Đau bụng rong kinh phải làm sao

Bị rong kinh phải làm gì cho nhanh khỏi?

SKĐS - Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 1 tuần, lượng máu kinh mất đi quá 80ml. Phụ nữ bị rong kinh sẽ mất máu nhiều gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe. Vậy xử lý rong kinh như thế nào? Ăn gì để nhanh khỏi?

Ảnh minh họa

Rong kinh có phải là một chứng bệnh nguy hiểm?

Rong kinh là gì mà nhiều chị em lại mắc phải vậy? Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động từ 26-32 ngày, kéo dài từ 3-7 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 40-60ml. Nếu vòng kinh có bất kỳ khác thường gì, chẳng hạn thời gian hành kinh trên 7 ngày, kinh nguyệt ra nhiều phải sử dụng 2 băng vệ sinh, thay băng liên tục, bị vón cục kèm khó thở, đau bụng kinh thì rất có khả năng là chị em bị chứng rong huyết.

Rong kinh khá phổ biến ở nữ giới, nhiều người chủ quan không có biện pháp xử lý kịp thời khiến tình trạng này nặng hơn khiến sinh hoạt và sức khỏe bị ảnh hưởng.

- Rong kinh khiến mất máu nhiều, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, da xanh xao

- Rong kinh làm vùng kín ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em, có thể bị hiếm muộn hoặc vô sinh.

Tại sao lại bị rong kinh?

Rong kinh thường xảy ra trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ giai đoạn tiền, mãn kinh, bởi:

- Mất cân bằng hormone: Hormone estrogen và progesterone mất cân bằng, thành nội mạc quá dày sẽ làm kinh nguyệt ra nhiều và thời gian dài hơn.

- Uống thuốc tránh thai bị rong kinh, tác dụng phụ của dụng cụ tránh thai.

- Do mắc bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, người đã từng bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Làm sao để hết rong kinh?

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài khiến sức khỏe sụt giảm nhanh thì người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được xử lý kịp thời, tránh những hệ lụy nguy hiểm. Khi thấy triệu chứng rong huyết nhẹ thì chị em có thể áp dụng những cách chữa rong kinh hiệu quả sau:

- Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng khiến cơ thể mất máu suy nhược

- Tập thể dục đều đặn, tăng sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu

- Bị rong kinh nên ăn gì để giúp cơ thể tốt hơn? Đó là thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi như bông cải xanh, ngũ cốc, bơ, yến mạch, cung cấp nhiều vitamin A,C, E giúp cân bằng nội tiết tố, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan, hạn chế rong kinh.

- Cá biển nhiều chất béo Omega-3 giúp giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm đau, giảm viêm, giúp cân bằng nội tiết tố nữ.

- Thực phẩm giàu sắt: Người bị rong kinh kéo dài dễ bị thiếu máu khiến thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi nên cần bổ sung ngay nhóm thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, gan, hải sản, trứng, các loại hạt để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, bổ máu. Một lưu ý khi bổ sung sắt đó là chị em nên ăn kèm những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, để giúp sắt hấp thụ tốt hơn.

- Sử dụng thảo dược tự nhiên để cải thiện chứng rong kinh như đẩy lùi rong kinh bằng ngải cứu, dùng cây nhọ nồi giúp giảm triệu chứng rong kinh hiệu quả.

Ngoài ra, phụ nữ bị rong kinh nên tránh những thực phẩm có tính hàn, đồ ăn chế biến sẵn vì làm lưu thông máu không tốt gây tình trạng đau bụng kinh. Không nên uống đồ uống chứa cafein, chất kích thích vì tử cung sẽ co thắt mạnh, khử lượng nước khiến tình trạng rong kinh nặng hơn.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 19001259 hoặc Email :

Số GPQC:02359/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Video liên quan

Chủ Đề