Điểm chuẩn tính như thế nào

Tin cùng chuyên mục

  • Ngày 28/02: Ca mắc mới Covid-19 lần đầu tăng vọt lên 94.385; Quảng Ninh bổ sung hơn 28.000 F0
  • Các cách khai báo y tế dành cho F0
  • Hướng dẫn thủ tục thay đổi màu sơn cho xe
  • Tối 20/7: Bộ Y tế công bố 2.635 ca nhiễm Covid-19 trong nước
  • Xử lý thế nào khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết?

Công thức tính điểm xét tuyển đại học năm 2021

0

3448

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

    Cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2021 như thế nào? Có gì khác biệt so với các năm trước không? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

    Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?

    Cập nhật: 09/08/2021 09:16

    Người đăng: Nguyễn Trang | 25084 lượt xem

    Điểm sàn là gì? Những thắc mắc này được nhiều thí sinh quan tâm đến. Dưới dây Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ giải thích rõ cho các thí sinh được hiểu.

    Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!

    1. Khái niệm điểm chuẩn là gì?

    Điểm chuẩn là gì?

    Nghe ai đó nói rằng điểm chuẩn của ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [USSH] năm 2019 là 20 điểm. Nhưng bạn vẫn không hiểu điểm chuẩn là gì? Bởi trước đó bạn từng nghe đến điểm sàn năm nay khoảng chừng 19 điểm. Thật dễ để hiểu sai vấn đề ngay trong tích tắc đúng không nào?

    Bạn có thể hiểu đơn giản, điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào một chuyên ngành cụ thể của một cơ sở đào tạo cụ thể nào đó. Điểm chuẩn là mức điểm do chính cơ sở đào đạo đó quyết định, chứ không phải là một cá nhân nào khác, hay nhiều bạn vẫn lầm tưởng điểm chuẩn là do Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra. Trên thực tế, không có một điểm chuẩn chung áp dụng cho tất cả các chuyên ngành, mà mỗi chuyên ngành khác nhau lại có một mức điểm chuẩn khác nhau. Mức điểm chuẩn cho chuyên ngành của cơ sơ đào tạo này cũng không giống và cũng không thể áp dụng cho mức điểm chuẩn cho chuyên ngành đó tại một cơ sở đào tạo khác. Chẳng hạn như, điểm chuẩn của chuyên ngành Việt Nam học của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là 19 điểm, nhưng điểm chuẩn cũng của chuyên ngành Việt Nam học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là 20 điểm.

    Điểm trúng tuyển chính là điểm chuẩn, như vậy có thể hiểu rằng, khi cơ sở đào tạo nhất định nào đó công bố điểm chuẩn trúng tuyển của tất cả các chuyên ngành họ đang đào tạo, thí sinh nào có mức điểm bằng hay có mức điểm cao hơn thang điểm chuẩn mà cơ sở đào tạo đã áp dụng cho chuyên ngành thí sinh đó đăng ký xét tuyển, thì thí sinh đó sẽ trúng tuyển vào ngành đó, có nếu thí sinh nào có mức điểm thấp hơn mức điểm chuẩn, thì thí sinh đó sẽ không được trúng tuyển vào ngành học đã đăng ký xét tuyển. Như vậy, bạn đã hiểu điểm chuẩn là gì rồi phải không nào?

    Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì

    Vì sao lại có điểm sàn: có nhiều lý do, nhưng có những trường hợp cụ thể như sau. Một bạn học sinh đăng ký vào ngành A của trường đại học B, ngành A này được tuyển chỉ tiêu lên đến 50 học sinh, nhưng chỉ có 40 học sinh đăng ký. Bạn học sinh này thi đạt có 4 điểm, nhưng vấn đậu vào ngành A này [lấy điểm từ cao xuống thấp cho đủ số lượng]. Vấn đề nảy sinh chính từ đây, nhiều học sinh điểm thấp vẫn vào đại học, như vậy là hơi bị bất công và khập khiễng.

    Để đảm bảo những học sinh vào đại học phải có trình độ nhất định [không quá tệ], để đảm bảo công bằng, tránh khập khiễng, và một số lý do khác nữa, bộ Giáo dục và đào tạo họp và công bố điểm sàn hàng năm. Các trường không được tuyển học sinh có điểm số thấp hơn quy định vào đại học hoặc cao đẳng.

    Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn của bộ.

    Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành [do trường quyết định]. Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra, thì gần như là đã không đậu vào ngành đó, và thí sinh cần phải tìm phương án khác.

    Điểm sàn và điểm chuẩn có ảnh hưởng gì đến bạn

    Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn của trường, bạn chắc gần như đã không trúng tuyển vào trường, và hướng khác là nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác. Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn rồi đó, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học, thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học, thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự cho điểm sàn cao đẳng.

    Thông tin thêm:

    - Nguyên tắc xác định điểm sàn đảm bảo tất cả các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo kết quả tuyển không quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng sẽ cân nhắc để số lượng thí sinh trên điểm sàn có sự cân đối giữa các khu vực, giữa các loại hình trường.

    - Thực hiện các nguyên tắc này, thông thường mức điểm được xác định sao cho đảm bảo nguồn tuyển trung bình cả 4 khối A, B, C, D khoảng 200%. Tức là số thí sinh trên điểm sàn sẽ gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

    -/-

    Những quy định cần tuân thủ khi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng

    Việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành một quy chế riêng kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, khi tổ chức tuyển sinh, các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ các quy định dưới đây:

    – Đối với các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thì các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    + Các trường có nhiệm vụ xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành đào tạo của đơn vị mình. Theo đó, các bài thi/môn thi để xét tuyển, có thể bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên [Hóa học, Vật Lý, Sinh học] hoặc Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân].

    + Đối với việc xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo đó, căn cứ trên các hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học đối với các đối tượng được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển theo quy định Khoản 2 Điều 2, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh Đại học.

    + Đối với các trường mà có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định của Khoản 6 Điều 10 của Quy chế tuyển sinh.

    – Đối với các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển không dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    + Trước tiên các trường cần lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Theo đó, các trường này có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh sau: Tổ chức thi tuyển theo đề thi của đơn vị mình, xét tuyển học bạ hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Đối với các đơn vị này, Hiệu trường của trường phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi [nếu tổ chức thi tuyển]; xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;

    + Ngoài ra, các trường không áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia có thể sử dụng kết quả tuyển sinh của trường khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển. Tuy nhiên, nếu trường sử dụng phương thức tuyển sinh này cần phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.

    + Bên cạnh đó, các trường không áp dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT quốc gia cũng có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành [sau đây gọi chung là ngành];

    + Đối với các trường không áp dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu sau: [i] Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; [ii] Đảm bảo công bằng [lấy kết quả từ cao xuống thấp], công khai, minh bạch trong tuyển sinh; [iii] không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.

    – Đối với các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh. Các trường thực hiện kết hợp các phương thức tuyển sinh phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức.

    – Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập THPT được ghi trong học thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT phải đảm bảo các ngưỡng theo quy định của Quy chế tuyển sinh. Cụ thể:

    + Nếu sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ bộ giáo dục và đào tạo quy định;

    + Nếu sử dụng kết quả học tập THPT thì điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển được quy định như sau:

    [i] Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên;

    [ii] Đối với các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;

    [iii] Đối với ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc [từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0] thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên;

    [iv] Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc [từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0] thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.

    + Xét tuyển trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên.

    – Trường hợp xét tuyển từ điểm sơ tuyển, thi tuyển do trường tổ chức với điểm thi tốt nghiệp THPT và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và việc thi tuyển phải thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế tuyển sinh Đại học.

    – Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm nhưng phải công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.

    Như vậy, các trường Đại học, Cao đẳng có thể sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cách tính điểm Đại học 2022 sẽ được xác dịnh như thế nào? Xin mời Qúy độc giả cùng tiếp tục theo dõi nội dung bài viết.

    Điểm chuẩn, điểm sàn

    HỎI: Xin cho biết sự khác nhau giữa điểm chuẩn và điểm sàn.

    TRẢ LỜI: Điểm sàn là mức điểm tối thiểu do Bộ GDĐT quy định để các trường căn cứ vào đó định ra mức điểm chuẩn trên cơ sở chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

    Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành. Điểm chuẩn không được thấp hơn điểm sàn.

    ***

    Hỏi: Điểm sàn có tính điểm ưu tiên, nhân hệ số không?

    TRẢ LỜI: Mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT công bố tính cho thí sinh ở KV3, chưa có điểm ưu tiên. Mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp điểm sàn giảm 0,5 điểm, đối tượng ưu tiên kế tiếp điểm sàn giảm 1 điểm.

    Điểm sàn được xác định bằng điểm 3 môn thi, không nhân hệ số.

    ***

    HỎI: Lúc nào thì các trường công bố điểm chuẩn?

    TRẢ LỜI: Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì sau khi công bố điểm sàn ĐH, CĐ thì các trường sẽ xây dựng điểm chuẩn và công bố cho thí sinh theo nguyên tắc điểm trúng tuyển vào trường/ngành không được thấp hơn mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT đưa ra. Hạn cuối để các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 là trước ngày 25/8.

    ***

    HỎI: Sau khi có kết quả thi, các trường thường công bố điểm chuẩn dự kiến. Vậy điểm chuẩn dự kiến có bao giờ thay đổi không?

    TRẢ LỜI: Theo quy định thì sau khi các trường xây dựng phương án điểm trúng tuyển thì phải báo cáo lại Bộ GD-ĐT. Sau khi nhận được báo cáo thì Bộ GD-ĐT sẽ phê duyệt là đồng ý hay không đồng ý với phương án đó. Nếu đồng ý thì các trường sẽ ngay lập tức công bố còn nếu không phê duyệt thì các trường phải thực hiện lại để đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-ĐT đưa ra.

    Các phương án thường không được phê duyệt là tuyển quá chỉ tiêu theo quy định, lấy điểm chuẩn quá cao nên không đủ chỉ tiêu trong khi lại không có phương án xét tuyển NV2, xây dựng điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT, xây dựng điểm trúng tuyển lệch với dữ liệu tuyển sinh…

    Chính vì những lý do này mà điểm chuẩn dự kiến có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng tình huống cụ thể.

    Tuy nhiên qua nhiều mùa tuyển sinh cho thấy các trường thường thực hiện khá nghiêm túc với quy định của Bộ nên thường điểm chuẩn chính thức không sai lệch so với điểm chuẩn dự kiến.

    ***

    HỎI: Trong quy định về xét tuyển, Bộ GD-ĐT có quy định về điểm sàn và điểm tối thiểu. Cho em hỏi hai điểm này có gì khác nhau?

    TRẢ LỜI: Điểm tối thiểu có thể hiểu chính là điểm sàn đối với kết quả thi theo đề Cao đẳng [CĐ] chung của Bộ GD-ĐT [đối với các trường CĐ tổ chức thi trong đợt ba]. Do mức độ yêu cầu của đề thi đại học [ĐH] và đề thi CĐ khác nhau nên Bộ không quy định một điểm sàn chung cho hệ CĐ đối với cả hai đề ĐH và CĐ. Vì thế đối với kết quả thi theo đề ĐH, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn ĐH và điểm sàn CĐ [thấp hơn 3 điểm tương ứng với từng khối thi] làm điều kiện để thí sinh được tham gia xét tuyển.

    Còn đối với kết quả thi bằng đề thi CĐ, mức điểm để đủ điều kiện tham gia xét tuyển sẽ là một mốc điểm tối thiểu. Quy định là “điểm tối thiểu” để phân biệt với “điểm sàn CĐ”. Tùy theo kết quả thi cụ thể của thí sinh, mức điểm tối thiểu có thể bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn điểm sàn CĐ.

    ***

    HỎI: Đối với các đối tượng ưu tiên thì việc xác định điểm chuẩn như thế nào?

    TRẢ LỜI: Điểm chuẩn mà các trường công bố là mức điểm dành cho thí sinh không thuộc diện ưu tiên [KV3]. Điểm trúng tuyển dành cho thí sinh có điểm ưu tiên sẽ thấp hơn điểm chuẩn này từ 0,5 đến 3,5 điểm [tùy từng đối tượng, khu vực].

    ***

    HỎI: Xin cho biết dựa trên căn cứ nào để các trường xác định điểm chuẩn?

    TRẢ LỜI: Việc xác định điểm chuẩn được xây dựng theo nguyên tắc: căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng [kể cả số sinh viên dự bị của trường và sinh viên các trường dự bị ĐH được phân về trường], căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dự thi, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển, căn cứ điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định.

    Điểm thi của thí sinh có thể thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào số thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh dự thi, độ khó dễ của đề thi... vì vậy điểm chuẩn của 1 trường cũng có thể thay đổi theo từng năm..

    ***

    HỎI: Giả sử chỉ tiêu tuyển sinh của một ngành là 120 nhưng số đăng ký dự thi là 100 thí sinh, vì số lượng tham gia dự tuyển thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh nên cả 100 thí sinh này có được trúng tuyển hết không?

    TRẢ LỜI: Hoàn toàn không có chuyện đó vì yêu cầu tối thiểu các thí sinh phải đạt điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định. Bên cạnh đó, trường còn đưa ra điểm chuẩn trúng tuyển bằng hoặc cao hơn điểm sàn chung. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, các trường sẽ xét tuyển NV2, NV3.

    ***

    HỎI: Nếu em thi ĐH không đủ điểm sàn thì có trường ĐH nào có điểm chuẩn dưới điểm sàn không? Cho em danh sách các trường ĐH lấy điểm chuẩn dưới điểm sàn và danh sách các trường ĐH không cần thi tuyển sinh mà chỉ xét điểm tốt nghiệp THPT?

    TRẢ LỜI: Điểm sàn là điểm tối thiểu để các trường xây dựng điểm chuẩn. Chính vì thế không bao giờ có điểm chuẩn dưới sàn.

    Nhưng em cũng cần phân biệt rõ một chút: Mức điểm sàn công bố là tính cho thí sinh ở KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

    Hiện nay nếu em xác định hệ ĐH chính quy thì không có trường nào xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT. Nếu em học hệ ĐH từ xa thì không cần phải thi chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện.

    Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thế nào?

    Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

    Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức:

    Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

    Trong đó:

    - Điểm M1, M2, M3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

    - Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

    Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

    Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu => công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

    Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

    Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, công thức tính như sau:

    Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

    Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

    Xem thêm:Thí sinh được cộng điểm ưu tiên xét tuyển đại học 2021 ra sao?

    Năm 2021, điểm xét tuyển đại học được tính như thế nào?[Ảnh minh họa]

    Video liên quan

    Chủ Đề