Độ cao của đỉnh núi Everest là bao nhiêu?

Trung Quốc và Nepal cùng công bố chiều cao của đỉnh núi Everest trên dãy Himalaya là 8.848,86 m, cao hơn 86 cm so với lần đo vào năm 1954 của Ấn Độ.

Theo India Times, Nepal quyết định đo lại chiều cao của Everest vì một số tranh luận thời gian qua cho rằng đỉnh núi cao nhất thế giới đã thay đổi vì nhiều yếu tố, bao gồm thảm họa động đất năm 2015.

Chiều cao mới của Everest được Trung Quốc và Nepal cùng thông báo vào ngày 8/12, theo Tân Hoa xã. Phát biểu tại thủ đô Kathmandu, Ngoại trưởng Nepal Pradeep Gyawali công bố Everest hiện nay cao 8.848,86 m.

Trong lần đo vào năm 1954 bởi Cục khảo sát Địa chất Ấn Độ, chiều cao của Everest được xác định là 8.848 m.

Những nhà khảo sát địa chất Trung Quốc cũng từng 6 lần đo đạc và nghiên cứu đỉnh núi cao nhất thế giới. Họ đã 2 lần công bố chiều cao Everest vào năm 1975 và 2005, lần lượt là 8.848,13 m và 8.844,43 m.

Nepal và Trung Quốc lần đầu tiên cùng công bố chiều cao của đỉnh Everest. Ảnh: Zuma Press.

“Sự tôn trọng và tự hào của mọi người dân Nepal đã tăng lên cùng với việc ngọn núi cao thêm”, Bộ trưởng Quản lý Đất, Hợp tác xã và Xóa nghèo Padma Kumari Aryal chia sẻ.

Các nhà khoa học Nepal không muốn phỏng đoán vì sao số đo chiều cao của Everest thay đổi. Họ cho rằng khác biệt so với những lần đo trước có khả năng vì công nghệ và cách tính toán phát triển.

“Trong lần đo này, chúng tôi sử dụng công nghệ tốt nhất và đạt được con số lớn hơn trước một chút”, Damorda Dhakal, giám đốc và người phát ngôn Cục Khảo sát Nepal, cho biết.

Đỉnh núi cao nhất thế giới cũng “lớn lên” theo thời gian do những mảng địa chất dịch chuyển. Quá trình này diễn ra rất chậm, với tốc độ chưa đến 2 cm mỗi năm, theo một số nhà địa chất học. Tuy nhiên, phần cao thêm của đỉnh núi có thể dễ dàng bị xóa bỏ bởi các trận động đất và những hiện tượng khác.

Đây là lần đầu tiên chiều cao của Everest được đo đạc và xác nhận cùng bởi Trung Quốc và Nepal. Theo Wall Street Journal, Nepal đã có ý định đo lại đỉnh núi từ năm 2011. Dự án được đẩy nhanh tiến độ vào năm 2015 và đến tháng 5/2019 thì nước này đã thu thập gần đủ thông tin.

Việc công bố được hoãn lại sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Kathmandu vào tháng 10/2019. Hai nước sau đó thông báo ý định cùng công bố chiều cao mới của Everest làm “biểu tượng vĩnh cửu của tình bạn giữa Nepal và Trung Quốc”.

Để đo chiều cao của một vật thể thấp, chúng ta sẽ dùng thước đo hoặc đo bóng của nó và áp dụng các phép tính toán lượng giác trong trường hợp đo vật thể lớn như ngôi nhà hay thân cây.

Tuy nhiên, không ai có thể đo được bóng của một ngọn núi, cũng chẳng ai có thể và chẳng có thước đo nào đủ dài để trèo lên đỉnh núi dòng xuống chân núi đo đạc chiều cao của nó. 

Đặc biệt với những ngọn núi cao như Everest, việc đo đạc chiều cao của nó không thể áp dụng theo những cách thông thường.

Phương pháp đo cổ điển

Cuộc khảo sát đo ngọn núi đầu tiên được một nhóm khoa học người Anh thực hiện năm 1850, xác định vị trí núi Everest trên bản đồ và gọi là "Đỉnh XV". Họ tính toán mực nước biển bằng cách xây dựng một mạng lưới các trạm ngắm từ Vịnh Bengal, hướng về phía bắc từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi khác, cho đến khi nhìn thấy Everest và có thể được đo bằng các phép tính lượng giác.

Kết luận đầu tiên về độ cao của núi Everest là 8.840m. Một thế kỷ sau, vào năm 1954, các nhà khoa học sử dụng một phương pháp tương tự xác định độ cao của Everest là 8.848 m bao gồm cả chóp tuyết.

Phương pháp đo hiện đại


Đỉnh Everest được bao phủ bởi những đám mây trong mùa leo núi 2019. Các nhà khảo sát đã cố gắng đo độ cao chính xác của ngọn núi kể từ những năm 1850 

Ngày nay, các nhà khoa học hiện đại sử dụng công nghệ GPS để đo đạc và phương pháp tính toán này được chứng minh là cho kết quả chính xác đáng kể.

Để đo được chiều cao của núi Everest, có hai bước quan trọng phải thực hiện: đầu tiên là xác định chính xác vị trí ngọn núi trên bản đồ, xác định độ cong của Trái đất, và tiếp đến là xác định được mực nước biển.

Cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện vào tháng 5.2019. Một nhóm nhà khảo sát và leo núi người Nepal đã leo lên đỉnh Everest khoảng 3 giờ sáng trong đêm tối đen như mực, khi nhiệt độ có thể giảm mạnh đến mức gây chết người để đặt thiết lập một ăngten GPS, bắt đầu ghi lại vị trí chính xác của đỉnh núi từ một mạng lưới vệ tinh và triển khai radar xuyên đất để đo độ sâu của tuyết bên dưới các mỏm đá cao nhất trên đỉnh.

Việc tiếp theo là xác định mực nước biển. Nhưng về mặt kỹ thuật, các đại dương trên Trái đất không phẳng lặng và lên xuống bởi lực hấp dẫn của hành tinh.

Trái đất không bằng phẳng hay hình cầu tròn hoàn hảo như quả bóng tennis mà hơi phình ra ở đường xích đạo. Do đó, các nhà khoa học sử dụng hai loại mô hình để xác định hình dạng của hành tinh là ellipsoids và geoid.

Mô hình Ellipsoid tưởng tượng Trái đất như một hình bầu dục cong, nhẵn, hơi thuôn dài dọc theo trục xích đạo. Từ mô hình này và các phương pháp tính toán hiện đại, các nhà khoa học tạo ra hệ quy chiếu tọa độ WGS84, cung cấp hệ quy chiếu 3D cho các tọa độ vĩ độ, kinh độ và là cơ sở cho hầu hết các hệ thống GPS ngày nay.

Trong khi đó, mô hình Geoid giúp tính tác động của lực hấp dẫn Trái đất bằng cách tính toán mực nước biển sẽ ở đâu nếu toàn bộ bề mặt hành tinh được nước bao phủ. Mô hình này tạo ra một mực nước biển ảo, trung bình trên toàn hành tinh.

Bởi vì mật độ của Trái đất không đồng nhất nên trường hấp dẫn tạo ra một lực không đồng đều trên bề mặt hành tinh. Nước biển bị kéo vào hoặc đẩy ra xa trung tâm tùy thuộc vào động lực Trái đất tại vị trí đó.

Việc tiếp theo là kết hợp các kết quả để thiết lập bản đồ mới, áp dụng các phương pháp lượng giác và tính toán khoa học hiện đại để đưa ra con số chính xác nhất về chiều cao ngọn núi.

Việc biết chiều cao ngọn núi có quan trọng không?

Ngọn núi Everest cao bao nhiêu là một câu hỏi nhạy cảm và là niềm tự hào dân tộc. Trong hàng chục năm qua, các nhà khoa học thế giới vẫn không thống nhất được con số chiều cao chính xác của ngọn núi này cũng như các phương pháp đo chỉ tính đến lớp đất đá hay tính cả lớp tuyết phủ.

Cho tới nay, sau 15 tháng thực hiện công việc, các nhà khoa học đã có được số đo mới nhất nhưng chưa thể công bố do những vướng mắc liên quan đến vấn đề chính trị giữa Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ.

Việc đo đạc chiều cao núi là công việc nguy hiểm và đòi hỏi kinh phí rất lớn. Con số chính xác chiều cao ngọn núi sẽ là thông tin hữu ích đối với các nhà leo núi, xác định có nên thực hiện hành trình hay không.

Ngoài ra, đó cũng là thông tin quan trọng đối với các nhà địa chất học. Việc biết đỉnh núi cao thêm hay thấp xuống - dù chỉ vài centimet - cũng giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu các va chạm kiến tạo mảng, dự báo thêm về các biến động địa chất trong tương lai.

Người tình ra chiều cao Everest là ai?

[Ảnh: Pavel Novak]. Đây là phương pháp mà nhà trắc địa và địa lý người xứ Wales, Sir George Everest sử dụng để đo chiều cao của ngọn núi cao nhất trên dãy Himalaya vào những năm 1840.

đỉnh Everest dài bao nhiêu km?

Theo đó, đỉnh núi cao nhất Thế giới, nằm ở biên giới Nepal - Trung Quốc thuộc dãy Himalaya nay được quan chức hai nước công nhận là có độ cao 8848,86 mét. Kết quả đo đạc này được cả hai đồng công bố vào ngày 8-12-2020. Đây là độ cao của đỉnh núi cao hơn 1 mét so với độ cao được công nhận trước đó.

Everest nằm ở nước nào và cao bao nhiêu m?

Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy núi Himalaya, biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest có chiều cao 8.849m trên mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới.

Nóc nhà thế giới cao bao nhiêu mét?

Everest đứng đầu danh sách "nóc nhà" thế giới khi có độ cao 8.848m. Ngọn núi này thuộc dãy Khumbu Himalaya, nằm giữa Nepal và Tây Tạng, Trung Quốc.

Chủ Đề