Dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng là gì năm 2024

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

2. Ai được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng?

Theo Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì người gửi tiền tiết kiệm bao gồm:

- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Trong đó, theo Điều 2 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bao gồm:

- Ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng hợp tác xã.

- Tổ chức tài chính vi mô.

- Quỹ tín dụng nhân dân.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Hình thức tiền gửi tiết kiệm

Hình thức tiền gửi tiết kiệm theo Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:

* Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:

- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;

- Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

* Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.

Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.

4. Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm

Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo Điều 8 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:

- Tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng [sau đây gọi là địa điểm giao dịch], trừ trường hợp nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.

- Đối với mỗi Thẻ tiết kiệm, tổ chức tín dụng được nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp Thẻ tiết kiệm hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức tín dụng.

Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức tín dụng phải đảm bảo việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Để có thể phát triển hơn trong lĩnh vực ngân hàng, bạn sẽ cần có các nghiệp vụ ngân hàng tốt. Vậy, nghiệp vụ ngân hàng là gì? Bạn cần nắm rõ những nghiệp vụ ngân hàng nào? Hãy cùng tham khảo ngay 6 nghiệp vụ ngân hàng bạn cần biết được TopCV tổng hợp ngay sau đây.

Bạn có biết nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là các kỹ năng liên quan đến trình độ chuyên môn để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Đối với các nhân viên ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng là điều quan trọng mà mỗi nhân sự cần có. Nghiệp vụ này sẽ xoay quanh các hoạt động như: kinh doanh, giao dịch, đầu tư tiền tệ, chi phí, tài chính, v.vv.. của ngân hàng.

Tìm việc Ngân hàng

Nghiệp vụ ngân hàng là các kỹ năng chuyên môn liên quan đến hoạt động của ngân hàng

\>>> Xem thêm: Các vị trí trong ngân hàng HOT với mức lương hấp dẫn

Những nghiệp vụ ngân hàng thương mại bạn cần nắm rõ

Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động chính của họ là kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, về cơ bản ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Để làm việc trong các ngân hàng thương mại, bạn sẽ cần nắm 6 nghiệp vụ ngân hàng sau đây.

Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn

Đây là nghiệp vụ phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này phản ánh qua nguồn vốn. Được thể hiện chi tiết qua nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn sẽ bao gồm vốn tự có và nguồn vốn được coi là tự có. Cụ thể như sau:

  • Vốn tự có: Bao gồm vốn điều lệ của ngân hàng hay là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, đã có khi ngân hàng được hình thành, thành lập. Nguồn vốn điều lệ sẽ được ngân hàng sử dụng để mua thiết bị, tài sản và thực hiện một số hoạt động khác. Ngoài ra, vốn tự có sẽ có thêm nguồn quỹ dự trữ, là nguồn vốn do hoạt động phát sinh lợi nhuận ròng hàng tháng của ngân hàng.
  • Vốn được coi là tự có: Là khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của ngân hàng, được sử dụng để chi tiêu cho các khoản mục tạm thời.

Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi cũng là một nghiệp vụ ngân hàng cơ bản bạn nên biết. Hiện nay có khá nhiều ngân hàng đang quan tâm đến nghiệp vụ này của nhân viên. Ngân hàng thường sẽ nhận tiền gửi từ doanh nghiệp, cá nhân hoặc các tổ chức khác, sau đó sẽ trả lãi, gốc khi những khoản tiền gửi này được yêu cầu rút tiền.

Nhận tiền gửi cũng là một nghiệp vụ ngân hàng cơ bản bạn nên biết

Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động này sẽ được sử dụng vào mục đích cho vay để tăng lợi nhuận. Thông thường nguồn vốn huy động sẽ đến từ hoạt động tiền gửi [tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán]. Nhân viên sẽ cần có nghiệp vụ ngân hàng về tín dụng để thực hiện, làm việc liên quan đến mảng này.

Các nghiệp vụ tín dụng sẽ liên quan đến các tính chất, hình thức của khoản vay, được chia thành:

Căn cứ vào mục đích

Căn cứ vào mục đích sẽ bao gồm:

  • Cho vay thương mại, công nghiệp: Các khoản vay ngắn hạn, bổ sung vốn cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hoặc công nghiệp.
  • Cho vay thuê mua.
  • Cho vay nông nghiệp.
  • Cho vay liên quan đến bất động sản.
  • Cho vay kinh doanh.

Căn cứ vào thời hạn vay

  • Cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng: Thường được cho vay với mục đích hỗ trợ thiếu hụt vốn lưu động cho doanh nghiệp.
  • Cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm: Thường được sử dụng cho vay với mục đích đầu tư, mua sắm các loại tài sản cố định.
  • Cho vay dài hạn tối thiểu 3 năm: Cho vay với mục đích xây nhà, đầu tư lớn.

Căn cứ vào hình thái giá trị

  • Cho vay bằng tiền: Là hình thái cho vay bằng tiền mặt.
  • Cho vay bằng tài sản: Cho vay bằng hình thái là một tài sản cố định.

Căn cứ vào mức độ uy tín của người vay

  • Cho vay thế chấp: Là hình thức khách hàng thế chấp tài sản [nhà cửa, sổ đỏ, xe ô tô, v.vv..] có giá trị để nhận khoản vay.
  • Cho vay tín chấp: Vay dựa vào uy tín cá nhân của người đi vay, thủ tục khá đơn giản.

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

  • Vay trả góp: Khách hàng sẽ lựa chọn trả góp khoản vay theo thời gian nhất định.
  • Vay trả một lần: Khách hàng hoàn trả khoản vay và lãi suất với cuối thời gian vay.

\>>> Tại TopCV hiện đang cập nhật nhiều tin tuyển dụng việc làm tín dụng ngân hàng lương cao, chế độ đãi ngộ tốt. Apply ngay để kết nối với nhà tuyển dụng uy tín:

Tìm việc Tín dụng

Nghiệp vụ đầu tư

Ngoài các nghiệp vụ trên, ngân hàng cũng sẽ thực hiện đầu tư như mua bán chứng khoán [cổ phiếu, trái phiếu], đầu tư chứng chỉ quỹ. Nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến đầu tư sẽ giúp bạn có thể hiểu và giúp ngân hàng có lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ ngân hàng kinh doanh đối ngoại là nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động các nguồn vốn ngoại tệ để giúp ngân hàng có thể đầu tư và cho vay để thu về lợi nhuận.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại có liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ

Một số nghiệp vụ khác

Ngoài những nghiệp vụ trên, sẽ có một số nghiệp vụ ngân hàng khác liên các đến các hoạt động như:

  • Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng thực hiện các lệnh chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu.
  • Dịch vụ thu, chi của ngân hàng: Thực hiện ủy nhiệm chi hoặc ủy nhiệm thu.
  • Dịch vụ ủy thác: Thực hiện các ủy thác như chuyển giao tài sản, bảo quản vàng bạc, bảo quản giấy tờ.
  • Dịch vụ mua bán hộ: Thực hiện mua bán trái phiếu, chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng.

Khám phá ngay việc làm mới nhất trên TopCV để chạm tay tới công việc mơ ước:

Tìm việc ngay

\>>> Có thể bạn quan tâm: Tài chính ngân hàng là gì? Cần có những kỹ năng gì để làm tài chính ngân hàng

Tạm kết

Hy vọng với thông tin về các nghiệp vụ ngân hàng được TopCV chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về lĩnh vực này và lựa chọn được hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng việc làm trên TopCV với mức lương hấp dẫn nhé.

Chủ Đề