Dự kiến chủ tịch nước mới là ai

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Ảnh: TTXVN

Dự Hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước biểu dương và đánh giá cao Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Văn phòng Chủ tịch nước đã có nhiều cố gắng trong phối hợp công tác, phục vụ hiệu quả các hoạt động của Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong năm 2021.

Chủ tịch nước nêu rõ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, MTTQ ngày càng có vai trò quan trọng góp phần tích cực củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội, chăm lo đời sống nhân dân; động viên nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới theo đường lối của Đảng, quy định của pháp luật, xây dựng đất nước; thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mở rộng quan hệ quốc tế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ phải là ba chân kiềng vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta, Tổ quốc ta”.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong năm 2021, công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoàn thành hầu hết các nội dung phối hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi bên, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nổi bật là đã tích cực kêu gọi, động viên nhân dân cùng nhau đẩy lùi đại dịch. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kêu gọi nhân dân chung sức đồng lòng, kề vai sát cánh với Đảng, Nhà nước để bảo vệ bản thân và cộng đồng; phát động nhiều hoạt động quan trọng, thiết thực hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch nước phát động nhân dân phòng, chống dịch bệnh, đến nay đã quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 được 21.803 tỷ đồng. Trong các chuyến công tác nước ngoài và hoạt động đối ngoại, Chủ tịch nước luôn quan tâm và có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy ngoại giao vaccine, hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine.

Chủ tịch nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam phát động, qua đó góp phần động viên, khích lệ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, tăng cường đối ngoại, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Đặc biệt, hai bên phối hợp xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp và đặc xá. 

Trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Phó Chủ tịch nước đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sát sao công tác bầu cử, góp phần vào thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Ảnh: TTXVN

Năm 2022 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 16/8/2021 về 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để MTTQ các cấp tập trung triển khai thực hiện.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quan tâm, chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nhằm khơi dậy truyền thống hào hùng của dân tộc; phát huy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn và khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, qua đó tạo niềm tin, sự thống nhất trong nhận thức và hành động để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; có nhiều kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với các cơ quan của Đảng, Nhà nước giải quyết kịp thời, hiệu quả. Hoạt động của MTTQ phải góp phần tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội.

MTTQ và các đoàn thể cần vận động nhân dân chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phát huy dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; chú trọng hơn nữa phát động xã hội học tập trong mọi tầng lớp nhân dân; đổi mới sáng tạo và phát triển nền kinh tế số, xã hội số… Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, Quốc hội, chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa giải quyết kiến nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp.

Thống nhất với trọng tâm công tác phối hợp trong năm 2022 đã đề ra, Chủ tịch nước đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu; chủ động đề xuất các chương trình hành động cụ thể nhằm đa dạng hóa các hoạt động phối hợp công tác; phối hợp tham mưu cho Chủ tịch nước về những công việc liên quan đến công tác Mặt trận khi Chủ tịch nước đi công tác tại địa phương, cơ sở và đi công tác nước ngoài; có những giải pháp hiệu quả đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; nghiên cứu, sửa đổi Quy chế phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để công tác phối hợp ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Theo TTXVN


Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026

Tác giả Hương Diệp [tổng hợp]

Thứ hai, 26/07/2021 09:12 0 Bình luận

[Mặt trận] - Sáng 26/7, tại Kỳ họp thứ nhất, với 483/483 đại biểu có mặt tán thành [chiếm 96,79% tổng số đại biểu Quốc hội], Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Lắng nghe ý kiến của cử tri huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Trường Sơn

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước sáng 26/7. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nghị quyết nêu rõ: Quốc hội khóa XV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 [từ tháng 4/2021], đại biểu Quốc hội khóa XVgiữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Trước đó, vào đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.

Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán tại Quảng Nam. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV, XV.

Ông Nguyễn Xuân Phúc từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, XIV; Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 [từ tháng 4/2021]; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ trước Quốc hội và cử tri. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận lời Tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; đồng thời gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất và tặng hóa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu tại Lễ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc với những cống hiến, hy sinh to lớn cuả các bậc tiền nhân, của lớp lớp cha ông, của các anh hùng nghĩa sĩ, liệt sĩ và công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta.

“Hôm nay dưới lá cờ đỏ sao vàng, tôi xin hứa trước Quốc hội và đồng bào sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trọn vẹn đầy đủ mọi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa và truyền thống thiêng liêng của dân tộc, vì sự phát triển lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước.

Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong đó có đội ngũ trí thức trong vào ngoài nước. Tiếp tục cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; quan tâm thường xuyên, sâu sắc hiệu quả đối với việc xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng chính quy, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, luôn giữ gìn cuộc sống bình an cho nhân dân và sẵn sàng bảo vệ vững chắc nền hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Là Đại biểu Quốc hội, trên cương vị Chủ tịch nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hứa sẽ luôn nỗ lực cùng Quốc hội, Chính phủ, hệ thống chính trị theo sát việc thực hiện, tầm nhìn, đường lối, chiến lược phát triển toàn diện đất nước với tinh thần không để người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặt biệt là ở địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

“Trong bất kỳ trọng trách nào mà Đảng, Quốc hội và nhân dân đã giao phó, Chủ tịch nước sẽ luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, tích cực lắng nghe, phát huy dân chủ, bám sát thực tiễn, kiên định ý Đảng lòng dân, coi đó là sức mạnh để đưa đất nước tiến về phía trước”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, nhiệm kỳ 5 năm 2016-2021 có nhiều thử thách khắc nghiệt, từ thảm họa môi trường Formosa, hạn mặt thế kỷ Tây Nam Bộ, thiên tai bão lũ dồn dập đến các căng thẳng thương mại địa chính trị khu vực và quốc tế, đặc biệt là đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu. Năm năm qua là thời gian hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được tôi luyện, trưởng thành thêm về bản lĩnh chính trị, quyết tâm, luôn không ngừng nuôi dưỡng tầm nhìn, khát vọng về một Việt Nam phát triển hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kế thừa thành quả những nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2016 - 2021, nước ta dành nhiều nguồn lực, chủ động xúc tiến đầu tư chiến lược cả trong và ngoài nước vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, phát triển bền vững của đất nước trong đó có nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa phương nghèo, địa phương ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trong ban hành chính sách và chỉ đạo điều hành, đã luôn chú trọng tăng trưởng bền vững và phát triển hài hòa trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong một nhiệm kỳ, mặc dù còn những hạn chế, bất cập, chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP cùng với hơn 8 triệu việc làm, chưa bao gồm các việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức; bảo đảm sinh kế, cơm ăn, áo mặc, y tế cho nhân dân, đặc biệt cho người nghèo trên khắp cả nước.

Đại dịch COVID-19 có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và nền kinh tế thế giới, xét trên nhiều phương diện là nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong gian khó, niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế và quyết tâm chính trị của chúng ta, bản chất của chế độ ta lại một lần nữa tỏa sáng.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư với khả năng lây lan mạnh bởi biến thể Delta, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm tin vào sức mạnh Diên Hồng của dân tộc ta, sức mạnh đoàn kết vô địch của nhân dân ta, niềm tin vào quyết tâm của Chính phủ về một Việt Nam quyết thắng trong đẩy lùi, kiểm soát đại dịch COVID-19 để Việt Nam tiếp tục làm nên những mốc son phát triển mới, như Bác Hồ đã dạy là: “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.

Nhân đây Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lòng biết ơn với đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương trên khắp cả nước đã ngày đêm tận tụy, hy sinh cho công tác phòng chống dịch vì an toàn, sức khỏe của nhân dân.

Cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của bạn bè quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài. Đặc biệt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm tự hào sâu sắc về sự bền bỉ và kiên cường trong gian nản thử thách của đồng bào ta, dù khó khăn vất vả vẫn lạc quan để đoàn kết, vượt khó, chiến thắng dịch bệnh.

“Truyền thống con rồng cháu tiên và đạo lý ‘bầu ơi thương lấy bí cùng’, ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi, đem về nhiều vinh quang cho dân tộc Việt Nam”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Hương Diệp [tổng hợp]

Tags

Ông Nguyễn Xuân Phúc bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026

Lắng nghe ý kiến của cử tri huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

29/04/2022

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị

29/04/2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Trường Sơn

29/04/2022

Thủ tướng: Khẩn trương, quyết liệt triển khai các chính sách để người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ sớm, hưởng thụ thật

29/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề