Diện tích Hưng Yên đứng thứ bao nhiêu?

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ [Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…] với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.

2.  Khí hậu và thời tiết.

Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè 23,2oC, mùa đông 16oC. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC.

Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất  92%, thấp nhất 79%.

3.  Diện tích - Dân số - Lao động

- Diện tích tự nhiên là 923,09 km2.

- Dân số 1.116 nghìn người [năm 2003].

- Mật độ dân số 1.209 người/km2.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm.

Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, chiếm 51% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.

4. Tài nguyên thiên nhiên

Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha [chiếm 91%], còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha,  toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú [sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s]. Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

Hưng Yên có nguồn than nâu [thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng] có trữ lượng rất lớn [hơn 30 tỷ tấn] hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu./.

1. Danh lam thắng cảnh:

1.1- Cụm di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến - thị xã Hưng Yên

Phố Hiến

Bao gồm các di tích ở thị xã Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử  văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người Châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây. Tiêu biểu của kiến trúc đình chùa trong cụm di tích Phố Hiến có thể nhắc đến các chùa:

1.2- Chùa Hiến [thời Trần]: Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.

Chùa Hiến

1.3- Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.

Quang cảnh chùa Chuông

1.4- Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm.

 

Đền Mẫu

1.5- Văn Miếu: Là Văn Miếu hàng tỉnh và còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, toạ trên một khu đất cao, rộng gần 4000m2 thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu là di tích minh chứng cho truyền thồng hiếu học của người Hưng Yên.

Văn Miếu

Trải qua những thăng trầm, biến đổi, Phố Hiến xưa chỉ còn lại trong lưu truyền và một số những di tích. Nếu Phố Hiến được đầu tư, tôn tạo thì nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hóa lịch sử có sức cuốn hút mạnh mẽ trong và ngoài nước theo các tour du lịch cả bằng đường bộ, đường thủy để tham quan, dự lễ hội và nghiên cứu...

1.6- Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch, Hàm Tử - Bãi Sậy:

Phần lớn các điểm du lịch khu vực này nằm cạnh sông Hồng, có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành.. Gắn liền với cụm di tích này là truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã được nhà nước xếp hạng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng quốc gia. Từ đây khách du lịch có thể thăm cảnh quan sinh thái đồng quê - bãi sông Hồng, làng vườn, làng nghề gốm sứ Xuân Quan.

Lễ Hội Chử Đồng Tử

1.7- Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối

Điển hình của cụm này là khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác và nhiều chùa đình có kiến trúc độc đáo như chùa Lãng [chùa Lạng] thôn Như Lãng, Minh Hải, Văn Lâm; chùa Thái Lạc ở thôn Thái Lạc, Lạc Hồng, huyện Văn Lâm; đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ; đền Ủng huyện Ân Thi; đình Đa Ngưu huyện Văn Giang và khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Đền Đa Hoà

Đây là cụm di tích nằm kề cận với Thủ đô Hà Nội, trên đường quốc lộ 5, nối trung tâm du lịch Hà Nội - Phố Nối - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài các sản phẩm du lịch chính của cụm này, tham quan các đình, chùa khách còn được tham quan làng nghề đúc đồng, chạm bạc, cây dược liệu, tương Bần...

2- Các lễ hội truyền thống

Là một tỉnh đồng bằng gắn liền với nền văn minh lúa nước, Hưng Yên có nhiều lễ hội phản ảnh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục mà thông qua đó bày tỏ lời cảm ơn của mình đối với trời đất, thần nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cảm ơn những người có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống ở Hưng Yên là các lễ rước thường gắn liền với song Hồng như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa...

Các tài nguyên du lịch khác, Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề Đại Đồng - làng nghề đúc đồng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm; nghề chạm bạc Phù Ủng thuộc làng Phù Ủng, huyện Ân Thi; các làng nghề mây tre đan huyện Tiên Lữ; nghề dệt thảm thêu ren huyện Phù Cừ, Kim Động; làng hương xạ ở Cao Thôn xã Bảo Khê; Nội Lễ - Nội Thuyền ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ; gốm sứ Xuân Quan; may da công nghiệp ở Ngọc Loan, Cự Dũng, Tứ Trung, Văn Lâm.

3- Đặc sản và văn hóa ẩm thực: Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản vật quý giá, phong phú mang đậm bản sắc của địa phương, đó là các loại hoa quả và các món ăn độc đáo như:

Nhãn lồng phố Hiến

Nhãn lồng Phố Hiến: Nhãn là quà tặng trời cho đất Phố Hiến; Hưng Yên nổi danh khắp đất nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả ''mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho...'' những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn Phố Hiến có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở nơi khác? Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Được mùa nhãn cả tỉnh ước thu được từ 150 - 200 tỷ đồng, hiện nay vùng thị xã Hưng Yên và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả, dưới vườn nhãn người ta nuôi ong mật, đây cũng là loại thuốc quý. Thiên nhiên đã ưu đãi nơi dây một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong; khách về Hưng Yên thường đến thăm cây nhãn tiến [thường quen gọi nhãn Tổ] có mấy trăm năm tuổi ở trước cửa Chùa Hiến.

Sen: Nếu nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Sen được trồng dọc theo ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống tận La Tiến, Phù Cừ. Sen không chỉ là loại hoa đẹp mà các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh: Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện băng huyết..., hạt gạo trong hoa sen dùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu những cô gái Hưng Yên thường làm ít mứt sen bày bán trong cửa hàng với ngụ ý kén chồng.

Bún thang: Những người Hưng Yên xa xứ mỗi lần về thăm quê hương thường đến gốc cây sanh ăn một bát bún thang của nhà hàng Thế Kỷ. Cửa hàng không có biển hiệu, khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà. Người dân Hưng Yên gọi bát bún thang của bà là một tác phẩm nghệ thuật đầy mầu sắc: Cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà, nó được tôn nên bởi một số gia vị rau răm, mắm tôm và đặc biệt là nước dùng. Bún thang làm không khó, nhưng cũng không phải dễ, nguyên liệu đều là sản phẩm của Hưng Yên, chế biến đủ độ chín, liều lượng không non tay cũng không già lửa. Lươn thui rồi mới mổ để không mất máu. Bún thang là món ăn nhiều đạm, bổ dưỡng, nó là nỗi nhớ của Hưng Yên.

Tương Bần: ''Tương cà gia bản'', tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Tương Bần nổi tiếng bởi nó được chế biến từ gạo nếp cái, đỗ tương ta hạt nhỏ, đặc biệt nước để làm tương Bần phải là nước giếng đất. Làng Bần có một cái giếng duy nhất dùng để lấy nước làm tương, không được dùng vào việc tắm, rửa khác. Làm tương là cả một nghệ thuật, từ việc rang đỗ thì phải rang với cát, đỗ chín vàng đều, ủ mốc phải dùng lá khoai, lá sen, khi mốc lên hoa hòe, cầm lắm mốc lên tay phải nhẹ xốp, chum đựng tương được cọ rửa sạch sẽ và ngâm nước vài lần, khi ngả tương phải chọn ngày nắng, sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy [loại gậy làm chuyên để khuấy tương] khuấy đều từ trên xuống vài lần rồi đậy lại bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng, tương để nâu càng ngấu, càng ngon.

Ếch om Phượng Tường: ''Đi thì nhớ vợ cùng con, về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường''. Làng Phượng Tường ở huyện Tiên Lữ. Câu ca dao đó có từ lâu đời, chứng tỏ là món ăn tuy dân dã nhưng nó mang đậm tính quê hương và đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực, và  nó được chế biến nhiều món khác nhau:

Ếch om Phượng Tường

- Ếch mọc: Trước tiên phải lột sạch da, phải khéo từ miệng xuống chân còn nguyên vẹn không để da bị thủng rách, thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quýt khô, mọc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà và một số gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn, sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch đặt lên đĩa để ngồi như ếch còn sống. Khi nhồi thì phải nhồi non như ếch đói, cho vào nồi hấp để chín nở ra là vừa. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi đã ăn một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.

- Ếch om: Mổ bụng lấy hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi, đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần thật kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải còn nguyên con ếch, sau đó ướp với gia vị gồm: mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, ngâm nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm, đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ, khi đun nhớ nhỏ lửa cho sôi kỹ bắc xuống om cạnh bếp sao cho khi ếch chín nước chỉ còn vừa một bát và có mầu vàng đậm, ếch phải nhừ, món này ăn với rau diếp, xà lách, ăn rồi nhớ mãi không thể nào quên.

Bánh dày làng Gàu

Bánh dày làng Gầu: Từ bao đời nay bánh dày làng Gầu [xã Cửu Cao, huyện Văn Giang] đã nổi tiếng như rượu Trương Xá, tương Bần. Bánh dày được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ và ngâm nước sạch rồi đồ chín đem giã cho thật mịn, nhân bánh được làm bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín đánh nhuyễn nắm thành nắm nhỏ, nếu làm bánh mặn thì làm nhân thịt nạc, bánh ngọt thì trộn đỗ xanh với đường. Cái đặc sắc của bánh dày làng Gầu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đất làng Gầu, ngâm nước giếng làng Gầu và được chính bàn tay khéo léo của các cô gái làng Gầu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Bánh dày làng Gầu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng lớn để phục vụ cho hội nghị, tiệc cưới... Tết đến xuân về, bánh dày được bày trang trọng trên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên, đây cũng là nét đẹp văn hóa của quê hương.

Chả gà Tiểu Quan

Chả gà Tiểu Quan: Ở thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu có món chả gà nổi tiếng một vùng. Làm chả gà rất công phu, lấy thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã, khi gần được trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp, giã xong lấy mo cau xúc và phết thịt lên phên tre để nướng, việc phết thịt cũng không phải dễ dàng, nếu mỏng quá thịt cháy và chảy sệ xuống lò, nếu dày quá thịt không chín đều, nướng chả phải bằng than hoa, nếu là than nhãn thì càng tốt, đặc biệt nếu có quả thông khô cho vào thì càng đượm, càng thơm. Ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn độc đáo, không ăn bỗ bã như những thứ khác. Vào dịp Tết trời se lạnh bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay./.

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

2. Các đơn vị hành chính:

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thị xã, 09 huyện; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên  là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. Diện tích, dân số được phân bố ở các huyện, thị như sau:

Mật độ dân số [người/km2]

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên 2006-2010

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tiềm lực kinh tế của tỉnh đang được nâng lên rõ rệt. Tổng sản phẩm theo giá hiện hành năm 2010 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người mặc dù chưa bằng mức bình quân chung của cả nước [bằng 93,3% cả nước] [năm 2005 bằng 73,5% cả nước] ; nhưng đã có bước tăng đáng kể và đang dần rút ngắn khoảng cách so với mức trung bình của toàn quốc và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp, xây dựng có bước phát triển khá, năng lực sản xuất tăng mạnh. Số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động ngày càng nhiều. Nông nghiệp phát triển khá theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất gắn với thị trường, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định tình hình nông thôn. Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định; sản phẩm xuất khẩu có khối lượng lớn và sức cạnh tranh cao.

2. Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, cụ thể năm 2005, trồng trọt chiếm 57,83% - chăn nuôi, thủy sản 40,66% - dịch vụ 1,51%. Ước năm 2010, trồng trọt chiếm 46,57% - chăn nuôi, thủy sản 51,07% - dịch vụ 2,36%. Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đạt kết quả, xây dựng mới 15 trạm bơm và cải tạo, nâng cấp hàng trục tuyến sông, đảm bảo phục vụ tốt tưới tiêu cho sản xuất.

Từng bước đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn; nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng lao động và vật liệu tại chỗ được đầu tư phát triển. Kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng nông thôn được cải thiện góp phần tích cực nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn. Hưng Yên là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 20,01%, trong đó, khối công nghiệp nhà nước tăng 11,54%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 20,01%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,09%/năm. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quan tâm đúng mức, nhiều ngành nghề truyền thống mở rộng, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, góp phần giảm thời gian nông nhàn của lao động khu vực nông thôn.

Công tác vận động, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, mặc dù từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 chịu tác động nặng nề cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Từ năm 2006 đến nay tăng thêm 331 dự án [216 DA trong nước, 115 DA nước ngoài] với tổng số vốn đăng ký 17,7 nghìn tỷ đồng và 902 triệu USD, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn lên 735 dự án [trong đó 569 DA trong nước, 166 DA ngoài nước], với tổng số vốn đăng ký 33,8 nghìn tỷ đồng và 1,2 tỷ USD.

Hệ thống mạng lưới thương mại được sắp xếp lại phù hợp hơn, mở rộng mạng lưới trao đổi, mua bán hàng hoá với thị trường nông thôn; tổng mức bán lẻ hàng hoá có tốc độ tăng cao, bình quân tăng 18,9%/năm.

Dịch vụ vận tải hành khách tăng khá cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là phát triển các tuyến xe bus liên tỉnh và nội tỉnh, bình quân tăng 33%/năm. Vận tải hàng hóa cũng không ngừng tăng nhanh, bình quân tăng 19%/năm; đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương ước đạt 500 triệu USD, bình quân tăng 18,8%/năm [kế hoạch tăng 17%/ năm]. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng và phát triển ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, nhiều doanh nghiệp lớn tham gia xuất khẩu, tỷ trọng hàng qua chế biến tăng và đa dạng; khoảng cách xuất nhập khẩu đang dần thu hẹp, tỷ lệ nhập siêu giảm dần.

Thu, chi ngân sách trong những năm qua ngày càng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả; thu ngân sách đều vượt dự toán giao. Ước tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm 2006-2010 đạt 9.250 tỷ đồng, tăng bình quân 15,5%/năm; trong đó, thu nội địa khoảng 6.250 tỷ đồng, tăng 28,1%/năm và thu xuất nhập khẩu 3000 tỷ đồng; riêng thu ngân sách năm 2010 đạt 2.400 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách hàng năm tăng 26,3%/năm, công tác chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện việc khoán quĩ lương theo biên chế cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, mang lại hiệu quả tốt. Công tác thanh tra tài chính, kiểm toán được duy trì thường xuyên, kiểm soát tốt chế độ chi tiêu tài chính công, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển đạt khá, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu đầu tư đã hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 47.000 tỷ đồng, bằng 63,6% GDP; trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trên địa bàn gần 2.500 tỷ đồng, chiếm 5,3%, ngân sách địa phương 3.700 tỷ đồng, chiếm 7,9%, vốn của các doanh nghiệp và dân cư đầu tư 33.000 tỷ đồng, chiếm 70,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6.000 tỷ đồng, chiếm 12,8%, vốn ODA 800 tỷ đồng, chiếm 1,7%, còn lại là các nguồn vốn khác.

Bên cạnh công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại, việc cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế tiến hành đầu tư sản xuất được đổi mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, với việc đa dạng hóa các hình thức cho vay với cơ chế lãi suất linh hoạt, đã mở rộng đầu tư cho vay tới mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng đến hết năm 2010 dự kiến đạt 15 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm trên 30%. Cơ cấu dư nợ được cải thiện, cho vay trung và dài hạn chiếm 35,1% tổng dư nợ và cho vay ngắn hạn chiếm 64,9% tổng dư nợ của hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Phân theo hoạt động kinh tế, cho vay đối với hoạt động kinh tế ngoài nhà nước chiếm 99% tổng dư nợ; Hiệu quả của hoạt động ngân hàng được nâng lên, số nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ [chỉ còn 1,4% vào năm 2010], thấp hơn nhiều so với năm 2000 là 5,4% và năm 2005 là 3,0%. Các ngân hàng thương mại dành một phần vốn cho vay chính sách, tạo việc làm, khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo và phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội.

6. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a/ Sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh tiếp tục phát triển toàn diện và đúng hướng. Đẩy mạnh đa dạng hoá giáo dục, tạo điều kiện phát triển giáo dục ngoài công lập. Quy mô mạng lưới giáo dục phát triển, thành lập mới 7 trường THPT, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần quan trọng nâng cao dân trí và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, giữ ổn định tỉ lệ đỗ tốt nghiệp các cấp, học sinh giỏi quốc gia và học sinh thi vào các trường ĐH-CĐ năm sau cao hơn năm trước, đã có giải nhất quốc gia và huy chương quốc tế. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Cơ sở vật chất các trường học ngày càng hoàn thiện, sách và đồ dùng dạy học được trang bị cơ bản đồng bộ. Hoàn thành việc tách các trường học chung, tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ở các bậc học tăng [bậc mầm non 50,65%, bậc phổ thông 82%], có 149 trường chuẩn quốc gia.

b/ Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tốt, chất lượng khám và điều trị về nhiều mặt được nâng lên, hầu hết các chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân Hưng Yên đều được nâng lên hoặc ổn định ở mức trung bình, nhiều chỉ tiêu cao hơn mức độ chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước hiện nay; coi trọng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; chất lượng phòng bệnh được tăng lên rõ rệt, nhất là các nội dung có chương trình hỗ trợ của nhà nước như: tiêm chủng mở rộng, thanh toán phong, thanh toán bại liệt. Hệ thống cơ sở y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư nâng cấp mở rộng; hiện đại hoá trang thiết bị và phương tiện khám chữa bệnh; nhiều kỹ thuật mới hiện đại được đưa vào thực hiện; liên kết với tuyến trên để điều trị bệnh tại địa phương, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến trên.

c/ Văn hóa, xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng.Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa có những kết quả tích cực. Lĩnh vực thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình từng bước phát triển. Các hoạt động tuyên truyền, cổ động được diễn ra sôi nổi, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến; Chất lượng làng, khu phố, cơ quan văn hóa được nâng lên; số gia đình văn hóa đạt 85%; số làng, khu phố văn hóa đạt 73%. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì; đã tổ chức thành công nhiều giải thể thao; thể thao thành tích cao được chú trọng. Công tác quản lý, tôn tạo các di tích lịch sử tiếp tục được triển khai, đã có nhiều di tích được trùng tu tôn tạo như quần thể di tích Phố Hiến giai đoạn II, khu di tích Đa Hòa - Bình Minh, khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, khu di tích Tống Trân - Cúc Hoa, Phù Ủng,…

Duy trì, củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giải quyết có hiệu quả tình hình phức tạp, nhất là ở các địa bàn nông thôn không để diễn biến xấu xẩy ra. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và tội phạm. Đảm bảo vật tư, trang thiết bị cho các lực lượng vũ trang, cho công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

* Những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2006-2010

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn so với mức bình quân của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm. Hiệu quả kinh tế của một số ngành, lĩnh vực chưa cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, chưa đạt kế hoạch.

- Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ chưa đạt kế hoạch đề ra; nhiều ngành dịch vụ phát triển chậm, hiệu quả thấp; chưa tạo được một số ngành dịch vụ mũi nhọn; chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ còn hạn chế. Sản phẩm dịch vụ mới chưa phát triển mạnh.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở công nghiệp, làng nghề, thị trấn, thị tứ chậm được khắc phục; việc đổ, đốt rác thải không đúng nơi quy định còn diễn ra khá phổ biến ở ven đường giao thông, khu dân cư tập trung. Quản lý đất đai ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ.

- Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực, phẩm chất đạo đức còn yếu kém, gây trở ngại cho công việc, gây sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân; tình trạng đùn đẩy né tránh vẫn xẩy ra. Tệ nạn tham nhũng, lãng phí gây thất thoát ngân sách nhà nước vẫn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, công chức, chậm được khắc phục, gây bất bình trong xã hội./.

Diện tích tỉnh Hưng Yên đứng thứ bao nhiêu trong cả nước?

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, tỉnh Hưng Yên có diện tích nhỏ nhưng lại là tỉnh có mật độ dân số cao, năm 2022 đạt 1.389 người/km2, xếp thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

tỉnh Hưng Yên có diện tích bao nhiêu kilômét vuông?

930,2 km²Hưng Yên / Diện tíchnull

Hưng Yên giáp bao nhiêu tỉnh?

Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.

tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện thị?

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu.

Chủ Đề