Điểm cộng đại học tối đa năm 2022

Những thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 vẫn được cộng 0,25 – 0,75 điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học năm nay, theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chiều 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. So với dự thảo, quy chế không thay đổi nhiều về thời điểm đăng ký xét tuyển, nhập học; nhưng đã điều chỉnh phương án cộng điểm ưu tiên khu vực.

Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 [còn gọi là thí sinh tự do] vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực theo các mức: 0,25 điểm [khu vực 2], 0,5 điểm [khu vực 2 nông thôn] và 0,75 điểm [khu vực 1]. Đây là chính sách được duy trì ổn định trong các năm qua.

Trước đó, dự thảo công bố giữa tháng 4 định bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do. Kế hoạch này khiến thí sinh tự do cảm thấy hụt hẫng, các chuyên gia giáo dục, đại diện trường đại học cũng đưa ra ý kiến trái chiều.

Thời điểm đó, Bộ giải thích quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh: học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học. Theo đại diện Bộ, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

Tuy nhiên, trong quy chế chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi kế hoạch được đề cập tại dự thảo và tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm khu vực cho thí sinh tự do.

Từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên [cả khu vực và đối tượng] với thí sinh đạt tổng điểm từ 25 điểm trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 – Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 cũng “chốt” kế hoạch đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.

Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Năm nay, các đại học cũng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào 7-8/7 với hơn một triệu thí sinh tham dự, ít hơn năm ngoái khoảng 14.000.

Trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, hơn 859.500 em sẽ dùng kết quả để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học [chiếm 85,87%]. Số thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT là gần 103.400 [chiếm 10,33%]. Số chỉ xét tuyển đại học và xét vào các trường cao đẳng sư phạm là hơn 33.100 [chiếm 3,81%].

Các bài thi được giữ nguyên như những năm gần đây với ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Nguồn: Vnexpress.net

Đó là một trong những dự kiến đáng chú ý trong Dự thảo Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 mà Bộ GD-ĐT chuẩn bị ban hành.

Theo Dự thảo, việc thay đổi trong tính điểm ưu tiên nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Dự kiến sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên từ năm 2023

Bộ GD-ĐT cho hay, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau].

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn [ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi] so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], Quy chế mới dự kiến quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên [trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10] được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0].

Công thức tính cụ thể như sau:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, và 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Giải thích thêm về dự kiến này, Bộ GD-ĐT cho hay, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

“Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế” - Bộ GD-ĐT thông tin.

Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong vòng 2 năm kể từ khi tốt nghiệp THPT

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quy chế Tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế sẽ quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. 

Từ năm 2023, các trường sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh riêng

Theo dự thảo Quy chế Tuyển sinh mới, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT sẽ thành lập 63 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi của các Sở GD-ĐT, hội đồng thi, điểm thi.

Trong trường hợp đến ngày thi vẫn chưa có CCCD, thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2022 có thể sử dụng bất kỳ giấy tờ tùy thân hợp pháp khác để thay thế.

Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, trong đó thông báo rõ lịch thi từng buổi.

Video liên quan

Chủ Đề