Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào

Viết 1 đoạn văn có sử dụng 3 từ ghép,3 từ láy [Ngữ văn - Lớp 5]

4 trả lời

Lập dàn ý phân tích đoạn trích sau [Ngữ văn - Lớp 1]

1 trả lời

Cơn mưa đã đã gợi về cho nhân vật biết bao là những kỉ niệm của ngày xưa. Đó là cái cửa sổ , những ngôi sao trên bâu trời thành phố, vòm cây trong nhà hát,.. Những kỉ niệm tuổi thơ ấy ùa về nhanh như con mưa đá xoáy mạnh trong tâm trí của chị để bỗng chốc lại cuốn đi, để lại cảm giác tiếc nuối.  Những hình ảnh ngắt quãng ấy thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và thật nồng nàn. Tình yêu ấy đã tạo nên sức mạnh chiến đấu, nhiệt tình sẵn sàng cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho đất nước, quê hương. Cô nhặt những hạt mưa đá để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. “Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nỗi…Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái. Chính những kỉ niệm đó dường như làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Đồng thời đoạn văn cũng thể hiện nét tính cách nữa của Phương Định. Đó là tinh thần lạc quan, sự lãng mạn, trẻ trung, của những thnah niên thành thị Việt Nam có lý tưởng cao đẹp, yêu nước thời kháng chiến chống giặc Mĩ xâm lược. 

- thành phần biệt lập: dường như

Đoạn văn trên nói về suy nghĩ của cô kĩ sư trẻ trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của nguyễn Thành Long

Sũy nghĩ ấy có trong hoàn cảnh khi cô vừa được anh thanh niên tặng cho bó hoa. Sau đó cô ngầm nghĩ về cuộc đời

Câu 5:

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9Thời gian làm bài: 90 phút[Đề bài gồm 01 trang]Câu 1 [3 điểm]. Cho đoạn trích sau: “ … Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.”a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào?c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?Câu 2 [2 điểm].Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ [Bằng Việt - Bếp lửa]Câu 3 [5 điểm].Trong vai ông họa sĩ kể lại tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. HẾT Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……… ….……Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2……………… ….……PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ INĂM HỌC 2013 – 2014Môn Ngữ văn 9[Hướng dẫn chấm gồm 03 trang]ĐỀ CHÍNH THỨCA. YÊU CẦU CHUNG- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.B. YÊU CẦU CỤ THỂCâu Mục đích – Yêu cầu Điểm1a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm truyện.b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện các giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật.* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác. - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.b. – Suy nghĩ đó là của nhân vật ông HaiÔng đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vật của tác giả:- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm [sử dụng nhiều câu hỏi tu từ] nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật.- Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có bằng chứng và rồi nhục nhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng * Học sinh có thể không chỉ ra câu hỏi tu từ, vẫn cho điểm tối đa ý độc thoại nội tâm. 0,50,50,50,50,50,52a. Mục đích: Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: các phép tu từ và cảm nhận được cái hay của các phép tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích thơ.b. Yêu cầu: - Về kĩ năng: học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.- Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:- Điệp từ "nhóm" tạo nhạc điệu cho thơ, nhấn mạnh ý.- Phép ẩn dụ: từ "nhóm" có hai lớp nghĩa- nghĩa tả thực và ẩn dụ.+ Nhóm là làm cho lửa bén vào nhiên liệu cháy lên.+ Nhóm là nhen lên, khơi gợi trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, tình yêu thương bà dành cho cháu từ những thứ giản dị đời thường nhất [khoai sắn ngọt bùi], hòa trong tình làng nghĩa xóm [nồi xôi gạo mới xẻ chung vui], nhen nhóm lên trong lòng cháu ước mơ, kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước cháu trên mỗi chặng đường đời [nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ], c. Biểu điểm:* Điểm 2: Viết đúng đoạn văn, đủ ý, sáng tạo, diễn đạt lưu loát.* Điểm 1: Đảm bảo 1/2 số ý, còn mắc lỗi diễn đạt.* Điểm 0,5: Cảm nhận chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, * Điểm 0 : Bài làm lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.3a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm, b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh những con người lao động mới XHCN, biết trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh theo hình thức tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, thể hiện được vai trò của người kể chuyện ngôi thứ nhất- vai ông họa sĩ.* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát văn bản để trình bày các ý sau:- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc [người kể chuyện và cuộc gặp gỡ ấn tượng]-Thân bài:+ Miêu tả hình ảnh thiên nhiên Sa Pa qua cảm nhận của người kể chuyện.+ Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên. [Học sinh dựa vào văn bản, có thể thay đổi trật tự, lược bớt một số đoạn không quan trọng. Trong đó thể hiện được thái độ, tình cảm và những bình luận, đánh giá của người kể với những suy nghĩ tích cực, những việc làm và thái độ của nhân vật anh thanh niên]+ Những suy nghĩ của người kể chuyện về chính mình, về công việc và về nghệ thuật hội họa.- Kết bài: Kết thúc sự việc, lời khuyên dành cho thế hệ trẻ* Đan xen trong lời văn tự sự các yếu tố miêu tả, độc thoại nội tâm, nghị luận hợp lí.*Học sinh có thể trình bày theo cách khác song vẫn đảm bảo vai kể, những ý kể trên, đan xen các yếu tố khác hợp lí vẫn cho điểm như biểu điểm chấm.c. Biểu điểm chấm:* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Có kỹ năng làm văn tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Có được những đoạn hay, bài văn hay. * Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.* Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chưa biết đan xen hợp lí yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Còn mắc lỗi diễn đạt.* Điểm 2 : Kể còn sai lạc, chưa sâu, chưa biết đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Chưa có bố cục hợp lí, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.* Điểm 1 : Lạc sang văn nghị luận, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục.* Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp.Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm để cho các điểm lẻ còn lại.

Video liên quan

Chủ Đề