Để củng cố pháp luật nhà Trần ban hành bộ luật nào

Nhà Trần ban hành bộ luật nào để củng cố pháp luật?

A. Luật Hồng Đức        

B. Quốc triều hình luật          

C. Luật hình thư      

D. Luật Gia Long

Các câu hỏi tương tự

Câu 30 : Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?   A. Hình thư   B. Quốc triều hình luật   C. Luật Hồng Đức   D. Hoàng Việt luật lệCâu 31: Các chức đại thần văn, võ phần lớn do ai nắm giữ?    A. Người họ Lý   B. Người họ Trần   C. Trần Thủ Độ   D. Trần LiễuCâu 32: Nhiệm vụ của Quốc sử viện là gì? Coi việc chữa bệnh trong cung vua.Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất.Đảm nhận việc viết sử.Trông coi đê điều.Câu 33: Nhiệm vụ của Thái y viện là gì? Coi việc chữa bệnh trong cung vua.Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất.Đảm nhận việc viết sử.Trông coi đê điều.Câu 32: Nhiệm vụ của Tôn nhân phủ là gì? Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất.Đảm nhận việc viết sử.Trông coi đê điều.Coi việc chữa bệnh trong cung vua.Câu 34: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?   A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.   B. Khai thác vàng, đúc đồng.   C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.   D. Đúc tiền.Câu 35: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?   A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.   B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.   C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.   D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.Câu 36: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?   A. Trả lại thư ngay.   B. Vội vàng xin giảng hòa.   C. Bắt giam sứ giả vào ngục.   D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.Câu 37: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?   A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.   B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.   C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.   D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.Câu 38: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?   A. Trần Quốc Toản.   B. Trần Thủ Độ.   C. Trần Quang Khải.   D. Trần Quốc Tuấn.Câu 39: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.   A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.   B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.   C. Thực hiện “vườn không nhà trống”   D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.Câu 40: Ai là người chỉ huy quân Mông Cổ tấn công Đại Việt lần thứ nhất? Thoát Hoan.Trương Văn Hổ.Ô Mã Nhi.Ngột Lương Hợp Thai.Câu 42: Vào cuối tháng 1 - 1285, 50 vạn quân Nguyên do ai chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt?Thoát Hoan.Hốt Tất Liệt.Ô Mã Nhi.Toa Đô.Câu 43: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 2 là gì?Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.Xâm lược Đại Việt và Chăm-pa làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.Câu 44: Tại sao quân Mông Cổ đánh Chăm-pa trước khi đánh Đại Việt?Chăm-pa dễ xâm lược hơn Đại Việt. Làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt.Chăm-pa gần Mông Cổ hơn Đại Việt.Đại Việt ở xa Mông Cổ hơn Đại Việt.Câu 45: Ai là người soạn “Hịch tướng sĩ”?Trần Thái Tông.Trần Quốc Toản.Trần Quốc Tuấn.Trần Khánh Dư.Câu 46: Ý nghĩa của “Hịch tướng sĩ” là gì? Giết giặc Mông Cổ.Sẵn sàng đánh giặc.Kêu gọi cả nước đánh giặc.Động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.Câu 47: Đầu năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng để làm gì? Bàn kế đánh giặc. Xin giảng hòa với quân Mông Cổ.Phong tước cho Trần Quốc Tuấn.Lập chiếu nhường ngôi.Câu 48: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 3 là gì?Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.Xâm lược Đại Việt để trả thù.Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.Xâm lược Đại Việt và Chăm-pa làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.Câu 49: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là:   A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).   B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).   C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).   D. Trận Bạch Đằng.Câu 50: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?   A. Trần Quốc Tuấn   B. Trần Quốc Toản   C. Trần Quang Khải   D. Trần Khánh DưCâu 51: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?   A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.   B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.   C. Thiên Trường, Thăng Long.   D. Bạch Đằng.Câu 52: Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?   A. Trần Quốc Toản.   B. Trần Thủ Độ.   C. Trần Quang Khải.   D. Trần Quốc Tuấn.Câu 53: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?1282128312841285Câu 54:  Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?Trần Quốc TuấnTrần Quốc ToảnTrần Quang KhảiTrần Khánh DưCâu 55: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.Quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long.

Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

Mọi người cho mình câu trả lời nhanh nhé!!!

Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?     

A. Lê Thái Tổ     

B. Lê Thái Tông     

C. Lê Thánh Tông     

D. Lê Nhân Tông

Để củng cố và xây dựng bộ máy nhà nước, những quy định về mặt pháp luật, luật lệ được Nhà nước chú trọng ngay sau khi triều Trần thiết lập và trong quá trình tồn tại của vương triều. Nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị, xã hội được Nhà nước quy định rõ ràng

  • Ban hành Lệnh biên soạn luật lệ và bộ Quốc triều thông chế, Quốc triều thường lễ. Những nội dung này, đều được nhà Trần tiến hành vào những năm đầu sau khi thiết lập vương triều. Tháng 2 năm 1226, năm đầu tiên khi mới lên ngôi vua Trần Thái Tông đã ban hành lệnh biên định luật lệnh điều lệ. Năm 1230, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều thông chế trên cơ sở "Xét lệ các triều trước, định làm thông chế của quốc triều và sửa đổi hình luật lễ nghi, phàm 20 quyển"[1] và "chép công việc cùa quốc triều làm bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển"[2].
  • Quy định lễ Minh thệ mà tư tưởng chủ đạo là thề trung với nước, thề làm quan phải trong sạch. Lễ Minh thệ tổ chức rất nghiêm. Lệ này được triều đình kế thừa lệ cũ của triều Lý. Sử chép: "Hàng năm ngày mồng 4 thảng 4, tể tướng và trăm quan, hồi gà gáy đến chực ngoài của thành, mờ mờ sáng tiến vào triều. Vua ngự ở Hữu lang điện Đại Minh; trăm quan mặc nhung phục làm lễ hai lạy rồi lui ra; đều đủ đội ngũ nghi trượng theo hầu ra cửa Tây kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau thề rồi uống máu. Quan trung thư kiểm chính đọc lời thề rằng: "làm tôi bất trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết". Đọc xong quan tể tướng sai đóng cửa lại để điểm, người nào thiếu mặt thì phạt 5 quan tiền"[3].
Chú thích
  1. Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 10.
  2. Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 11
  3. Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 8 - 9

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Hình luật

Hình luật là bộ luật được ban hành dưới thời Trần.

Giải thích: Năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ Hình luật. Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

Kiến thức tham khảo về nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

1. Nhà Trần thành lập

1.1. Nhà Lý sụp đổ

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.

+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

+ Đời sống nhân dân khổ cực.

+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

+ Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.

- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.

- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên nắm quyền.

1.2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Năm 1226 nhà Trần thành lập.

- Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình; các đơn vị hành chính trung gian; các cấp hành chính cơ sở.

- Đứng đầu nhà nước là vua, vua nhường ngôi sớm cho con và lên làm Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc.

- Các chức đại thần văn võ giao cho người trong họ nắm giữ, hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý (gồm ban văn giữ việc dân, võ nắm việc quân... nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn).

- Việc cử quan lại dựa vào thi cử.

- Các quý tộc Trần được phong vương hầu, ban cấp thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Đặt thêm quan: Quốc sử viện; Thái Y Viện; Tông Nhân Phủ; Hà Đê Sứ; Khuyến Nông Sứ; Đồn Điền Sứ ….

- Cả nước chia làm 12 lộ (Tiền Lê là 10 lộ; Lý là 24 lộ phủ). Đứng đầu có các chức chánh phó An Phủ Sứ. Dưới là phủ, châu, huyện, do các chức tri phủ, tri châu, tri huyện, trông coi.

- Dưới cùng là xã có chức xã quan đứng đầu.

- Việc đặt thêm các chức quan trông coi việc làng xã và sản xuất ... chứng tỏ bộ máy quan lại phát triển và tiến bộ.

- Trung ương:

- Địa phương


1.3. Pháp luật thời Trần

- Ban hành bộ luật mới: Quốc triều hình luật. Xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộngđất.

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường,hoàn thiện hơn và đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

2. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

2.1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng

- Quân đội nhà Trần gồm: Cấm quân và quân ở các lộ

- Chính sách” Ngụ binh ư nông”.

- Chủ trương” Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ

2.2. Phục hồi và phát triển kinh tế.

- Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.

+ Cho phép vương hầu lập điền trang.

+ Chú trọng thủy lợi, đặt chức Hà đê sứ.

→ Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp có nhiều tiến bộ:

- Xưởng thủ công nhà nước - cục Bách tác - sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí ..

- Thủ công nghiệp trong nhân dân như làm gốm có tráng men, đúc đồng, làm giấy......

- Ở các làng xã, chợ búa mọc lên ngày càng nhiều; Thăng Long có 61 phố phường.

- Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất.

- Cửa biển Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài

Những người bán hàng rong ở chợ Bưởi thời Trần

Nhận xét:

* Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp thương nghiệp, và buôn bán với người nước ngoài phát triển, nền kinh tế Đại Việt đang từng bước tiến lên.

* Kinh thành Thăng Long:

- Là trung tâm kinh tế: 61 phố phường buôn bán, xưởng thủ công nhà nước, các ngành nghề thủ công trong nhân dân....

- Trung tâm chính trị: có kinh thành, cơ quan nhà nước

- Là trung tâm văn hóa: điêu khắc có tháp Báo Thiên, chùa Một Cột....các Rồng, các lễ hội có thể thao, ca hát....