………………………..

Địa chỉ liên lạc:……………………………..

  1. Danh sách thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh

[chỉ ghi trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lậphộ kinh doanh]:

STT Tên thành viên Quốc tịch Địa chỉ liên lạc Địa chỉ thường trú Số Giấy tờ pháp lý của cá nhân Ghi chú
  TRƯỞNG PHÒNG

[Ký, ghi họ tên và đóng dấu]

Câu hỏi thường gặp về mẫu giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

 Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Những chi phí cần nộp khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình?

+ Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

+ Chi phí khắc dấu tròn công ty

+ Chi phí đặt bảng hiệu công ty

+ Chi phí mua chữ ký số gói 1 năm:

+ Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

+ Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng

+ Chi phí đóng thuế môn bài

Kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xử lý như thế nào?

Kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh

Dịch vụ thành lập, đăng ký hộ kinh doanh cá thể/hộ gia đình tại Luật Quốc Bảo

Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể trọn gói tại công ty Luật Quốc Bảo chỉ: 2.000.000 VNĐ [giá đã bao gồm lệ phí nhà nước và không phát sinh]

Khách hàng cần cung cấp: CMND hoặc căn cước công dân sao y công chứng, hợp đồng thuê nhà

– 5-7 ngày làm việc Luật Quốc Bảo sẽ gửi đến quý khách hàng giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ sở

– Thanh toán trước 50%, khi nhận giấy khách hàng sẽ thanh toán phần còn lại.

– Khách hàng chỉ đi lại 1 lần duy nhất khi cùng Luật Quốc Bảo lấy giấy phép kinh doanh

– Luật Quốc Bảo tư vấn miễn phí các vấn đề về thuế có lợi nhất cho cơ sở mình [lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể]

Trên đây là [lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể] trọn gói tại Công ty Luật Quốc Bảo.

Trên đây là thông tin về Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể năm 2022. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác. Hãy liên hệ Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất, mời bạn liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời chính xác, nhanh và thuận tiện nhất. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề