Đâu không phải là Ứng dụng của công nghệ tế bào trong công tác giống

  • Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương
  • Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương
  • Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
  • Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
  • Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp
  • Đề thi Công nghệ 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    [trang 80 sgk Công nghệ 10]: Quan sát hình 27.1 và cho biết:

    – Để thực hiện cấy truyền phôi, cần phải cso những điều kiện gì

    – Cấy truyền phôi có những lơi ích gì

    Trả lời:

    – Điều kiện phối giống: Bò cho phôi và nhận phôi động dục đồng pha, không có bệnh tật và hoàn toàn khỏe mạnh, phương tiện nuôi cấy truyền phôi, kĩ thuật thụ tinh phải cao.

    – Lợi ích của cấy truyền phôi: Tạo ra được một số lượng lớn giống vật nuôi trong thời gian ngắn, khai thác được những đặc tính quý, phương pháp này thường được áp dụng cho những giống quý hiếm.

    Câu 1 trang 80 Công nghệ 10: Công nghệ cấy truyền phôi là gì? Trình bày cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi?

    Lời giải:

    – Công nghệ cấy truyền phôi là đưa phôi được tạo ra từ một cá thể cái này vào cơ thể của một cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển như một cá thể bình thường.

    – Cơ sở khoa học: Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu, phôi vẫn sống và phát triển bình thường nếu nó được chuyển vào cơ thể khác đồng pha. Ngoài ra con người có thể điều khiển sinh sản của vật nuôi bằng cách sử dụng hoocmon.

    Câu 2 trang 80 Công nghệ 10: Hãy nêu trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò.

    Lời giải:

    Các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò là:

    – Gây động dục của bò cho phôi và bò nhận phôi.

    – Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi, gây động dục ở bò nhận phôi.

    – Phối giống bò cho phôi với đực giống tốt rồi thu hoạch phôi này rồi cấy phôi cho bò nhận.

    – Bò cho phôi trờ lại bình thường, còn bò nhận phôi có chửa.

    – Đàn con mang tiềm năng di truyền tốt cả bò cho phôi.

    Là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này [ bò cho phôi] vào cơ thể bò mẹ khác [ bò nhận phôi], phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường

    II. Cơ sở khoa học

    Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển

    Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và phát triển bình thường .Sự phù hợp đó gọi là sự đồng pha .

    Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi [ Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt]

    III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò

    1. Điều kiện cấy truyền phôi:

    - Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường

    - Phôi của bò cho phải được thụ tinh [tự nhiên hoặc nhân tạo] và phải được nuôi dưỡng tốt[ hiện nay có ngân hàng phôi...]

    - Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi  và cấy phôi thành công

    2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

    - Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi  nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.

    - Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao

    3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi

    - Bước 1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi  nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt

    - Bước 2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

    Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi

    - Bước 3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo

    - Bước 4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ

    - Bước 5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy”

    - Bước 6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt

    - Bước 7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống

    4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi 

    - Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những vật nuôi quý hiếm

    - Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt

    - Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…

    - Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…

    - Một số thành tựu công nghệ cấy truyền phôi

     Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi 

          Bê sinh đôi ra từ một phôi cắt đôi

    Lời kết

    Như tên tiêu đề của bài Ứng dụng tế bào trong công tác giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

    - Biết được khái niệm và cơ sở khoa học cuả công nghệ cấy truyền phôi bò

    - Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò 

    Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 27. Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 10

    Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 27

    Câu 1: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm nào sau đây:

    A. Đặc tính di truyền tốt.

    B. Sức khoẻ tốt.

    C. Năng suất cao.

    D. Khoẻ mạnh và sinh sản bình thường.

    Đáp án:A. Đặc tính di truyền tốt.

    Giải thích: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm: Đặc tính di truyền tốt - Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 2: Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con bò nào?

    A. Bò nhận phôi .

    B. Cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

    C. Một giống khác.

    D. Bò cho phôi.

    Đáp án:D. Bò cho phôi.

    Giải thích:Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con: Bò cho phôi – Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 3: Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho:

    A. Bò cho phôi.

    B. Bò nhận phôi.

    C. Bò cho phôi trước, bò nhận phôi sau.

    D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

    Đáp án:D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

    Giải thích: Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho: Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi - Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 4:Một trong những ứng dụng công nghệ tế bào cho ngành chăn nuôi bò là:

    A. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống.

    B. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò sản phẩm.

    C. Tạo ra giống bò mới.

    D. Tất cả đều đúng.

    Đáp án:A. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống.

    Giải thích:Một trong những ứng dụng công nghệ tế bào cho ngành chăn nuôi bò là: Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống - SGK trang 79

    Câu 5: Có bao nhiêu bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò:

    A. 8.

    B. 9.

    C. 10.

    D. 11.

    Đáp án:D. 11.

    Giải thích:Có 11 bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò - Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 6: Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là :

    A. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.

    B. Thu hoạch phôi.

    C. Cấy phôi cho bò nhận.

    D. Chọn bò nhận phôi.

    Đáp án:B. Thu hoạch phôi.

    Giải thích:Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là : Thu hoạch phôi - Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 7: Công nghệ cấy truyền phôi có tạo ra giống vật nuôi mới hay không?

    A. Không tạo ra giống mới.

    B. Tạo ra giống mới.

    C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi.

    D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.

    Đáp án:A. Không tạo ra giống mới.

    Giải thích: Công nghệ cấy truyền phôi không tạo ra giống vật nuôi mới mà chỉ đưa phôi từ cơ thể mẹ này sang cơ thể mẹ khác – SGK trang 79

    Câu 8:Về quá trình gây động dục của vật nuôi:

    A. Hoạt động sinh dục của vật nuôi là định kì không thể thay đổi.

    B. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh trưởng điều tiết.

    C. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết

    D. Hoocmon không thể do con người tạo ra.

    Đáp án:C. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết

    Giải thích:Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết – SGK trang 79

    Câu 9: Chọn bò nhận phôi mang những đặc điểm nào sau đây?

    A. Mang đặc tính di truyền mong muốn .

    B. Khả năng sinh sản bình thường.

    C. Có sức khoẻ tốt.

    D. Chăm sóc con tốt.

    Đáp án:B. Khả năng sinh sản bình thường.

    Giải thích: Chọn bò nhận phôi mang đặc điểm: Khả năng sinh sản bình thường - Hình 27.1 SGK trang 80

    Câu 10: Cấy truyền phôi là quá trình:

    A. Đưa phôi từ bò này sang bò khác .

    B. Đưa phôi từ bò nhận phôi sang bò cho phôi.

    C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.

    D. Đưa phôi từ chỗ này sang chỗ khác .

    Đáp án:C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.

    Giải thích: Cấy truyền phôi là quá trình: Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi – SGK trang 79

    Hệ thống kiến thức Công nghệ 10 Bài 27

    I. Khái niệm

    Là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này [ bò cho phôi] vào cơ thể bò mẹ khác [ bò nhận phôi], phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường

    II. Cơ sở khoa học

    Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển

    Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và phát triển bình thường .Sự phù hợp đó gọi là sự đồng pha.

    Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi [ Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt]

    III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò

    1. Điều kiện cấy truyền phôi:

    - Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường

    - Phôi của bò cho phải được thụ tinh [tự nhiên hoặc nhân tạo] và phải được nuôi dưỡng tốt[ hiện nay có ngân hàng phôi...]

    - Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi và cấy phôi thành công

    2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

    - Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.

    - Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao

    3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi

    - Bước 1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt

    - Bước2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

    Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi

    - Bước3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo

    - Bước4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ

    - Bước5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy”

    - Bước6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt

    - Bước7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống

    4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi

    - Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những vật nuôi quý hiếm

    - Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt

    - Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…

    - Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…

    - Một số thành tựu công nghệ cấy truyền phôi

    Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi
    Bê sinh đôi ra từ một phôi cắt đôi

    Video liên quan

    Chủ Đề