Điện thoại vsmart của nước nào sản xuất năm 2024

Điện thoại Vsmart chính thức dừng bước mảng điện thoại di động sau khi Vingroup tuyên bố rút khỏi thị trường này. Tuy nhiên, thương hiệu Vsmart đã đạt được những cột mốc vàng chưa một hãng di động Việt nào thực hiện được.

Điện thoại vsmart của nước nào sản xuất năm 2024
Điện thoại Vsmart Live

Chỉ với 3 năm hình thành và phát triển, một thời gian khá ngắn nhưng Vsmart đã gặt hái được nhiều thành công. Điều mà chưa hãng di động Việt nào làm được và thậm chí các hãng di động nước ngoài cũng khó có thể đạt được.

  • Xem thêm: TOP 3 điện thoại Vsmart giá rẻ nên mua nhất hiện nay

Hành trình phát triển thương hiệu điện thoại Vsmart

Cuối năm 2018, thị phần của hãng điện thoại made in Việt Nam – Vsmart là con số 0. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên nhanh chóng đạt 15% và đứng vị trí thứ 3.

Chưa hết, Vsmart còn là nhà sản xuất điện thoại di động cho cho ra mắt smartphone camera dưới màn hình đầu tiên tại thị trường Việt Nam, smartphone 5G và đặt chân đến một số thị trường quốc tế. Điều mà chưa thương hiệu điện thoại Việt nào có thể làm được trước đó.

Tính đến 3/2020, điện thoại Vsmart đã chạm mốc 16,7% thị phần điện thoại thông minh tại thị trường Việt Nam (số liệu từ GfK) và chỉ đứng sau 2 ông lớn là Samsung và Oppo. Trong khi 6 đến 7 năm nay chưa có hãng nào đứng ở vị trí thứ 3 và có được thị phần lớn đến vậy. Và tính đến tháng 1/2021, Vsmart cũng đã có được 9% thị phần cạnh tranh rất sòng phẳng với các hãng di động lớn như Apple hay Samsung.

Thành tích Vsmart đạt được chỉ sau hơn 2 năm ra mắt sẽ khó có hãng nào lặp lại được.

Điện thoại vsmart của nước nào sản xuất năm 2024
Vsmart Aris Pro được trang bị công nghệ camera ẩn dưới màn hình

Quay lại bánh xe lịch sử, vào tháng 9/2020 Vsmart đã trình làng chiếc smartphone camera ẩn đầu tiên được bán ra tại Việt Nam với cái tên Aris Pro. Và trên thế giới cũng hiếm có smartphone được tích hợp công nghệ này. Công nghệ camera ẩn dưới màn hình được cho là giải pháp hoàn hảo để có một màn hình không điểm khuyết và hiển thị một cách trọn vẹn hơn. Vì là smartphone tiên phong nên chất lượng ảnh chụp từ camera trước của Aris Pro chưa được tốt.

Và chỉ 3 tháng sau, Vsmart tiếp tục gây bất ngờ lớn khi trình làng mẫu điện thoại đầu tiên hỗ trợ 5G và trạm phát sóng 5G. Để có được Vsmart Aris 5G, Vsmart đã đầu tư số tiền lên đến chục triệu USD để tập hợp đội ngũ nghiên cứu, phát triển, mua bằng sáng chế và dây chuyền sản xuất. Đây được coi là bước ngoặt lớn với điện thoại Vsmart.

Điện thoại vsmart của nước nào sản xuất năm 2024
Vsmart Aris 5G – Smartphone 5G đầu tiên của Vsmart

Sau khi sản xuất được điện thoại 5G đầu tiên, Vsmart cũng tuyên bố đưa sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Vsmart cũng đã sản xuất ba mẫu điện thoại cho AT&T và bán tại các cửa hàng của nhà mạng này cũng như một số siêu thị Walmart.

Trước khi đặt chân đến nước Mỹ, điện thoại Vsmart cũng đã có mặt tại một số thị trường như: Myanmar, Nga và Tây Ban Nha và trở thành thương hiệu điện thoại Việt vươn ra thị trường quốc tế tại nhiều nước nhất.

Để có được những cột mốc đáng nhớ trên, Vsmart đã mua lại 51% cổ phần của hãng công nghệ BQ Tây Ban Nha vào tháng 8/2018. Và sau đó thuê các chuyên gia nước ngoài rồi nhập dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Và chỉ vài tháng sau những chiếc điện thoại Vsmart đầu tiên đã ra đời. Vsmart Joy 1 và Active 1 là hai sản phẩm đầu tiên đánh dấu cho sự gia nhập thị trường di động của Vsmart.

Điện thoại vsmart của nước nào sản xuất năm 2024
Active 1 và Joy 1 ra mắt đầu tiên vào tháng 12/2018

Giai đoạn đầu, Vsmart đã phải hi sinh lợi nhuận ngắn hạn bằng cách giảm giá nhiều lần để đạt được doanh số cao, tiếp cận thị trường cũng như gia tăng thị phần. Đến tháng 5/2021, điện thoại Vsmart đã có tất cả 19 mẫu sản phẩm được bán ra trên thị trường. Các mẫu này có mức giá từ 2 triệu đến dưới 10 triệu và đủ để cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới. Mặc dù rút khỏi thị trường di động, nhưng Vsmart vẫn cam kết thực hiện các chế độ bảo hành cho khách hàng và giữ lại đội ngũ phát triển nhằm cập nhật phần mềm cho các mẫu smartphone đã bán ra.

Sự khốc liệt thị trường điện thoại di động còn mạnh hơn do tác động của đại dịch COVID-19, khiến nguồn cung các nguyên vật liệu để sản xuất các linh kiện điện tử trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó còn nhiều lý do ít được nói ra.

Thương hiệu Việt dần rơi rụng

Nguyên nhân việc VinSmart dừng cuộc chơi smartphone, theo chia sẻ của ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup: "Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng".

Đáng tiếc là VinSmart dừng sản xuất smartphone khi chỉ sau gần 3 năm, hãng đã từng chiếm lĩnh top 3 thị phần smartphone Việt Nam và được vinh danh trở thành thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.

Thực tế, nhiều nhà sản xuất khác cũng mang nhiều tham vọng khi gia nhập thị trường điện thoại thông minh nhưng sau đó dừng bước. Trước VinSmart, thương hiệu smartphone khác của Việt Nam là Mobiistar đã rời khỏi thị trường không một lời tuyên bố dù họ đang có chỗ đứng trên thị trường.

Thời điểm cuối cùng họ công bố ra mắt smartphone là tháng 8-2018 với sản phẩm có tên gọi Mobiistar X. Khoảng 5-6 năm trước đó, họ là một tên tuổi hàng đầu trong các thương hiệu smartphone Việt. Nhiều sản phẩm của Mobiistar từng lọt vào top các sản phẩm được người dùng ưa chuộng, có lượng hàng tiêu thụ tương đối cao.

Nhiều thương hiệu smartphone Việt khác cũng dần đi vào "lặng lẽ" như: Q-Mobile, F-mobile, Masstel, Hkphone, Bavapen... Đây đều là những thương hiệu một thời nổi đình nổi đám trong giai đoạn chuyển giao từ điện thoại phổ thông sang smartphone.

Hiện tại, theo nhiều chuyên gia, thương hiệu smartphone Việt trên thị trường chỉ còn duy nhất Bphone của Bkav.

Tuy nhiên, dù những lần ra mắt sản phẩm mới của công ty này luôn "gây bão" trên cộng đồng mạng nhưng các smartphone Bphone vẫn chưa lần nào có lượng tiêu thụ sản phẩm lọt vào hàng top ở Việt Nam. Bên cạnh Bkav, một số doanh nghiệp nội khác cũng làm smartphone như: Viettel, VNPT Technology... nhưng các sản phẩm của họ chưa gây được sự chú ý lớn trên thị trường.

Cũng tại... Covid-19

Sự rút lui bất ngờ của VinSmart trên thị trường smartphone khiến đông đảo người dùng lẫn các chuyên gia trong ngành sốc và tiếc một thương hiệu Việt đang phát triển nhanh và mạnh. Tuy nhiên, sự rút lui của VinSmart cũng cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường smartphone.

Theo một số chuyên gia, sự khốc liệt đang mạnh hơn do tác động của đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu. Dịch bệnh khiến nguồn cung nguyên vật liệu để sản xuất các linh kiện điện tử trở nên khan hiếm.

Tốc độ sản xuất các linh kiện như bộ vi xử lý (chip) chậm chạp. Từ đó diễn ra cuộc cạnh tranh gom hàng giữa các hãng công nghệ, điện tử trên toàn cầu.

Những đơn hàng lớn đương nhiên thuộc về các "ông trùm" Apple, Samsung, hoặc các hãng của Trung Quốc có thể liên kết lại gom đơn hàng, thâu tóm nguồn cung linh kiện trên thị trường toàn cầu.

Từ đó gián tiếp "đánh mạnh" vào các thương hiệu lớn nhưng đơn lẻ và đông đảo thương hiệu nhỏ vốn phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác bên ngoài.

"Hệ quả của nó là nhiều doanh nghiệp dù có rất nhiều tiền nhưng vẫn không thể có được nguồn hàng như mong muốn hoặc phải chờ rất lâu, đến 2-3 năm sau, làm ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh..." - ông Mai Triều Nguyên, giám đốc Công ty công nghệ di động Mai Nguyên - chủ sở hữu hệ thống bán lẻ Mai Nguyên, chia sẻ.

Lãnh đạo một hãng điện thoại tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho hay các thương hiệu smartphone Việt từ xưa nay hầu hết đều phải phụ thuộc linh kiện từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

Dù vài năm gần đây, một số doanh nghiệp đã có những đầu tư mạnh mẽ vào nhiều khâu, nhưng nhìn chung vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều. Điều đó khiến chúng ta mất tự chủ trong quy trình sản xuất điện thoại và phải chấp nhận lệ thuộc.

"Thế nhưng, thị trường smartphone tại Việt Nam giờ đã bão hòa. Các hãng phải cạnh tranh với nhau bằng công nghệ mới cũng như tốc độ ra mắt sản phẩm, bên cạnh các yếu tố truyền thống là tiếp thị và giá bán.

Sự lệ thuộc đã khiến sản phẩm thương hiệu Việt luôn chậm hơn các đối thủ ngoại rất nhiều về công nghệ khi ra mắt. Điều đó khiến lợi thế "sân nhà" hay thương hiệu Việt không còn ý nghĩa nhiều...", vị lãnh đạo này nói.

Khó cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, Việt Nam là một thị trường mở nên việc cạnh tranh về giá là vô cùng khốc liệt giữa các hãng điện thoại "tham chiến".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá bán của một chiếc smartphone tại Việt Nam ngoài giá thành của nhà sản xuất còn phải cộng thêm phí cho nhà phân phối (có thể lên đến 30%). Bên cạnh đó là chi phí cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo... nên thường sẽ bị đội giá lên khá cao.

Trong khi đó, các thương hiệu nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, có quy mô sản xuất và thị trường rộng lớn, nên lợi thế hơn về giá.

Thậm chí nhiều hãng ngoại còn có hẳn các thương hiệu "con" giúp họ dễ dàng trong việc luân phiên sản phẩm cũng như linh hoạt giá theo từng thời điểm cho từng thị trường cụ thể.

Trong khi đó, hầu hết các thương hiệu Việt chủ yếu tập trung thị trường trong nước nên hoặc phải bán giá cao hoặc chấp nhận bù lỗ để bán được hàng.

Ông Nguyễn Thế Kha, giám đốc khối viễn thông và di động, hệ thống bán lẻ FPT Shop, cho biết: "Cạnh tranh trong ngành điện thoại là rất cao và khốc liệt ở Việt Nam, đặc biệt là phân khúc giá thấp dưới 4 triệu đồng.

Phân khúc giá này có sự góp mặt đa số là các hãng Trung Quốc. Họ có lợi thế quy mô sản xuất lớn nên giá tốt, các hãng điện thoại Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn cạnh tranh giành thị phần".

3,51 triệu

Đó là lượng smartphone tiêu thụ ở VN trong 11 tuần đầu (gần 3 tháng) năm 2021. Trong đó chủ yếu là các smartphone của Samsung và Oppo (chiếm 6/10 mẫu smartphone bán chạy nhất).

Nguồn: Hãng nghiên cứu thị trường GfK

Top 5 dẫn đầu về thị phần ở VN

Theo kết quả nghiên cứu công bố đầu tháng 5-2021 của Hãng nghiên cứu thị trường Canalys, top 5 hãng smartphone có doanh số hàng đầu Việt Nam trong quý 1-2021 lần lượt là: Samsung (33%), Oppo (18%), Xiaomi (11%), VinSmart (10%), Vivo (9%).

Trước đó, cũng theo số liệu của Canalys trong quý 4-2020, top 5 thương hiệu smartphone đứng đầu thị phần là: Samsung (24%), Oppo (16%), Vivo (13%), Apple (11%) và Vsmart (11%).

Kết quả này cho thấy thị phần của thương hiệu VinSmart vẫn thuộc hàng đầu thị trường, cho đến trước thời điểm hãng tuyên bố "nghỉ chơi".