Đế quốc mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên miền Bắc như thế nào

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, thực hiện chủ trương của Đảng đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng cả nước, Quảng Bình bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất [1961-1965]. Lần đầu tiên ở Quảng Bình xuất hiện những xí nghiệp quốc doanh sản xuất và góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đều phát triển. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] ở Quảng Bình đang thực hiện có kết quả, thì ngày 4-8-1964 đế quốc Mỹ dựng nên ’’sự kiện vịnh Bắc Bộ", cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi trên miền Bắc. Đến ngày 7-2-1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc nước ta. Từ đó Quảng Bình phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với tình hình thời chiến.

Nắm bắt được những hoạt động quân sự của ta trên địa bàn phía Bắc giới tuyến quân sự, Mỹ - ngụy đã tiến hành những hoạt động gián điệp, biệt kích để dò la tình hình và phá hoại. Chỉ trong năm 1963, Mỹ - ngụy tung ra Quảng Bình hơn 10 toán gián điệp, biệt kích. Tất cả những đợt tung gián điệp, biệt kích xuống địa bàn Quảng Bình đều bị nhân dân phát hiện và làm thất bại, nhưng Mỹ - ngụy vẫn không chịu từ bỏ ý đồ xâm nhập, phá hoại miền Bắc. Từ ý đồ "tạo tiếng vang trong lòng đối phương’’ không thành chúng chuyển sang bí mật bắt cóc cán bộ, nhân dân... và đưa máy bay trinh sát điện tử U2 ra hoạt động trinh sát trên không phận của tỉnh. Đây là bước chuẩn bị leo thang cho việc đánh phá miền Bắc nói chung và Quảng Bình nói riêng sau này.

Từ ngày 8 đến 11 tháng 2-1964, đế quốc Mỹ cho nhiều tốp máy bay tiếp tục đánh phá dữ dội vào thị xã Đồng Hới và các vùng lân cận trong tỉnh. Phối hợp với lực lượng phòng không, quân và dân Quảng Bình đã đánh trả quyết liệt địch ngay từ đầu, bắn cháy, bắn rơi 13 máy bay. Chiến công oanh liệt của quân và dân Quảng Bình đã mở đầu hình thức chiến đấu hiệp đồng của lực lượng phòng không ba thứ quân [bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ].

Thực hiện ý đồ đưa cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, đêm 4-8-1964, Mỹ dựng lên ’’Sự kiện Vịnh Bắc bộ’’. Ngày 5-8-1964, thực hiện kế hoạch ’’Mũi tên xuyên’’, Mỹ cho máy bay thực hiện 3 đợt tấn công vào Cửa Hội [Vinh] và căn cứ hải quân ở cảng sông Gianh. Trong trận đầu này quân và dân Quảng Bình đã bắn rơi 3 chiếc máy bay và 1 chiếc khác bị hỏng.

Ngày 5-8-1964, Mỹ sử dụng hơn 60 máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích, cường kích AD6, A3J, F4H... bất ngờ tiến công hầu hết các căn cứ, khu trú đậu và lực lượng tàu thuyền của hải quan trên tuyến ven biển miền Bắc từ Quảng Bình đến Quảng Ninh. Ở Quảng Bình, chúng đã đánh phá nhiều địa điểm như ở Cảng Gianh, cửa Roòn, Đèo Ngang, Cự Nẫm, nhưng với tinh thần chiến đấu anh dũng, gan dạ, quân và dân Quảng Bình đã bắn rơi 2 chiếc máy bay Mỹ, chiến thắng đó mở đầu trang sử chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của quân dân Quảng Bình.

Ngày 16-10-1964, Mỹ cho máy bay trinh sát dọc tuyến đường chiến lược 12A, bắn phá địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa. Ngày 26-10-1964, máy bay Mỹ ném bom, bắn róckét xuống đồn Cha Lo. Ngày 18-11-1964, Mỹ phát hiện ra phía Tây Quảng Bình có hai tuyến đường chi viện quan trọng [đường 12 và đường 16], Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay trút bom dữ đội xuống miền Tây Quảng Bình. Trong bom đạn ác liệt của kẻ thù, tiếng hô vang vọng của chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 Nguyễn Viết Xuân: ’’Nhằm thẳng quân thù mà bắn’’ đã trở thành khẩu hiệu bất tử, thể hiện tinh thần quyết đánh và quyết thắng của quân và dân ta trước cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù.

Qua hàng loạt cuộc khiêu khích trên biển, trên không, trên bộ từ đầu tháng 8 đến tháng 11-1964, đế quốc Mỹ đã bộc lộ ý đồ chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn, với mục đích hủy diệt Quảng Bình, hủy diệt miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Ngày 7-2-1965, vịn cớ "Trả đũa việc quân giải phóng miền Nam tiến công căn cứ Mỹ ở Plâycu", đế quốc Mỹ cho 49 máy bay đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng, tiến hành chiến dịch "Mũi lao lửa 1" đánh phá Quảng Bình, mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc. Địch tổ chức tập kích thành 2 đợt, nhưng đợt nào chúng cũng bị đánh trả quyết liệt. Trong trận đầu đọ sức với máy bay Mỹ đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng. Hình ảnh mẹ Suốt chèo đò chở bộ đội qua sông, chiến sĩ dân quân Nguyễn Văn Tối và các em bé Bảo Ninh phối hợp chiến đấu, tiếp đạn cho tàu hải quân đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần dũng cảm đánh địch của bộ đội.

Như vậy là cùng với miền Bắc, Quảng Bình bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với một khí thế khẩn trương, chủ động, tự tin và quyết chiến quyết thắng. Quảng Bình cùng với cả nước và vì cả nước quyết tâm đánh thắng trận đầu, giáng cho kẻ thù những đòn trừng trị thích đáng, là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam.

Ngày 2-3-1965, máy bay Mỹ chia thành nhiều tốp luồn lách theo các khe núi để ném bom, đánh phá. Tại cảng Gianh, lúc 14 giờ 47 phút ngày 2-3, đế quốc Mỹ cho 160 lần chiếc máy bay cất cánh từ tàu sân bay mở cuộc tiến công lớn vào căn cứ hải quân nhằm tiêu diệt các tàu chiến và cơ sở cầu cảng. Được các trận địa bắn máy bay bằng súng bộ binh của quân dân xã Quảng Phúc, Thanh Trạch phối hợp, bộ đội cảng Gianh đã đánh bại trận tập kích lớn của không quân Mỹ, bắn rơi, bắn cháy 3 máy bay địch. Kết quả trong trận này, quân và dân Quảng Bình bắn rơi 11 máy bay Mỹ. Đây là chiến thắng lớn nhất của Quảng Bình trong tháng đầu chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ...

Tính đến cuối năm 1965, Quảng Bình đã bắn rơi 141 máy bay Mỹ, dân quân tự vệ độc lập bắn rơi 11 chiếc. Thắng lợi đó đã khẳng định Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình có quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ hy sinh, quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

Quảng Bình cũng là nơi bắn rơi chiếc máy bay thứ 100, 200, 300, 400, 500 và chiếc máy bay thứ 3000 trên miền Bắc. Với tinh thần "xe chưa qua nhà không tiếc", "đường chưa thông không tiếc máu xương", các lực lượng công binh, các chiến sĩ lái ca nô, thanh niên xung phong, dân công hoả tiến kể cả phụ nữ, thiếu niên đã dũng cảm phá bom lấp hố sữa đường, đưa phà, chèo đò cho bộ đội qua sông dưới làn bom đạn của địch. Tổng cộng cả hai lần chiến tranh phá hoại, quân và dân Quảng Bình đã bắn rơi 704 máy bay kể cả máy bay B52, F111, nhiều tên giặc lái bị bắt sống cùng với 86 tàu chiến bị bắn chìm và bắn cháy. Từ trong phong trào cách mạng sôi nổi ấy đã xuất hiện những đơn vị, cá nhân anh hùng, hàng nghìn chiến sĩ hai giỏi và có biết bao nhiêu tấm gương dũng cảm xả thân vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước như liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, mẹ Suốt, Nguyễn Thị Kim Huế v.v... Những chiến công xuất sắc của quân và dân Quảng Bình trên mặt trận sản xuất và chiến đấu đã được Đảng và Chính phủ tặng thưởng nhiều Huân chương và nhiều danh hiệu cao quý. Có thể nói mảnh đất, con người Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã thu hút sự chú ý, lòng kính phục của nhân dân cả nước và bè bạn khắp năm châu, xứng đáng với tên gọi Quảng Bình - Quê hương ’’2 giỏi’’.

Trong khi phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ, vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhân dân Quảng Bình vẫn làm tròn nghĩa vụ đối với cách mạng miền Nam. Với tinh thần ’’thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’’ toàn tỉnh đã huy động đến mức tối đa mọi sức người sức của cho tiền tuyến. Ngoài ra, Quảng Bình còn gửi hàng vạn người con ưu tú của quê hương tới khắp các mặt trận tham gia chiến đấu cùng với hơn 3000 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ tiếp vận tải thương. Suốt trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, Quảng Bình đã bảo đảm thông suốt con đường từ Bắc vào Nam để vận chuyển một khối lượng to lớn sức người sức của cho chiến trường. Bên cạnh đó, mảnh đất Quảng Bình còn vinh dự được Quân ủy Trung ương chọn nơi để mở những con đường chiến lược quan trọng chi viện cho miền Nam. Chính thôn Phong Nha huyện Bố Trạch là điểm xuất phát của con đường mòn Hồ Chí Minh "huyền thoại" trên bộ. Cùng với các chi nhánh quan trọng của nó, như tuyến đường 15 chạy dọc Trường Sơn, đường 12B từ miền Tây Tuyên Hóa qua Sê-Pôn, đường 16 từ làng Ho Lệ Thủy qua bản Đông, đường 20 từ Phong Nha qua tỉnh Khăm Muộn... tạo thành một hệ thống con đường chiến lược vĩ đại, vượt đèo, băng suối và vươn dài gần bằng nửa vòng trái đất. Cảng Gianh cũng là nơi khởi đầu của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Từ đơn vị quân sự vận tải đầu tiên ’’Tập đoàn đánh cá sông Gianh’’ các con tàu lần lượt vượt biển khơi đến với miền Nam ruột thịt.

Trong những năm 1973-1974, nhân dân Quảng Bình đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Đặc biệt về giao thông vận tải, nhiều bến cảng, tuyến đường, cầu cống được phục hồi và xây dựng lại, bảo đảm tăng nhanh tổng khối lượng hàng vận chuyển phục vụ chiến trường. Sự chi viện về vật chất, cán bộ của Quảng Bình dồn dập trong hai năm đó đã góp phần tạo thêm sức mạnh cho Trị Thiên - Huế và miền Nam giành toàn thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử.

Có thể nói rằng, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình thực sự là vùng tuyến lửa của miền Bắc. Nếu tính gộp cả hai lần chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã cho đủ các loại máy bay đánh vào Quảng Bình hơn 8 vạn lần [trong đó có 2.172 lần bằng máy bay chiến lược B.52] với hơn 1,5 triệu tấn bom cùng hàng chục vạn quả rốc-két, tên lửa và tàu chiến đã bắn hơn 14 vạn quả pháo. Bom đạn Mỹ đã giết hại 12.330 người, làm bị thương 18.434 người. Đốt cháy và đánh sập hàng vạn nóc nhà. Trong khói lửa chiến tranh hủy diệt của kẻ thù, Quảng Bình đã rất xứng đáng với sứ mệnh mà cả nước giao phó. Vừa là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng.

NDĐT - Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền bắc, hạn chế những tổn thất và cứu nguy cho cuộc chiến tranh ở miền nam, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ mở cuộc tiến công “mũi tên xuyên”, dùng 64 chiếc máy bay đánh phá ồ ạt các khu vực: sông Gianh [Quảng Bình], Cửa Hội [thành phố Vinh], Lạch Trường [Thanh Hóa], Bãi Cháy [Quảng Ninh]. Các đơn vị Hải quân, phòng không, dân quân tự vệ và các địa phương đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi tám máy bay, bắt sống một phi công Mỹ. Điển hình là ngày 5-8, Bộ Tư lệnh hải quân đã cử Phân đội 3, Tiểu đoàn 135 phục kích, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đồng thời bắn rơi một máy bay, bắn bị thương một chiếc khác. Ngà

Ngày 7-2-1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2-3-1965, Mỹ ném bom liên tục, ác liệt hơn gọi là “sấm rền” đánh phá liên tục miền bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền bắc. Số máy bay Mỹ sử dụng vào cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc năm 1965 trung bình mỗi ngày có 100 đến 160 lần cất cánh, ngày cao điểm là 250 lần cất cánh. Số bom Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam trong năm 1965 lên tới 310.000 tấn. Hạm đội 7 của Mỹ khống chế khu vực cửa biển miền bắc, dùng pháo bắn phá vào đất liền. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh xuất hiện kiểu chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với quy mô lớn và ác liệt. Đáp lời kêu gọi thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân miền bắc đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa chiến đấu vừa sản xuất đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, trên tuyến lửa Quân khu 4 bộ đội ta đã bắn rơi hơn 300 máy bay giặc Mỹ. Trong các ngày 26 và 30 tháng tháng 3 tại Rú Nài [Hà Tĩnh] bộ đội pháo cao xạ đã nhử địch vào trận địa, bắn rơi 12 chiếc máy bay, mở đầu cách đánh phục kích của bộ đội phòng không. Quân dân xã Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ mở đầu phong trào thi đua dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Trong trận chiến đấu ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 bảo vệ cầu Hàm Rồng, bộ đội ta đã bắn rơi hàng chục máy bay, bắt sống một số giặc lái. Những chiến công của bộ đội phòng không không quân đã làm nức lòng đồng bào chiến sĩ cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc xuất hiện mặt trận trên không. Ngày 3 tháng 4 đã trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tại trận địa Suối Hai, Tiểu đoàn tên lửa 62 và 64 của ta phóng những quả đạn đầu tiên bắn rơi máy bay F4C và bắt sống một giặc lái. Đây là chiến máy bay thứ 400 bị bắn rơi trên chiến trường miền bắc. Ngày 24 tháng 7 trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa anh hùng.

Đến cuối năm 1965 quân và dân miền bắc đã bắn rơi 834 chiếc máy bay giặc Mỹ, tiếp đó bắn rơi 773 chiếc năm 1966. Năm 1967 bắn rơi 1.067 chiếc và 571 chiếc năm 1968, bắt sống hàng trăm phi công Mỹ, 143 lần bắn chìm và bắn cháy tàu chiến Mỹ-ngụy. Trước sự thất bại nặng nề ở miền bắc và cả miền nam, ngày 1-11-1968, Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền bắc, sau đó chấp nhận tham gia hội nghị bốn bên tại Pa-ri.

Tài liệu tham khảo: Lịch sử Quân đội nhân dân, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân-1999

Bài tiếp theo: “Chiến thắng Vạn Tường – Bước đầu đánh thắng quân Mỹ về quân sự trong “chiến tranh cục bộ ””.

THU HUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề