Dh viet nam lot top the gioi 2023 kenh14 năm 2024

Phạm Việt Hưng đang du học tại Đại học Chicago [Mỹ]. Hưng từng giành được huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế 2 năm liên tiếp [2022 và 2023]. Với thành tích này, nam sinh hai lần liên tiếp được được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2022 và hạng Nhất năm 2023. Nam sinh được đề cử tại lĩnh vực học tập của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Đinh Cao Sơn, sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2023, Sơn là một trong ba học sinh Việt Nam đoạt huy chương vàng ở kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế tại Thụy Sĩ. Nam sinh có số điểm cao nhất đội, xếp thứ 7 trong số gần 350 học sinh đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với thành tích này, Sơn được Chủ tịch nước trao tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Nam sinh được đề cử tại lĩnh vực học tập của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Nguyễn Tuấn Phong, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, từng giành huy chương bạc Olympic Vật lý châu Âu 2022 và huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2023. Cũng trong năm 2023, tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, Phong là một trong hai học sinh của Việt Nam giành huy chương vàng và là thí sinh có điểm số cao nhất toàn đoàn [37,5/50 điểm, đứng thứ 22/398 thí sinh đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ]. Nam sinh vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước. Tuấn Phong được đề cử tại lĩnh vực học tập của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Lê Văn Phúc, sinh viên ngành Địa lý dân số xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP.HCM], chủ nhiệm nhóm từ thiện Fly To Sky. Trong hơn 5 năm qua, Fly To Sky đã và đang thực hiện hơn 27 dự án cộng đồng, hơn 150 chương trình, chiến dịch ở nhiều lĩnh vực tại 23 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Văn Phúc được đề cử tại lĩnh hoạt động xã hội của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Đặng Cát Tiên, học sinh lớp 9, trường THCS Thái Nguyên [TP Nha Trang, Khánh Hòa]. Năm 2023, Tiên là đại biểu tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em", được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với vai Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp. Tiên sở hữu bảng thành tích học tập, rèn luyện tốt như giải nhì cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp quốc gia năm 2021; giải nhất Hội thi tiếng Anh dành cho cán bộ chỉ huy đội tỉnh Khánh Hòa năm 2022. Cát Tiên được đề cử tại lĩnh hoạt động xã hội của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, mục đích tôn vinh những điển hình thanh niên tiêu biểu, dưới 35 tuổi, thành tích nổi trội, xuất sắc, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, thể dục, thể thao, lao động, sản xuất, bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2023, Thường trực hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhận được 171 hồ sơ từ 58 đơn vị.

Vòng bình chọn trực tuyến top 20 đề cử dự kiến diễn ra từ ngày 20-26/2. Lễ Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 dự kiến diễn ra 20-24/3 tại Hà Nội. Về phần thưởng, ngoài bằng khen và kỷ niệm chương, các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 sẽ nhận phần thưởng 50 triệu đồng/người; 20 triệu đồng/người đối với gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Nếu chỉ tính 29 trường đại học ở Việt Nam được xếp hạng, [không tính các bệnh viện, viện nghiên cứu] thì bảng xếp hạng Top 10 năm 2023 cụ thể như sau:

Thứ 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đứng ở vị trí 1.269 thế giới,

Thứ 2: Trường ĐH Duy Tân, đứng ở vị trí 1.609 thế giới,

Thứ 3: Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM, đứng ở vị trí 4.123 thế giới,

Thứ 4: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đứng ở vị trí 4.430 thế giới,

Thứ 5: Trường ĐH Thủ Dầu Một, đứng ở vị trí 4.712 thế giới,

Thứ 6: ĐH Quốc gia Hà Nội, đứng ở vị trí 4.744 thế giới

Thứ 7: Trường ĐH Y Dược Tp. HCM, đứng ở vị trí 4.943 thế giới,

Thứ 8: Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng, ĐH Oxford tại Tp. HCM, đứng ở vị trí 5.145 thế giới,

Thứ 9: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đứng ở vị trí 5.407 thế giới,

Thứ 10: Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM, đứng ở vị trí 5.596 thế giới.

Đáng chú ý trong năm nay, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM lần đầu được xếp hạng nhưng đã đứng ở vị trí thứ 3 Việt Nam. Các trường đại học tụt hạng và ra khỏi Top 10 là trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Y Hà Nội và trường ĐH Mỏ - Địa chất.

Trường có vị trí xếp hạng tăng cao trong năm 2023 là ĐH Thủ Dầu Một, vươn lên vị trí thứ 5 từ vị trí thứ 12, năm 2022. Trường ĐH Thủ Dầu Một là một trong những trường công lập có tuổi đời trẻ [thành lập năm 2009] nhưng đang dần thiết lập các vị trí xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng Việt Nam và thế giới. Trước đó, vào đầu tháng 2/2023, trường ĐH Thủ Dầu Một đạt vị trí xếp hạng thứ 20 trong tổng 184 trường đại học tại Việt Nam có tên trên bảng xếp Webometrics. Đây cũng là trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đang dần trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Xếp hạng của Top 5 các đại học Việt Nam theo tiêu chí Năng lực Nghiên cứu :

Thứ 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đứng ở vị trí 413 thế giới,

Thứ 2: Trường ĐH Duy Tân, đứng ở vị trí 587 thế giới,

Thứ 3: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đứng ở vị trí 3.431 thế giới,

Thứ 4: Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM, đứng ở vị trí 3.772 thế giới,

Thứ 5: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đứng ở vị trí 3.941 thế giới.

Xếp hạng của Top 5 các đại học Việt Nam theo tiêu chí Tác động Xã hội :

Thứ 1: ĐH Quốc gia Hà Nội, đứng ở vị trí 1.458 thế giới,

Thứ 2: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đứng ở vị trí 1.519 thế giới,

Thứ 3: Trường ĐH Duy Tân, đứng ở vị trí 1.891 thế giới,

Thứ 4: ĐH Quốc gia Tp. HCM, đứng ở vị trí 2.458 thế giới,

Thứ 5: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đứng ở vị trí 2.856 thế giới.

Xếp hạng của Top 5 các đại học Việt Nam theo tiêu chí Năng lực Nghiên cứu và Tác động Xã hội

Kết quả xếp hạng các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới của SCImago dựa trên 3 tiêu chí gồm:

- Năng lực Nghiên cứu [50%]: Thực hiện dựa vào khối lượng, tác động và chất lượng của nghiên cứu từ cơ sở giáo dục.

- Sáng tạo và Đổi mới [30%]: Được tính toán dựa trên số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế của cơ sở giáo dục và các trích dẫn mà kết quả nghiên cứu của cơ sở giáo dục đó nhận được từ các bằng sáng chế.

- Tác động Xã hội [20%]: Dựa vào số trang của website thuộc cơ sở giáo dục và số lượng liên kết ngược và thảo luận trên các mạng xã hội.

Chủ Đề