Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học

Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học?

1.Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu sự nảy sinh, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lý.


2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý. Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của các hiện tượng tâm lý. Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. Ứng dụng những thành tựu đã nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3.Các phương pháp nghiên cứu:


*Phương pháp quan sát:
Nội dung:nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác của mình nhằm tri giác sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Các hình thức quan sát: Kín-mở; Toàn diện - bộ phận; Có trọng điểm - không có trọng điểm; Chiến lược - chiến thuật; Tiêu chuẩn hóa - không tiêu chuẩn hoá.


Ưu và nhược điểm:

- Dễ tiến hành; tư liệu phong phú; - Tiết kiệm. - Tuy nhiên thường bị phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan, độ tin cậy không cao, tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích.


Yêu cầu: Khi tiến hành nghiên cứu cần phải:

+ Xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát. + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi quan sát + Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống. + Ghi chép và phân tích tài liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan. + Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu. Quan sát lại lần nữa để kiểm tra các kết quả đã quan sát. *Cách quan sát:Sử dụng cái gì để quan sát? Dùng các cơ quan cảm giác như: mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Trong đó mắt và tai là sử dụng thường xuyên hơn.

Sử dụng như thế nào?

- Dùng mắt để nhìn:

+

Những đặc điểm tĩnh như: Hình dáng; mặt [trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng, cằm, tai…]; trang phục [đồng phục, màu sắc…]

+ Những đặc điểm động như: Dáng [đi, đứng, ngồi, nằm]; đầu, chi…

- Dùng tai để nghe: Chú ý đến từ ngữ, ngữ điệu, nội dung. - Cần kết hợp các cơ quan cảm giác khi quan sát.


* Phương pháp thực nghiệm:

-Nội dung: thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về mối quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ chế... của các hiện tượng tâm lý. - Thường được dùng kèm với phương pháp quan sát để hạn chế nhược điểm của phương pháp quan sát. - Ưu và nhược điểm: rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể định tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra. Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống chế những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế. Có 2 loại thực nghiệm cơ bản:

- Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thừơng của đối tượng thực nghiệm.


Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại: Thực nghiệm nhận định: là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm. Thực nghiệm hình thành: nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu.

- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên ngoài.

*
Phương pháp đàm thoại:

Nội dung: là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối tượng: đặt ra các nội dung trao đổi; đặt ra những câu hỏi trực tiếp, gián tiếp...

Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy trang; phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng.

Muốn đàm thoại có kết quả tốt cần chú ý: - Xác định rõ vấn đề cần tìm hiểu - Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với 1 số đặc điểm của họ. - Có kế hoạch để chủ động điều khiển quá trình đàm thoại. - Nên linh hoạt trong quá trình điều khiển 1 cuộc đàm thoại để nó vừa giử được tính logic, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu.


* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.


Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu: + Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá. + Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.


* Phương pháp điều tra



Nội dung
: là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.

Ưu và nhược điểm:
dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý bằng toán thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ trả lời giả tạo.

Yêu cầu:
- Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng. - Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.


* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
.



Nội dung:
là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

Yêu cầu:
+ Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển. + Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan. + Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu


* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
.



Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu: + Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá. + Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.


* Phương pháp trắc nghiệm

Nội dung: “Test” là một phép thử đã được chuẩn hoá dùng đề đo lường một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu. Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: Văn bản “Test”; quy trình tiến hành; khoá “test”; Bản đánh giá.

Ưu - nhược điểm: dễ tiến hành; có thể đo nhiều đối tượng; tính mục đích trong nghiên cứu cao. Tuy nhiên khó soạn thảo.

Đối tượng của tâm lý học là nghiên cứu các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. Các quy luật của hoạt động tâm lý  và cơ cấu tạo nên chúng .

2.  Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu: Bản chất hiện tượng tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Cụ thể :

+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người

+ Cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý

+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào

+ Chức năng vai trò  của tâm lý đối với hoạt động của con người

Tóm lại có thể nêu ba nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học .

1. Nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý cả về số lượng lẫn chất lượng

2. Phát hiện các qui luật nẩy sinh, hình thành và phát triển tâm lý

3. Tìm ra cơ chế diễn biến và thể hiện của các hiện tượng tâm lý

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Tuy nhiên tính chất chung của sự phát triển là một quá trình có chiềuhướng tích cực, đi lên nhằm tạo ra cái mới ở mức độ ngày càng cao hơn,phức tạp hơn, phong phú và tinh tế hơn so với cái cũ.Quá trình phát triển tâm lý của con người đi từ cái chưa bị phân hóađến cái bị phân hóa. Từ chỗ phân hóa rồi lại tích hợp lại thành các yếu tố, cácbộ phận để tạo thành một cơ cấu mới với những phẩm chất, đặc điểm mới.Những phẩm chất và đặc điểm này qui định bộ mặt tâm lý của từng giai đoạn,từng độ tuổi trong quá trình phát triển.Tâm lý của mỗi cá thể, mỗi nhóm tuổi được phát triển như là một hệthống phức tạp nhất của những cơ cấu khác nhau [nhận thức, tình cảm, trạngthái, hành vi, v.v...] có liên quan, tác động phụ thuộc lẫn nhau. Những cơ cấuđó được sắp xếp theo một thứ bậc để đảm bảo cho hoạt động bên trong vàbên ngoài của con người. Ví dụ: lúc mới sinh, đứa trẻ hoạt động là do nhữngnhu cầu sơ đẳng nhất của cơ thể đòi hỏi. Những nhu cầu đó được người lớnthỏa mãn nên không bao lâu sau những nhu cầu thứ cấp được hình thành.Tiếp đến là những tình cảm, hứng thứ, động cơ mới xuất hiện. Những nhucầu, động cơ mới này một mặt thúc đẩy hoạt động của đứa trẻ, mặt khácngày càng được phát triển trong nhân cách của nó. Nghĩa là đứa trẻ đượcphát triển theo chính những cơ chế phức tạp, đan xen, hòa quyện vào nhaumột cách biện chứng. Phát triển tâm lý chính là sự phát triển các cơ chế ngàycàng phức tạp, tinh vi của những nhu cầu, động cơ, hoạt động, hành độngcủa con người từ mức độ này đến mức độ khác, phù hợp với những đòi hỏingày càng cao của xã hội.Từ những phân tích trên chúng tôi định nghĩa: Phát triển tâm lí là mộtquá trình bao gồm từ sự phát sinh, hình thành, phát triển của những yếu tố,những quá trình, những thuộc tính, những trạng thái tâm lí của mỗi cá thể, từđơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa bị phân hóa đến chỗ bị phân hóa theonhững qui luật có liên quan, tác động phụ thuộc lẫn nhau tạo thành nhữngđặc điểm tâm lý khác nhau theo giai đoạn. Đó là một hoạt động có tính hệthống được sắp xếp có tính thứ bậc và ngày càng tinh tế, tạo ra những đặc điểm đặc trưng cho mỗi thời kỳ, mỗi lứa tuổi khác nhau, đảm bảo cho conngười sống, hoạt động và phát triển với tư cách là một chủ thể có ý thức củaxã hội.Khi nói đến khái niệm phát triển, người ta thường hay đề cập đến cáckhái niệm có sự liên quan như tăng trưởng, chín muồi.Tăng trưởng là khái niệm đề cập đến sự gia tăng về số lượng [chiềudài, dung tích, khối lượng...] của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: sự gia tăng vềchiều cao, cân nặng, sự tăng lên của tế bào thần kinh, sự tăng lên về sốlượng tế bào cảm giác của trẻ em trong năm thứ nhất v.v... Còn chín muồiđược dùng khi sự tăng trưởng đạt đến "độ". Ví dụ: "Trăng đến rằm trăng tròn".Ông cha ta thường nói: "Nữ thập tam, nam thập lục để chỉ sự chín muồi vềmặt sinh học [sự dậy thì] của con người. Nói đến phát triển là nói đến sự thayđổi chuyển hóa về mặt chất lượng, nói đến một trình độ mới khác về chất sovới cái cũ. Chẳng hạn sự phát triển tâm lý của con người, đi từ cảm giác đếntri giác, từ tri giác đến tư duy v.v... Tri giác là một trình độ khác về chất so vớicảm giác; tư duy là trình độ mới khác về chất so với tri giác v.v...Quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi với phát triển là quan hệ giữa sốlượng và chất lượng. Tăng trưởng, chín muồi dẫn đến sự tăng trưởng về chất[phát triển]; chất lượng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và chín muồi ởmức cao hơn. Đó là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả của sự vật,hiện tượng. Sự phát triển tâm lý của con người được vận động cũng khôngngoài quy luật đó.2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học phát triểna. Đối tượngTâm lý học phát triển là một trong những chuyên ngành cơ bản, quantrọng của tâm lý học. Đối tượng nghiên cứu của nó là những động lực, điềukiện, những qui luật phát triển, những sự biến đổi của các quá trình, các thuộctính, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành nhân cách con người với tưcách là một thành viên của xã hội, theo sự trưởng thành của lứa tuổi. b. Tâm lý học phát triển bao gồm các ngành sau* Tâm lý học trong thời kỳ bào thai [còn gọi là thai giáo]. Tâm lý học tuổithơ [tuổi hài nhi].* Tâm lý học trước tuổi đi học [tuổi vườn trẻ].* Tâm lý học học sinh tiểu học.* Tâm lý học tuổi thiếu niên.* Tâm lý học người trưởng thành.* Tâm lý học người già.* Tâm lý học của những em phát triển không bình thường.Tâm lý học phát triển có mối liên quan với nhiều chuyên ngành tâm lýhọc khác như Tâm lí học đại cương, Tâm - sinh lý học, Tâm lý học nhân cách,Tâm lý học sư phạm... Trong đó mối liên quan giữa Tâm lý học phát triển vàTâm lý học sư phạm [gồm cả dạy học và giáo dục] là chặt chẽ nhất. Giữa haingành tâm lý học này có sự tác động qua lại và qui định lẫn nhau một cách rấtbiện chứng: Tâm lý học phát triển và Tâm lý học sư phạm giống hai đứa consinh đôi khác trứng của một bào thai. Mối quan hệ giữa hai ngành tâm lý họcnày đều có chung khách thể nghiên cứu, đó là trẻ em các lứa tuổi. Bởi thế cảhai ngành lâm lý này tạo thành một thể thống nhất khó tách bạch, dẫn đếntình trạng nhiều khi ranh giới trình bày các vấn đề của Tâm lí học phát triển vàTâm lí học sư phạm trở nên có tính tương đối. Tuy nhiên Tâm lý học pháttriển chủ yếu nghiên cứu động lực, qui luật cũng như các đặc điểm phát triểncủa con người theo sự trưởng thành của từng giai đoạn. Còn Tâm lý học sưphạm ghiên cứu những con đường, những qui luật hình thành của nhận thức,nghiên cứu những vấn đề thuộc về dạy học và giáo dục con người.Theo nghĩa đầy đủ, nghiên cứu sự phát triển tâm lý không phải lànghiên cứu những cái gì đã có sẵn mà là nghiên cứu tâm lý trong quá trìnhvận động, biến đổi không ngừng của nó. Blônxki, nhà tâm lý học Nga nổi tiếngđã viết: "Chỉ có thể hiểu được hành vi khi ta hiểu nó như lịch sử hành vi". Nếu Tâm lý học sư phạm nghiên cứu nhằm tìm ra những con đường,những quy luật, những điều kiện giúp con người lĩnh hội nhanh nhất, có chấtlượng và hiệu quả nhất nền văn hóa nhân loại, thì Tâm lý học phát triển sẽnghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành, phát triển tâm lý con người trongsự vận động của chính sự tiếp thu, lĩnh hội đó. Ví dụ: chiến lược hướng vàongười học của Tâm lý học sư phạm đề cao nguyên tắc tôn trọng đặc điểm vànăng lực của chủ thể [người học] nhằm phát huy tốt nhất tính tích cực hoạtđộng của người học, giúp họ lĩnh hội một cách chủ động, tự giác hệ thống trithức, kỹ năng, thái độ, chuẩn mực hành vi được xã hội loài người tích lũyđược từ trước đến nay; Chiến lược này đã làm biến đổi, phát triển đời sốngtâm lý của người học so với những chiến lược dạy học khác. Sự vận động,biến đổi và phát triển của chiến lược hướng vào người học diễn ra như thếnào, diễn biến ra sao, theo quy luật nào và nó đòi hỏi những điều kiện nào...thì Tâm lý học phát triển phải nghiên cứu.Song, như đã nói ở trên, hai chuyên ngành Tâm lý học sư phạm vàTâm lý học phát triển liên quan rất mật thiết với nhau, tác động qua lại mộtcách chặt chẽ, biện chứng và hỗ trợ đắc lực cho nhau trong tính độc lậptương đối của nó. Ra đời chủ yếu vào nửa sau thế kỷ XIX, Tâm lý học pháttriển coi những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duyvật lịch sử về phát triển là điểm xuất phát, là kim chỉ nam cho việc nghiên cứucủa mình. Chẳng hạn, các qui luật lượng đổi chất đổi, qui luật phủ định củaphủ định, qui luật phát triển không đồng đều của sự vật, hiện tượng... của chủnghĩa duy vật biện chứng có giá trị soi sáng khi xem xét, nghiên cứu nhữngqui luật phát triển tâm lý trẻ em theo lứa tuổi. Các nhà tâm lý học, giáo dụchọc lỗi lạc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như K.Đ.Usinxki, I.M.Séchénôv,L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin, A.N.Lêônchicv, J.Piagct, H.Walon v.v... đã cócông lớn trong việc xây dựng nền Tâm lý học phát triển.Ngày nay, tâm lý học phát triển đã thu được những thành tựu đáng kể,đã thu thập được một khối lượng tư liệu phong phú. Sự trưởng thành của nógắn liền với tên tuổi của nhiêu nhà tâm lý học hiện đại ở nhiều nước, đặc biệt nổi bật trong đó là những nhà tâm lý học Liên Xô như B.G.Ananhev,L.I.Bôzhôvic, L.N. Landa, N.A.Menchinskaja, Đ.B. Elkônin v.v... ở Tây âu cóthể kể: Luyxiêng, Sevơ Febơrơ, J.Watson, D.Bruner, B.F.Skiner.v.v....Có thể nêu ra đây vài quan điểm cơ bản mà tâm lý học phát triển lấylàm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành của mình.Vào những năm 20, 30 của thế kỷ này, L.X.Vưgôtxki đã nêu ra nguyêntắc về tính gián tiếp của hoạt động tâm lý người, tính xã hội - lịch sử, tính có ýthức của tâm lý người là những nét khác về bản chất so với tâm lý động vật.Tiếp đó ông nêu ra quan điểm bản chất tâm lý người có nguồn gốc hoạt động.Ông cho rằng hoạt động tâm lý bên trong của trẻ em được xây dựng theomẫu hoạt động bên ngoài.Kế cận những quan điểm của L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin đã nêu:nguyên lý phát triển là sự thống nhất giữa cái bên ngoài [hiện thực kháchquan] tác động thông qua những điều kiện bên trong. Nguyên lý này nêu bậtquan điểm phản ánh tâm lý được thực hiện trong quá trình tác động qua lạigiữa chủ thể và khách thể, trong đó hoạt động tích cực của chủ thể là khâutrung gian cho tác động của thế giới khách quan.- Phát triển những luận điểm của L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev và cáccộng sự đã đưa ra cấu trúc vĩ mô của hoạt động, đưa ra lý thuyết "chuyển vàotrong", rồi đến P.Ia.Galperin, Đ.B.Elkônin đã tìm ra cơ chế của việc chuyểnhoạt động bên ngoài của chủ thể thành hành động trí tuệ theo giai đoạn.- Những lý luận về phân chia lứa tuổi của II.Wallon và J.Piaget gópphần làm cơ sở nghiên cứu và làm phong phú cho tâm lý học phát triển mà tanghiên cứu. Điều lý thú là mặc dù xuất phát điểm nghiên cứu khác nhau,nhiều nhà tâm lý học phát triển Âu, Mỹ cũng đi đến thừa nhận một thành tựucủa tâm lý học hiện đại là mỗi hiện tượng tâm lý đều có nguồn gốc từ hànhđộng, hoạt động của con người, đều chứa đựng yếu tố xã hội - lịch sử cao.c. Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển là nghiên cứu những đặc điểm pháttriển của các quá trình tâm lý, những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách,những khả năng, điều kiện phát triển theo lứa tuổi cũng như qui luật, nhữngcon đường hình thành, phát triển của chúng.Mục đích của việc nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho thực tiễn giáo dụctrẻ em nói riêng, giáo dục con người nói chung, nhằm phát triển những nhâncách ngày càng hoàn thiện để sống và phát triển hài hòa trong xã hội hiện đại;đồng thời làm phong phú thêm kho tàng lý luận của khoa học giáo dục nóichung, khoa học tâm lý học phát triển nói riêng.d. Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học phát triểnĐể nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người, cần phối hợp nhiềuphương pháp khác nhau, nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì mỗi phương phápđều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Các phương pháp nghiên cứutâm lý học phát triển cũng không nằm ngoài những phương pháp nghiên cứutâm lý học nói chung mà chúng ta đã biết. Có thể kể những phương pháp chủyếu sau đây:- Phương pháp quan sát.- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.- Phương pháp trắc nghiệm.- Phương pháp thực nghiệm.- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.- Phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứngv.v...Điều phải lưu ý trong khi sử dụng các phương pháp để nghiên cứu sựphát triển tâm lý con người là ở chỗ, nhà nghiên cứu phải đặt đối tượng,khách thể nghiên cứu của mình trong quá trình vận động và phát triển của nó.Những kết quả nghiên cứu có giá trị đối với tâm lý học phát triểnthường được tiến hành một cách trường diễn, công phu theo cách nghiên cứu dọc trong một thời gian dài. Những quan sát, những thực nghiệm liên tụccủa J.Piaget trong nhiều năm, những thực nghiệm tâm lý - giáo dục kéo dài từđầu đến cuối mỗi cấp học của nhiều nhà khoa học khác nhau trên thế giới lànhững dẫn chứng điển hình cho phương pháp nghiên cứu tâm lý học pháttriển. Những công trình như vậy đã đóng góp những thành quả to lớn cho tâmlý học phát triển cũng như các chuyên ngành tâm lý học khác.II. CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂNVấn đề nhân tố và động lực của sự phát triển tâm lý luôn luôn là vấn đềtrung tâm của bất cứ ngành tâm lý học nào, đặc biệt là với tâm lý học pháttriển.Trong lịch sử tâm lý học, đây là vấn đề thường xuyên được đề cập, bànluận và có nhiều luận điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Tổng hợp, kháiquát lại có thể nêu lên các trường phái điển hình sau đây về nguồn gốc, độnglực phát triển tâm lý cá nhân.1. Quan điểm của thuyết nguồn gốc sinh vật về phát triểnNhững người theo trường phái nguồn gốc sinh vật coi những đặc điểmbẩm sinh di truyền có sẵn của trẻ em là nguồn gốc, là động lực của sự pháttriển tâm lý cá thể. Theo họ, di truyền là yếu tố có tác dụng quyết định đếnphát triển tâm lý trẻ, coi môi trường là yếu tố điều chỉnh, biểu hiện của tính ditruyền.Xuất phát điểm của những người theo dòng phái nguồn gốc sinh vật vềphát triển bắt nguồn từ qui luật tiến hóa nổi tiếng do Heackel đưa ra vào nửađầu thế kỷ XIX. Qui luật này cho rằng: Sự phát triển cá thể là sự lặp lại sựphát triển của loài dưới dạng rút gọn, tương tự như bào thai người ở thời kỳsống trong bụng mẹ, lặp lại tất cả những giai đoạn phát triển từ một thực thểđơn bào tới con người. Theo quan điểm này, trong quá trình phát triển, trẻ concũng tái tạo lại tất cả những giai đoạn cơ bản của lịch sử loài người. Ví dụngười ta đã nêu ra 5 giai đoạn phát triển mà đứa trẻ bắt buộc phải trải qua: - Giai đoạn man rợ.- Giai đoạn săn bắn.- Giai đoạn chăn nuôi.- Giai đoạn trồng trọt.- Giai đoạn thương nghiệp - công nghiệp.Mỗi giai đoạn phát triển này được những người theo thuyết nguồn gốcsinh vật lý giải và chứng minh trong quá trình phát triển của mỗi trẻ em.Chẳng hạn khi mới ra đời, đứa trẻ là một sinh vật man rợ và chỉ khi tuần tựtrải qua ba giai đoạn ở giữa để tiến đến giai đoạn 5 - tức là giai đoạn công thương nghiệp thì trở nên thích thú trao đổi, buôn bán, yêu tiền tài. Đó là mẫungười của chế độ tư bản.Theo thuyết nguồn gốc sinh vật, sự phát triển của trẻ em là do những tốchất di truyền đã được ghi lại sẵn trong phôi của bào thai ngay từ đầu. Pháttriển chẳng qua là sự bộc lộ dần dần những thuộc tính ấy. Tất cả do di truyềnquyết định. Tính tích cực cá nhân, giáo dục, giáo dưỡng v.v... chẳng qua chỉlàm tăng lên hay giảm đi những yếu tố tiền định trước đó mà thôi. Đó chính làcơ sở lý luận của "giáo dục tự phát", "giáo dục tự do". Mặt khác nó là chỗ dựacho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt đẳng cấp, coi thường, khinh rẻnhững người lao động, những dân tộc chậm tiến dẫn đến sự lý giải phản khoahọc về cái gọi là "dân tộc thượng đẳng", "dân tộc hạ đẳng" đều do các gen ditruyền quyết định.Thực tiễn lịch sử của nhiều dân tộc đã bác bỏ những luận điểm sai lầmthiếu khoa học đó. Sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân,giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, nhiều dân tộc vốn bị coi là hạ đẳng, nhiềungười vốn bị liệt vào loại "dân đen" đã hấp thụ những nền văn hóa phát triểnvà trong một thời gian ngắn đã đạt được trình độ phát triển cao [Liên Xô trướcđây, Nhật Bản, những con rồng châu á hiện nay].2. Quan điểm của thuyết nguồn gốc xã hội về phát triển

Video liên quan

Chủ Đề