Đối tượng áp dụng của luật phòng cháy và chữa cháy được qui định tại điều 2 như thế nào?

Đề thi nổi bật

400+ câu hỏi trắc nghiệm môn Linh kiện điện tử

443 câu 422 lượt thi

300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất

306 câu 67 lượt thi

250+ Câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí

293 câu 641 lượt thi

100 câu hỏi trắc nghiệm Vật liệu điện

100 câu lượt thi

860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích

860 câu 760 lượt thi

260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan

260 câu 986 lượt thi

300 câu trắc nghiệm Tổng quát viễn thông

300 câu 307 lượt thi

340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy

338 câu 98 lượt thi

2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng

2330 câu 4 lượt thi

700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện

697 câu 466 lượt thi

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:

- Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;

- Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Đối tượng nào phải thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy? Nội dung thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy gồm những gì? [Hình từ Internet]

Nội dung thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Đối với quy định về nội dung thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy thì tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định bao gồm:

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;

- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

- Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy chữa cháy?

Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:

[1] Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;

[2] Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên;

Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;

[3] Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần;

Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 [Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi bổ sung năm 2013]:

Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. 

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:

- Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

- Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

- Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

- Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;

- Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;

- Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.

 

2. Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

 

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a] Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

b] Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

c] Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

d] Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

đ] Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e] Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: 

- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ.

-  Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ.

 

4. Chế độ đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở

Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác [nếu có] còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác [nếu có] và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm. Theo Điều 6, Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH:

- Chế độ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương

+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh

a] Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

b] Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Chế độ tai nạn lao động

a] Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b] Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tương tự chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động [trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội].

- Chế độ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết

+ Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng các chế độ:

a] Thân nhân được hưởng các chế độ, bao gồm:

Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hỗ trợ tiền bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

b] Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

+ Người không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được hưởng khoản tiền hỗ trợ bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả. 

 

5. Vai trò của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở

Cháy có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào nếu ở đó có sự kết hợp trong những điều kiện nhất định giữa chất cháy, nguồn nhiệt và chất oxy hoá. Sự phát triển của khoa học - công nghệ và gắn liền với nó là sự tăng trưởng kinh tế không có nghĩa tự nó loại trừ các nguy cơ gây cháy mà trên thực tế luôn tiềm ẩn nguy cơ này ở mức độ cao.

Hiện nay các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã và đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, theo đó, tính chất nguy hiểm cháy, nổ ngày càng tăng.

Những nơi này thường tập trung một số lượng hàng hoá, vật tư, thiết bị máy móc và các tài sản có giá trị kinh tế cao. Trong quá trình sản xuất, trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng như trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày ở mỗi hộ gia đình ngày càng sử dụng nhiều các nguyên vật liệu, đồ dùng dễ cháy.

Vì vậy, thường xuyên bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình là yêu cầu bức thiết, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị phòng cháy, thiết bị chữa cháy để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

Nghiên cứu tính quy luật của sự hình thành và phát triển đám cháy cho thấy để phòng ngừa cháy tốt, kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ khi nó mới xuất hiện thì điều kiện tiên quyết là công tác phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ sở.

Do đó, hoạt động phòng cháy chữa cháy, từ trong bản chất của nó luôn luôn mang tính chất quần chúng rộng lớn. Tuy nhiên, hoạt động phòng cháy chữa cháy là hoạt động mang tính khoa học - kỹ thuật.

Tính chất khoa học, kỹ thuật xuất phát từ việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân, điều kiện gây cháy đối với mỗi chất cháy, mỗi quá trình công nghệ, phải nghiên cứu tìm ra các quy luật của quá trình phát sinh, phát triển và dập tắt đám cháy, nghiên cứu các chất dập cháy v.v…

Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cháy, chống cháy lan, cũng như các biện pháp chữa cháy và các điều kiện khác đảm bảo việc thực hiện phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không thể tuỳ tiện.

Theo đó, bên cạnh việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy, cần thiết phải xây dựng lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa cháy, nổ cũng như trực tiếp tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra. Đóng vai trò này chính là lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Ai là người cơ trách nhiệm tham gia vào công tác phòng cháy và chữa cháy?

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi yêu cầu.

Ngay toàn dân phòng cháy và chữa cháy được quy định tại điều bảo nhiêu của Luật PCCC?

Quyết định 369-TTg lấy 04-10 hàng năm là Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân.

Trong Luật phòng cháy và chữa cháy khái niệm cháy được hiểu như thế nào?

1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. 2. Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.

Luật phòng cháy chữa cháy quy định một trong những biện pháp cơ sở đầu tiện trong công tác phòng cháy là gì?

Các chất cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Câu 34: Luật PCCC qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì? A. Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt.

Chủ Đề