Dụng cụ và hóa chất phòng thí nghiệm năm 2024

Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm là những thiết bị không thể thiếu trong nghiên cứu và phân tích hóa học chuyên nghiệp từ các trường học tới các trung tâm nghiện cứu. Được làm từ các vật liệu chuyên dụng, đặc biệt là thủy tinh, các dụng cụ này yêu cầu người sử dụng phải nắm rõ cách vệ sinh nhằm an toàn. Đặc biệt và nổi bật nhất là dụng cụ thí nghiệm thủy tinh với nhiều ưu điểm

Hình ảnh một số dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

1. Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

- Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh bao gồm tất cả những thiết bị được sử dụng trong các thí nghiệm phân tích chính xác hàm lượng chất và thực hiện định tính, định lượng của thành phần trong dung dịch cần kiểm tra, phục vụ hoạt động nghiên cứu, thực hành trong phòng thí nghiệm.

- Các dụng cụ này thường xuyên tiếp xúc với các ảnh hưởng hóa - lý nên để đảm bảo kết quả đo chính xác, chúng thường được làm từ vật dụng có tính chống chịu tốt, tuổi thọ cao, độ bền tối ưu, an toàn với người sử dụng.

- Vật liệu chủ yếu để sản xuất dụng cụ thường là thủy tinh borosilicate, thạch anh hoặc oxit sillic nấu chảy do tính bền vững và hệ số giãn nở của các loại thủy tinh này thấp.

Thủy tinh Borosilicate có khả năng chịu được nhiều hóa chất

- Các loại dụng cụ được làm từ chất liệu thủy tinh trung tính nên chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao [Ngoại trừ HF là axit có độ ăn mòn mạnh nhất tại nhiệt độ thấp]. Ngoài ra, chúng cũng phải chịu được nhiệt độ cao và shock nhiệt.

2. Các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm hiện nay

2.1. Ống nghiệm thủy tinh

Đây là vật chứa có chức năng đựng hóa chất và thực hiện thử nghiệm giữa các loại hóa chất với nhau. Ống nghiệm thường được đậy bằng bông chuyên dụng không thấm nước, silicon, nắp nhôm hoặc inox.

Hình ảnh ống nghiệm thủy tinh trong phòng thí nghiệm

2.2. Pipet thủy tinh

Pipet dùng để đo lường và hút dung dịch với độ chính xác cao. Có hai loại pipet thủ công và tự động.

- Pipet thủ công sử dụng lực từ quả bóp hút an toàn 3 van hoặc quả boa cao su.

- Pipet tự động dùng lực từ van hút tự động.

Pipet thủy tinh thí nghiệm với nhiều kích cỡ khác nhau

2.3. Cốc đong

Cốc đong thủy tinh là thiết bị chứa hóa chất, dung dịch, đã qua phản ứng hóa học.

2.4. Các loại bình thủy tinh

- Một số loại bình thủy tinh phổ biến hiện nay gồm có: bình tam giác, bình định mức, bình cầu,... với hình dạng khác nhau dùng để chứa dung dịch hóa học hay môi trường nuôi cấy vi sinh, sử dụng trong phản ứng hóa học thông thường hoặc phản ứng xúc tác nhiệt tùy theo cấu tạo từng loại bình.

- Dung tích trung bình của các loại bình chứa là từ 50ml đến 10 lít tùy mục đích sử dụng.

Pipet thủy tinh thí nghiệm với nhiều kích cỡ khác nhau

2.5. Chai chứa thủy tinh

- Là dụng cụ được dùng để lưu trữ, vận chuyển, bảo quản an toàn các mẫu dạng bột

- Dụng cụ phù hợp để lưu trữ các hóa chất có thể ăn mòn nhựa plastic.

2.6. Đũa thủy tinh

Dùng để khuấy dung dịch, với khả năng chống ăn mòn, kháng axit và kiềm hiệu quả, tái sử dụng và chống chịu nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C trong suốt thời gian thực hiện phản ứng hóa học.

2.7. Buret chuẩn độ

Dụng cụ với chất liệu thủy tinh, khóa nhựa PTFE dễ điều chỉnh hơn khóa thủy tinh, độ bền cao, thang chia vạch dễ đọc được sử dụng để chuẩn độ dung dịch.

Tên các dụng cụ thí nghiệm hóa học đang được tìm kiếm nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Để nghiên cứu cũng như thực nghiệm khoa học, ngoài các kiến thức chuyên môn ra thì các nhà nghiên cứu cần phải có sự trợ giúp từ các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hóa học. Vậy dụng cụ thí nghiệm hóa học là gì? và công dụng của nó ra sao. Hãy cùng TT Furniture tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm về dụng cụ thí nghiệm hóa học

Dụng cụ thí nghiệm hóa học là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các vật dụng và công cụ được sử dụng bên trong các phòng thí nghiệm với mục đích là hỗ trợ người sử dụng làm các thực nghiệm nghiên cứu khoa học.

Vì tính chất công việc là phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, có tính ăn mòn. Nên các loại dụng cụ thí nghiệm hóa học thường được sản xuất và cấu tạo từ các vật liệu có độ bền cao, chống chịu được sự ăn mòn như thủy tinh hoặc gốm. Một số sản phẩm thí nghiệm được dùng trong những môi trường đặc biệt vì thế phải được làm bằng loại chất liệu có đặc tính chịu được nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp.

Khái niệm về dụng cụ thí nghiệm hóa học

2. Tầm quan trọng của dụng cụ thí nghiệm hoá học

Dụng cụ thí nghiệm hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi phòng thí nghiệm. Đảm bảo tính an toàn cho người làm thí nghiệm, hỗ trợ thí nghiệm để mang lại sự chính xác cao cho mỗi một kết quả thí nghiệm.

3. Tên các dụng cụ thí nghiệm hoá học thông dụng và công dụng của chúng

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - bình tam giác

Bình tam giác còn có tên gọi khác là bình tam giác cổ rộng, bình erlen. Được sản xuất từ chất liệu thủy tinh tinh khiết; được sử dụng để chứa dung dịch, chứa mẫu, dùng để pha hoá chất, hòa tan mẫu, các thí nghiệm có tác động của nhiệt độ. Ngoài ra, bình tam giác là dụng cụ được thực hiện trong thí nghiệm tách các chất hữu cơ và vô cơ.

Tên các dụng cụ thí nghiệm hóa học - bình tam giác

Bình tam giác có nhiều loại và thể tích khác nhau từ 25, 50 đến 5000ml tùy thuộc theo nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chúng còn được phân loại thành các loại:

  • Bình tam giác có vòi
  • Bình tam giác cổ hẹp
  • Bình tam giác cổ rộng
  • Bình tam giác nắp mài

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - cốc thủy tinh

Cốc thủy tinh là một dụng cụ không thể thiếu trong phòng thí nghiệm, có thể tích khác nhau, được sử dụng để chứa dung dịch, đong dung dịch trong các thí nghiệm không cần độ chính xác cao

Cốc thủy tinh được phân thành 2 loại:

  • Cốc thủy tinh có mỏ
  • Cốc thủy tinh không có mỏ

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - cốc thủy tinh

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Đũa thủy tinh

Được sản xuất bằng thủy tinh, chúng được sử dụng để khuấy các dung dịch hóa chất có tính ăn mòn.

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Đũa thủy tinh

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Ống đong

Ống đong được sản xuất bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, có loại có nút, loại không có nút, độ chính xác cũng khác nhau tùy loại. Chức năng chính của ống đong là dùng để đo lường các thể tích khác nhau của dung dịch, phục vụ cho công tác pha trộn hóa chất. Chúng được chia vạch theo thể tích với nhiều độ chia khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng công việc.

  • Độ chia 0.1ml tương ứng với ống đong 25ml
  • Độ chia 0.2 ml tương ứng với ống đong 50ml
  • Độ chia 0.5 ml tương ứng với ống đong 100ml

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Ống đong

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Ống ly tâm

Ống ly tâm là loại ống có nhiều thể tích, hình dáng khác nhau, dùng để chứa mẫu, dung dịch hóa chất sau đo được bỏ vào máy ly tâm theo tốc độ cài đặt để tách các phân tử trong dung dịch ra theo từng lớp khác nhau.

  • Ống ly tâm 10 ml
  • Ống ly tâm 15 ml
  • Ống ly tâm 50 ml

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Ống nghiệm

Ống nghiệm thủy tinh hay còn gọi ống nghiệm hoá học là ống nghiệm có hình trụ, đáy tròn, dùng để đựng hóa chất dạng lỏng hoặc rắn trong thí nghiệm các phản ứng hóa học..Có thể tái sử dụng nhiều lần. Bên cạnh đó, ống nghiệm thủy tinh còn được dùng để đựng các dung dịch lấy mẫu, dung dịch tăng sinh trong nuôi cấy vi sinh vật, làm phôi nấm….

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Ống nghiệm

Ống nghiệm thủy tinh có 2 loại, tùy thuộc theo kích thước, bao gồm:

  • Ống nghiệm thủy tinh có nắp
  • Ống nghiệm thủy tinh không nắp

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Pipet

Pipet là dụng cụ có trong phòng thí nghiệm hóa sinh, vi sinh, sinh học tế bào, sinh học phân tử… dùng để hút và phân phối một lượng dung dịch chất lỏng, hóa chất từ nơi này sang nơi khác.

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Pipet

Pipet được phân ra làm 3 loại cơ bản với nhiều thể tích khác nhau như:

  • Pipet thủy tinh
  • Pipet nhựa
  • Micropipet [đơn kênh hoặc đa kênh, Micropipet cơ hoặc điện tử]

Dụng cụ thí nghiệm hóa học - Đĩa petri

Thường được sản xuất bằng thủy tinh với nhiều thể tích khác nhau. dụng cụ này thường được dùng trong nuôi cấy vi sinh vật. chúng có thể được tái sử dụng bằng cách khử trùng.

Ngoài những dụng cụ thí nghiệm nêu trên, còn một số loại dụng cụ thí nghiệm như giấy ph, các loại giấy quỳ, đèn cồn, cối chày sứ, cuvet, que trang, que cấy,...

4. Phân loại dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm hóa học được chia thành nhiều dạng: phân loại theo chất liệu, phân loại theo ứng dụng: Phân loại theo chất liệu: dụng cụ bằng nhựa, dụng cụ bằng thủy tinh

  • Dụng cụ hóa học bằng thủy tinh: là chất liệu có ưu điểm kháng hóa chất chịu nhiệt, tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ bị vỡ khi đánh rơi
  • Dụng cụ hóa học bằng nhựa: đây là chất liệu có ưu điểm là nhẹ, không dễ bị vỡ, tuy nhiên nó lại không chịu được nhiệt độ cao và cũng không đựng được hóa chất có tính ăn mòn

Phân loại dụng cụ thí nghiệm hoá học bằng thuỷ tinh và bằng nhựa

5. Công ty TNHH Công Nghệ TT Furniture - Đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hoá học uy tín, chất lượng

TT Furniture là một trong những đơn vị cung cấp dụng cụ thí nghiệm hoá học uy tín, chất lượng được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp là các sản phẩm chính hãng được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm của bạn.

Trên đây là toàn những thông tin về khái niệm cũng như tên các dụng cụ thí nghiệm hóa học trong phòng lab. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được những công dụng cơ bản của chúng để trang bị và sử dụng đảm bảo an toàn hiệu quả trong quá trình thực hiện thí nghiệm và nghiên cứu.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TT FURNITURE

Địa chỉ: 306B , Hồng Lạc, P11, Q Tân Bình, TP HCM

Xưởng sản xuất: B6/1 TỔ 9, Ấp 2A, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM

Điện thoại: 0908.638.197 - 0935.372.665

Email: xuongsanxuatthanhtam@gmail.com

Youtube: //www.youtube.com/@TTFurniture10

Gg maps: //maps.app.goo.gl/21PLnvUyEmubcpj16

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Chủ Đề