Diện tích đất chưa sử dụng dự kiến được đưa vào sử dụng trong thời kỳ 2022-2030 là bao nhiêu ha?

Bảo đảm đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Nghị quyết xác định mục tiêu là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.

Đồng thời, khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nghị quyết quy định cụ thể định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050. Theo đó, tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, xanh, văn minh, hoàn thành mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Không gian sử dụng đất được phân bổ dựa trên tiềm năng của các vùng sinh thái nông nghiệp, lợi thế hành lang kinh tế ven biển và 6 vùng kinh tế-xã hội, bảo đảm cân đối được yêu cầu an ninh lương thực, mục tiêu thiên niên kỷ về môi trường, văn hóa, quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện: Sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan [trong đó có chính sách về tài chính đất đai] để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Nghị quyết đề ra giải pháp là hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất; tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Đồng thời, hoàn thiện các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Để ứng phó với biển đổi khí hậu, phục hồi quỹ đất bị suy thoái, Nghị quyết quy định khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển rừng, phát triển cây xanh trong đô thị và khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; thúc đẩy, khuyến khích phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính, bảo đảm quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh.

Lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ ít phát thải trong thu hút các dự án có sử dụng đất với các khu vực nhạy cảm về môi trường; tăng cường các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm đất...

Nghị quyết yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất; công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng...

Vũ Phương Nhi


Thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tích cực triển khai xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai để lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

*Ổn định quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp

Trong phương án phân bổ đất đai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Giang xác định: Ổn định quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa [đặc biệt là diện tích đất chuyên trồng lúa], duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng và sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt. Hạn chế đến mức thấp nhất chuyển đổi đất nông nghiệp trồng 2 vụ lúa sang phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị.

Hà Giang xác định khai thác sử dụng đất đi đôi với cải tạo, bồi bổ, làm giàu quỹ đất, có mô hình canh tác hợp lý khai thác đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường đất, cảnh quan thiên nhiên.

Đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn là nguyên tắc trong việc phân bổ đất đai thời kỳ 2021-2030 của Hà Giang. Bên cạnh đó, tỉnh bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các vị trí phù hợp và phải đảm bảo vệ sinh môi trường; Đảm bảo quỹ đất cho an ninh, quốc phòng, việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội cần phải gắn với vấn đề quốc phòng, an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Tỉnh Hà Giang cũng quan tâm việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp; bố trí các khu vực đất quốc phòng dự trữ tại các vị trí chiến lược đã được lựa chọn, không cho phép chuyển mục đích sang các loại đất khác nhằm đảm bảo khi có nhu cầu, nhà nước có thể trưng thu, trưng dụng thuận tiện và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu chiến sự.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Giang là 792.955,02 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 674.745,02 ha, chiếm 85,11%; sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp là 38.973,09 ha chiếm 4,92%; đất chưa sử dụng còn 79.036,91 ha chiếm 9,97% diện tích tự nhiên. Theo kết quả điều tra, tỉnh Hà Giang, gồm có 7 nhóm đất chính, với 22 loại đất. 

* Tăng diện tích đất cho công nghiệp, giao thông, đô thị

Đó là trọng tâm ưu tiên trong phương án khoanh vùng đất đai của tỉnh Bình Phước giai đoạn tới.

Tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, việc phân bổ khoanh vùng nhằm đảm bảo các vùng đất, các khu chức năng, các loại đất được xác định rõ ràng cho từng mục đích, từ đó đảm bảo cho sự phát triển nhiều mặt dựa trên tiềm năng đất đai của tỉnh. Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Phước là 687.356ha, trong đó đất nông nghiệp 616.307ha, đất phi nông nghiệp 70.976ha, đất chưa sử dụng 73ha.

Theo chỉ tiêu quy hoạch kế hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, diện tích đất nông nghiệp là 595.170 ha, đất phi nông nghiệp 92.113 ha, đất chưa sử dụng 73 ha, đất khu kinh tế 28.364 ha, đất khu đô thị 58.392 ha.

Theo nhu cầu sử dụng đất của tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, diện tích đất nông nghiệp là 584.453ha, giảm 10.717 ha so với chỉ tiêu phân bổ; diện tích đất phi nông nghiệp 102.830 ha, tăng 10.717 ha so với phân bổ.

Xác định các loại đất cần chuyển mục đích

Tại cuộc họp bàn về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trong Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận mới đây, Sở TN&MT tỉnh cho biết: Giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ phân bổ chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2021-2025 gồm đất nông nghiệp 287.049 ha [85,55%], đất phi nông nghiệp 43.681 ha [13,02%] và đất chưa sử dụng 4.804 ha [1,43%].

Trên cơ sở đó, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng cả phương án phân bổ diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 8.240 ha, diện tích đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 185 ha, đưa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng 4.191 ha. Tại cuộc họp các đơn vị, sở ngành, địa phương đã góp ý bổ sung thống nhất chỉ tiêu phân bổ.

Phù hợp với quy hoạch, chiến lược của tỉnh

Mới đây nhất, UBND tỉnh Thái Bình cũng tổ chức cuộc họp bàn về kế hoạch phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quan điểm của tỉnh Thái Bình, phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai tỉnh phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng trong “Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; bảo đảm tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối liên thông; việc sử dụng đất được thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.

Tỉnh Thái Bình cũng xác định thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ đất, trong đó có đất với chức năng phục vụ các khu công nghiệp theo lộ trình, đất bổ sung khu đô thị mới nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình hoặc đất quy hoạch cho các khu du lịch sinh thái…

Page 2

Bạn đang ở trang: Xem danh mục tin tức

[Thứ năm, ngày 08 tháng 09 năm 2022]

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2807/UBND-TNMT về tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tăng cường cải cách hành chính... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

Báo cáo từ Tổng cục Quản lý đất đai [Bộ TN&MT], tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 43 triệu thửa đất tại 63 tỉnh, TP đã và đang được triển khai đưa vào cơ sở dữ liệu đất đai.Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin đất đai quốc gia là một trong những nhiệm vụ trong tâm được nhấn mạnh trong Nghị... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

UBND TP Hà Nội yêu các sở, ngành và đơn vị liên quan hoàn thành việc lập, thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm [2021 - 2025] của TP trong tháng 9/2022.  Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Công văn số 2807/UBND-TNMT về... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.  Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 5/9/2022... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nội dung, tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030,... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 3 khu đất được xác định chức năng là trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc địa bàn các phường Phúc Đồng và Thượng Thanh.  Cụ thể, Quyết định số 2208/QĐ-UBND, UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

Ngày 6/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Theo đó, dự kiến, ngày 28/10/2022, tại Trụ sở UBND thành phố Hà Nội [12 Lê Lai, Hoàn Kiếm], Chủ tịch UBND Thành... Đọc tiếp »

[Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2022]

Ngày 30/8, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề: “Nghị quyết 18/NQ-TW/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai”. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp... Đọc tiếp »

Video liên quan

Chủ Đề