Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền [tiếng Anh: Monopolistic Competition] xảy ra khi một ngành có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau.

Hình minh họa. Nguồn: simplynotes.in

Khái niệm

Cạnh tranh độc quyền trong tiếng Anh là Monopolistic Competition.

Cạnh tranh độc quyền là đặc trưng của một ngành công nghiệp trong đó nhiều công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau, nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. 

Rào cản gia nhập và rút lui trong một ngành cạnh tranh độc quyền là thấp, và các quyết định của một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh. 

Cạnh tranh độc quyền có liên quan chặt chẽ đến chiến lược kinh doanh khác biệt hóa sản phẩm.

Bản chất của cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một nền tảng trung gian giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo, và kết hợp các yếu tố của chúng. Mọi công ty trong cạnh tranh độc quyền đều có sức mạnh thị trường tương đối thấp như nhau và đều là người quyết định giá. Các công ty có xu hướng quảng cáo mạnh mẽ.

Cạnh tranh độc quyền là một hình thức cạnh tranh đặc trưng của một số ngành công nghiệp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ nhà hàng, tiệm làm tóc, quần áo và đồ điện tử.

Ví dụ về cạnh tranh độc quyền

Minh họa các đặc điểm của cạnh tranh độc quyền qua ví dụ về các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.

Số lượng các công ty

Khi một người đến hàng tạp hóa, người đó sẽ thấy rằng bất kì mặt hàng tẩy rửa nào- như nước rửa bát, xà phòng rửa tay, bột giặt, chất khử trùng, v.v... - đều có một vài loại. Đối với mỗi món hàng cần mua, có đến 5-6 sản phẩm của các công ty khác nhau để lựa chọn.

Khác biệt hóa sản phẩm

Bởi vì tất cả các sản phẩm đều có cùng chức năng, người bán có tương đối ít lựa chọn để phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau. Có thể có những mặt hàng giảm giá" có chất lượng thấp hơn, nhưng rất khó để biết liệu các mặt hàng giá cao có thực sự có tốt hơn không. 

Cạnh tranh độc quyền có xu hướng dẫn đến thực hiện nhiều hoạt động marketing vì các công ty cần phân biệt các sản phẩm tương tự nhau. Một công ty có thể lựa chọn hạ giá sản phẩm, công ty khác chọn tăng giá và sử dụng bao bì nhấn mạnh chất lượng. Trên thực tế, các sản phẩm trên có thể đều có hiệu quả như nhau.

Quyền định giá

Các công ty trong cạnh tranh độc quyền là người quyết định giá, không phải người chấp nhận giá. Tuy nhiên, quyền định giá danh nghĩa của chúng được bù đắp bởi thực tế là nhu cầu cho các sản phẩm của họ có độ co giãn giá cao. Để có thể tăng giá, các công ty phải có khả năng phân biệt sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh.

Độ co giãn của cầu theo giá

Nhu cầu đối với các sản phẩm trong cạnh tranh độc quyền rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cả. Nếu chất tẩy rửa yêu thích của một người đột nhiên tăng giá hơn 20%, có lẽ người đó sẽ không ngần ngại chuyển sang một sản phẩm thay thế.

Lợi nhuận kinh tế

Trong ngắn hạn, các công ty có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế vượt mức thông thường. Tuy nhiên, vì rào cản gia nhập thấp, các công ty khác có động lực thâm nhập thị trường, làm tăng sự cạnh tranh, cho đến khi lợi nhuận kinh tế chung bằng không. 

Quảng cáo

Các công ty trong cạnh tranh độc quyền dành lượng lớn nguồn lực cho quảng cáo và các hình thức marketing khác. Khi có sự khác biệt thực sự giữa các sản phẩm của các công ty khác nhau, mà người có thể không nhận thức được, những khoản chi này có thể hữu ích. 

[Theo investopedia]

Hằng Hà

Cạnh tranh độc quyền là một hình thái tổ chức thị trường mà có nhiều người bán một sản phẩm khác biệt và sự gia nhập cũng như rời bỏ ngành công nghiệp tương đối dễ dàng về lâu dài.

Cạnh tranh độc quyền phổ biến nhất trong ngành bán lẻ của nền kinh tế. Do có nhiều sản phẩm thay thế gần gũi, đường cầu mà công ty cạnh tranh độc quyền gặp phải rất linh hoạt.

Mức sản lượng tốt nhất trong ngắn hạn là khi doanh thu cận biên [Marginal Revenue - MR] = chi phí cận biên [Marginal Cost - MC].

Các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nên chi tiêu vào việc thay đổi sản phẩm và các chi phí bán hàng cho đến khi MR=MC.

Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có lãi ngắn hạn, trong dài hạn sẽ có nhiều công ty gia nhập thị trường hơn. Điều này làm cho đường cầu của mỗi doanh nghiệp dịch chuyển sang phía trái cho đến khi tất cả các doanh nghiệp hoà vốn.[1]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.

Thị trường cạnh tranh độc quyền được định nghĩa như thế nào trong nền kinh tế thị trường? Trong bài viết này hãy cùng TheBank đi tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đến thị trường cạnh tranh độc quyền này nhé.

Thị trường cạnh tranh độc quyền nghĩa là trong đó có nhiều các nhà sản xuất cùng cạnh tranh với nhau trên thị trường để đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền những người bán sẽ có thể tự mình kiểm soát được giá cả, sản phẩm của hãng mình.

Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô

Ưu nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền 

Ưu điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau phù hợp với từng nhu cầu và mức thu nhập khác nhau của các đối tượng người dùng.

Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

  • Mức giá lớn hơn chi phí cận biên nên gây ra nhiều tổn thất xã hội, từ đó phúc lợi xã hội giảm.
  • Các hãng cạnh tranh độc quyền hoạt động với công suất thừa
  • Thị trường cạnh tranh độc quyền thường hoạt động kinh tế kém hiệu quả hơn, các doanh nghiệp thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu, giá bán lớn hơn chi phí biên.

Trên đây là những thông tin về thị trường cạnh tranh độc quyền. Mong rằng thông tin trong bài viết trên hữu ích cho bạn.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề