Dụng muối iốt hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ thành phân hóa học của muối iốt là

Thiếu vi chất iốt kéo dài sẽ tích lũy nhiều nguy cơ tiềm ẩn, gây nên những rối loạn nội tiết không thể lường trước được. Diễn biến của bệnh âm thầm, dần dần bào mòn sự phát triển trí tuệ và sự tăng trưởng bất thường của con người,

trong đó đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em và phụ nữ [nhất là phụ nữ có thai]. Điều đáng lo ngại là những rối loạn nội tiết và tổn thương do thiếu iốt đã gây ra không thể nào chữa được. Do đó, chúng ta cần phải ăn muối iốt để bổ sung lượng iốt thiếu hụt trong thức ăn hàng ngày.

Ảnh: alobacsi.com

Muối iốt là muối thường được trộn iốt theo một hàm lượng cho phép. Trước kia, muối iốt được trộn thủ công bằng tay, nay được trộn bằng máy nên MUốI IốT ngày càng đảm bảo về chất lượng vệ sinh và hàm lượng iốt tiêu chuẩn. Hiện nay, muối iốt đảm bảo chất lượng được qui định tại nơi sản suất là 40 ± 5 mcg/10g muối iốt.

Muối iốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn mà hoàn toàn như muối thường, được dùng để cho vào thức ăn và làm cho thức ăn trở nên ngon hơn. Lượng iốt được trộn vào muối an toàn cho tất cả mọi người, kể cả người thiếu và không thiếu iốt, kể cả người bệnh bướu giáp đơn thuần hay cường giáp.

Cách lựa chọn mua muối iốt

Để tránh không mua phải muối giả, không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh. Người sử dụng muối cần nắm rõ các lưu ý khi mua muối iốt:

· Bao muối đề ngoài là muối i-ốt.

· Có hàm lượng i-ốt cụ thể.

· Có bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn những tạp chất bẩn.

· Có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng.

· Có đăng ký chất lượng rõ ràng.

Cách bảo quản và sử dụng

Bảo quản

· Để trong lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilon buộc kín.

· Để lọ, túi đựng muối iốt xa bếp, tránh ánh sáng, tránh nguồn nhiệt.

· Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch, phơi khô rồi lại dùng tiếp đợt khác.

Sử dụng đúng

· Dùng như muối thường trong mọi hình thức nấu ăn chế biến cả khi muối dưa, muối cà, làm mắm, làm gia vị…

· Dùng thường xuyên, liên tục ngay cả những vùng, khu vực khi đã thanh toán được các tình trạng rối loạn iốt.

Khuyến cáo

Các loại thức ăn có nhiều iốt là thủy hải sản như cá, tôm, cua, ốc, tảo; rau, trái cây có màu sậm, phủ tạng động vật, sữa… Tuy nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên có chứa iốt ngày càng giảm hàm lượng đi do chất lượng thực phẩm kém, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, xói mòn… làm giảm đi rất nhiều lượng iốt có trong thực phẩm tự nhiên. Do đó, các bà nội trợ, các bà mẹ, các đầu bếp nấu ăn, các nhà chế biến thực phẩm cần phải sử dụng muối iốt trong chế biến nấu ăn hàng ngày.

Việc nâng cao ý thức sử dụng muối iốt trong cộng đồng hiện tại cần được đẩy mạnh hơn nữa bằng việc tuyên truyền về tác hại của thiếu muối iốt tới các bà mẹ, các bà nội trợ, các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh trong trường học, các tầng lớp nhân dân, về tầm quan trọng của việc sử dụng muối iốt trong các bữa ăn hàng ngày tại gia đình hoặc trường học hay những nơi công cộng. Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt iốt thông qua việc sử dụng thường xuyên muối iốt và chế phẩm có iốt đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân nhất là bà mẹ và trẻ em nhằm đạt được mục tiêu phát triển sức khỏe của Việt Nam.

Những nguy cơ bệnh tật do thiếu hụt iốt

Trong cơ thể, iốt rất cần cho hoạt động của tuyến giáp, là nguyên liệu chính trong việc sản xuất hormon tuyến giáp. Hormon tuyến giáp có vai trò điều hòa nhiều chức năng của cơ thể như: giúp cơ thể phát triển, tham gia hoạt động của một số men; làm tăng co bóp cơ tim và tăng lưu lượng tim, tác động trực tiếp đến tần số của tim và mức tiêu thụ ôxy của cơ tim; tác động đến sự sản sinh hồng cầu; quá trình sinh sản các tế bào; làm tăng khả năng lọc của thận; điều hòa nhiệt độ cơ thể; ảnh hưởng đến sự co cơ; kích thích tổng hợp và phân giải chất mỡ; tăng chuyển hóa chất đường; tăng tổng hợp protein khi nồng độ bình thường và phá hủy protein ở nồng độ cao; ảnh hưởng đến chuyển hóa sắt, và phần lớn các chuyển hóa lớn khác trong cơ thể.

Thiếu iốt ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Bệnh cảnh chính do thiếu iốt là gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi…

Với nhiều vai trò quan trọng như thế nên khi thiếu iốt cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn chuyển hóa liên quan đến thiếu iốt.

Hưởng ứng ngày toàn dân sử dụng muối iốt 02/11, ngành Y tế kêu gọi mọi gia đình, mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hãy tích cực sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày để không bị mắc các bệnh rối loạn do thiếu iốt gây ra.

Iot là gì?

I ốt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được chúng nên cần phải bổ sung iot từ nguồn thức ăn bên ngoài. Trong tự nhiên, iot thường có trong tảo biển, rau chân vịt và một số loại hải sản,… Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính và chủ yếu cho con người là thông qua muối iot.
I ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin là một hormone tuyến giáp. Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu I ốt, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu I ốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu I ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Công dụng của I ốt

Vai trò của I ốt trong cơ thể là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Iot là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. I ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể I ốt tham gia tạo hormon tuyến giáp trạng T3 [tri-iodothyronin] và T4 [thyroxin] bằng các liên kết đồng hóa trị. Ngoài ra, Iot còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta - caroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non.

Tác hại do thiếu hụt I ốt với cơ thể con người

Ảnh: Nguồn Internet

Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Hàng ngày, cơ thể con người cần khoảng 150 mcg đến 200 mcg i-ốt. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 mcg i-ốt thì gây ra các rối loạn do thiếu i-ốt. Thiếu i-ốt là vấn đề y tế có tính chất toàn cầu, hậu quả của nó gây ra rất nặng nề như làm tăng tỷ lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, tử vong chu sinh, gây ra đần độn, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng giáp, bướu cổ...           Bướu cổ là dấu hiệu nhận biết tốt nhất của sự thiếu i-ốt. Đó là tình trạng thiếu hormone tuyến giáp, mà hậu quả nghiêm trọng nhất là bệnh đần độn - chậm phát triển trí tuệ nặng. Tuy nhiên các vùng thiếu i-ốt nhẹ cũng gây ra mức độ nhẹ hơn về chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó I-ốt đặc biệt quan trọng với phụ nữ khi mang thai. Tác dụng quan trọng nhất của hormone giáp là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai, hormone giáp từ mẹ sang con có vai trò quan trọng trong việc phát triển, trưởng thành của bào thai, hệ dưới đồi - yên - giáp của thai. Thiếu i-ốt trong giai đoạn bào thai sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sẩy thai, băng huyết, tử vong chu sinh, sơ sinh và trẻ em mắc các khuyết tật bẩm sinh nhưng trên hết là ảnh hưởng xấu đến não bộ. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm đối với tình trạng thiếu i-ốt. Trong vùng không thiếu i-ốt, tỷ lệ thiểu năng giáp sơ sinh khoảng 1/3.000-1/4.000 trẻ. Tỷ lệ này tăng dần theo mức độ thiếu i-ốt và lên tới 10 - 15% số trẻ sơ  sinh ở vùng thiếu i-ốt nặng. Phát hiện thiểu năng giáp sơ sinh thường gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng phát triển từ từ.  Để phòng chống rối loạn do thiếu muối I ốt từ đầu năm đến nay tỉnh Thái Nguyên đã tập huấn 01 lớp kỹ năng giám sát thường quy chất lượng muối I-ốt, điều tra tại hộ nhà dân cho 50 học viên là cán bộ y tế cơ sở của 36 xã chọn giám sát, đạt chỉ tiêu được giao; Công tác giám sát ngoại kiểm muối I-ốt tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong tháng 6/2018, lấy 64 mẫu kiểm nghiệm, đạt 8,3% kế hoạch, kết quả xét nghiệm 100% số mẫu muối đạt tiêu chuẩn phòng bệnh.  Bên cạnh đó Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã giám sát muối I-ốt tại hộ gia đình ở 36 xã, lấy 540 mẫu muối và 144 mẫu nước tiểu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm 540 mẫu muối I-ốt hộ gia đình: 229 mẫu đạt tiêu chuẩn phòng bệnh, đạt tỷ lệ 42,4%.         Cùng với đó,  mỗi ngày cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng i-ốt rất nhỏ khoảng 150- 200mcg, thế nhưng nếu cơ thể bị thiếu i-ốt sẽ gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe, gọi chung là các rối loạn do thiếu i-ốt. Để phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt thì mọi người cần phải thường xuyên dùng muối i-ốt thay cho muối thường. Việc sử dụng muối i-ốt phải liên tục và suốt đời. Vì nếu ngưng sử dụng thì cơ thể sẽ thiếu i-ốt trở lại. Tất cả các rối loạn do thiếu hụt i-ốt, kể cả bệnh đần độn hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách cung cấp i-ốt cho cơ thể hàng ngày. Trong đó, biện pháp tiện lợi và rẻ tiền nhất là dùng muối i-ốt đều đặn trong khẩu phần ăn của mỗi gia đình.

       Thực tế, số người  bệnh bướu cổ tại tỉnh Thái Nguyên còn khá đông, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh. Nhiều người bệnh do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do thiếu quan tâm đến sức khỏe, và có thể do thiếu kiến thức về y tế, họ đã không được điều trị tích cực. Tình trạng chữa bệnh bướu cổ theo phương pháp dân gian, không đúng thầy đúng thuốc còn phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, mọi người người cần tạo thói quen mua và sử dụng muối ăn có chứa I - ốt trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời tuyên truyền cho người khác hiểu về lợi ích của việc dùng muối I- ốt. Từ đó, người dân có được ý thức phòng bệnh - đó là điều kiện để việc phòng bệnh bướu cổ đạt được mục tiêu đề ra, thanh toán hoàn toàn và bền vững các rối loạn do thiếu I - ốt trong thời gian tới.


Ảnh: Xét nghiệm xác định hàm lượng i ốt trong muối và nước tiểu tại khoa xét nghiệm trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

Kiều Nhi

[Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên]

Video liên quan

Chủ Đề