Đâu là chức năng đối nội của nhà nước?

Khanh Tran

Trả lời 3 năm trước

Chức năng đối nội: đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.Chức năng đối ngoại:phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …Kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.

Chức năng nhà nước là hoạt động nhà nước mang tính cơ bản nhất, thường xuyên, liên tục, ổn định nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ bản của nhà nước, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước. Vậy chức năng của nhà nước là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Chức năng của nhà nước là gì?

Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.

Ngoài việc tìm hiểu chức năng của nhà nước là gì, chúng ta cũng cần quan tâm đến nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay bao gồm những chức năng nào?

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.

  • Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đây là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới thuận lợi, Nhà nước ta phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước. Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho Nhân dân sản xuất kinh doanh.

  • Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

Đây là một trong những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan trọng; bởi vì, việc thực hiện chức năng này thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước, quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của bản thân Nhà nước và chế độ.

  • Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

  • Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.

Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao

  • Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.

Xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …

  • Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tất cả chức năng đối nội của nhà nước chỉ có thể được triển khai thực hiện tốt khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

  • Chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa

Đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

  • Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ chức năng của nhà nước là gì? Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Nếu các bạn còn vướng mắc xoay quanh đến vấn đề chức năng của nhà nước là gì hoặc nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC:

Hotline:1900.3330 Zalo:0846967979 Gmail:

Website: accgroup.vn

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị cao nhất của mỗi quốc gia, họ là đơn vị đại diện cho người dân, đảm bảo các yêu cầu về tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, đời sống nhân dân; giúp giải quyết các vấn đề ảnh hưởng và xâm phạm đến nhân quyền của con người; là tổ chức bắt buộc phải có tại mỗi quốc gia và không thể thay thế.

Bạn có thể hiểu đơn giản: Chức năng chung của nhà nước chính là việc thực hiện các hoạt động phù hợp với mục đích phát triển; bản chất nhà nước; phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Chức năng chung của nhà nước?

Ví dụ: đối với đất nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam; chức năng của nhà nước là không ngừng mở rộng, nâng cao và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự quốc gia; đảm bảo sự an toàn, tự do cho người dân, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ đất nước, đảm bảo nền kinh tế được kiểm soát, xã hội công bằng, ổn định;…

Ví dụ: đối với đất nước theo chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; chức năng của nhà nước là bóc lột quần chúng nhân dân về các khoản sưu, thuế; bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; đàn áp dã man các cuộc nổi dậy, đấu tranh của quần chúng nhân dân; tiến hành các cuộc chiến tranh, xâm lược gia tăng thuộc địa và vơ vét của cải của các quốc gia khác,…

Xem thêm: Thể chế hành chính nhà nước là gì? Những vấn đề có liên quan

2. Các chức năng cụ thể

Các chức năng cụ thể

Để có thể quản lý và vận hành một đất nước lên đến hàng tỷ người về các vấn đề khác nhau trong xã hội; yêu cầu nhà nước cần có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt; các quy định rõ ràng; chế tài cụ thể; hợp lý với mong muốn, nhu cầu của nhân dân; yêu cầu tất cả nhân dân phải chấp hành.

Bên cạnh việc quản lý các vấn đề trong nước; nhà nước cũng phải quan tâm và chú ý đến mối quan hệ, giải quyết các vấn đề liên quan đến các quốc gia khác. Vì vậy, mỗi nhà nước đều bao gồm 2 chức năng chính: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Việc phân chia giúp nhà nước định hình rõ ràng vấn đề và mức độ xử lý; từ đó giúp đưa ra các giải pháp và triển khai nhanh chóng.

2.1. Chức năng đối nội

Chức năng đối nội được biết đến là hoạt động chủ yếu được thực hiện trong phạm vi quốc gia; xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội;….

Chức năng đối nội

Đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mỗi người dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần vững vàng trong chính trị; luôn luôn chủ động phát hiện và ngăn chặn các thành phần bạo động, phản động; đảm bảo cho đời sống nhân dân được an toàn, ổn định; đưa các quy chế và áp dụng chế tài cụ thể để người dân nắm được và thực hiện nghiêm túc,…

Nếu một nhà nước không có nền chính trị ổn định, không được nhân dân trong nước ủng hộ, các cuộc đình công, biểu tình chắc chắn diễn ra; hành động cướp bóc, bạo loạn gây ảnh hưởng nghiêm trong đến trật tự an ninh, an toàn quốc gia; khiến nhân dân chịu khổ, không gia tăng sản xuất và tạo giá trị kinh tế,.. đất nước sẽ nhanh chóng không được kiểm soát và bị sụp đổ.

Đảm bảo sự an toàn trong quá trình người dân lao động và phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình cho việc nhà nước có vai trò to lớn như nào trong quá trình ổn định nền kinh tế, “tại sao nhà nước không in tiền cho dân tiêu xài thoải mái”; bạn đã từng gặp câu nói này hay tự hỏi mình câu hỏi như này chưa? Và bạn nghĩ xem câu trả lời là gì?

Nhà nước không thể in tiền cho người dân thoải mái tiêu sài vì nó sẽ khiến cho đồng tiền mất đi giá trị và đất nước rơi vào tình trạng lạm phát hay siêu lạm phát. Tiền được hiểu là vật trung gian dùng để trao đổi giá trị; giá trị của mỗi quốc gia nằm ở lượng hàng hóa mà họ sở hữu. Vì vậy, nếu không có sự gia tăng giá trị hàng hóa mà chỉ gia tăng lượng tiền; giá trị đồng tiền giảm, giá trị hàng hóa gia tăng.

Đối nội

Bạn có thể tìm thấy những ví dụ kinh điển cho việc không kiểm soát được lượng tiền in ra khiến cho quốc gia rơi vào tình trạng siêu lạm phát và người dân từ chối dùng đồng tiền của quốc gia mình như: Hy Lạp, Zimbabwe, Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất,…

Bên cạnh việc kiểm soát ổn định tình hình trong nước, nhà nước cũng phải có các chính sách và giải pháp để giao lưu, trao đổi với các quốc gia khác trên thế giới; thúc đẩy sự gia tăng trong kinh tế đất nước; nâng cao đời sống nhân dân,…

Mẫu cv

2.2. Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại được thể hiện rõ nét trong việc thể hiện mối quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Đảm bảo các vấn đề về độc lập chủ quyền lãnh thổ, chống sự xâm phạm của các quốc gia khác, tạo mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tăng cường phát triển cùng các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Chức năng đối ngoại

Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là hai chức năng có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau; việc xác định thực hiện tình hình thực hiện chức năng đối nội là tiền đề cơ sở đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ cho chức năng đối ngoại; đồng thời, kết quả thực hiện của chức năng đối ngoại mang đến những ảnh hưởng to lớn trong việc đưa ra và thực hiện các chức năng đối nội.

Trong việc xây dựng và phát triển nhà nước, mỗi nhà nước đều đưa ra các phương pháp hình thức quản lý khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam, nhà nước áp dụng ba hình thức hoạt động chính: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật; các hình thức này được thực hiện dựa trên các biện pháp về thuyết phục và cưỡng chế.

Tất cả các luật định hay hình thức xử phạt đều bắt nguồn từ nhu cầu và mong muốn của nhân dân; nhà nước chỉ đứng ra với vai trò là người đại diện; tất cả đều phải bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, khi đưa các luật định hay chế độ mới, sẽ có một số nhóm người phản đối; việc của nhà nước là lắng nghe ý kiến của họ, đánh giá chính xác hiệu quả các luật định và thuyết phục nhân dân; đưa ra các chế tài xử phạt hợp lý đối với các cá nhân cố tình vi phạm.

Đối ngoại

Mỗi kiểu nhà nước sẽ hoạt động theo một chế độ khác nhau; vì vậy, các chức năng của nhà nước cũng khác nhau. Để có thể hiểu rõ về chức năng của nhà nước; bạn cần hiểu bản chất chế độ nhà nước là gì; từ đó có cái nhìn chính xác và đưa ra phân tích hợp lý. Ngoài ra, nắm được chức năng của nhà nước, bạn sẽ biết được rằng: để một quốc gia có thể ổn định về chính trị, an toàn trong an ninh quốc gia, nền kinh tế có sự tăng trưởng qua các năm,… đều là những công việc vô cùng khó khăn mà đội ngũ cán bộ nhà nước đang cố gắng nỗ lực từng ngày.

Trên đây là bài chia sẻ của tôi về chức năng của nhà nước là gì? Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nhà nước trong mỗi quốc gia; từ đó tuân thủ nghiêm ngặt các luật định do nhà nước đặt ra; vì sự phát triển chung của toàn xã hội.

Xem thêm: Việc làm quan hệ đối ngoại

Tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Video liên quan

Chủ Đề