Đường cao tốc đi tốc độ bao nhiêu?

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

Chào luật sư! Tôi muốn hỏi về tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc. Tôi đi ô tô trên đường cao tốc có đi lên đến 141 km/h. Tôi bị cảnh sát giao thông bắt vì lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Họ nói tôi chạy quá 20 km/h. Tôi không biết quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là bao nhiêu? Vì trên đoạn đường tôi đi không có biển báo hiệu về tốc độ? Và nếu bị phạt thì mức phạt của tôi là bao nhiêu?

Có bị tước Giấy phép lái xe không? Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là khi nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về vấn đề tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là bao nhiêu, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc

Căn cứ Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về giải thích từ ngữ có quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

12. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.”

Bên cạnh đó, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT – BGTVT có quy định:

Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tc, ngưi lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phi tuân thủ tốc độ tđa, tc độ tối thiu ghi trên bin báo hiệu đưng bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Như vậy, tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc được ghi trên biển báo hiệu. Tuy nhiên, nếu không có biển báo hiệu thì tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h.

-->Quy định về tốc độ tối đa đối với xe ô tô lưu thông trên đường cao tốc

Thứ hai, quy định về mức xử phạt khi vượt quá tốc độ

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 6 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng..”

Theo như bạn trình bày, trên đường cao tốc đang đi không có biển báo hiệu tốc độ tối đa cho phép nên xác định tốc độ tối đa bạn được phép chạy là 120 km/h. Tuy nhiên, bạn chạy với tốc độ 141 km/h, tức là chạy quá tốc độ 21 km/h.

Theo quy định của pháp luật bạn sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

-->Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ ba, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 66 và khoản 1 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: 

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a] Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b] Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ“

Như vậy, do thông tin bạn cung cấp không nêu rõ tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm và cơ quan có thẩm quyền đã tạm giữ được giấy phép lái xe của bạn chưa. Vì vậy, chúng tôi xin tư vấn như sau: 

+ Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT đã tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.

+ Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT chưa tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm bạn xuất trình GPLX cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc; bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

Cao tốc đi tối thiểu bao nhiêu km?

Hiện nay, không có quy định chung về tốc độ tối thiểu trên cao tốc mà mỗi địa phương, mỗi tuyến đường và làn đường sẽ có quy định riêng nhưng không được dưới 50 km/h. Tốc độ tối thiểu được áp dụng phổ biến nhất trên các tuyến đường cao tốc là 70 km/h.

Cao tốc Việt Nam tốc độ bao nhiêu?

Tốc độ các đường cao tốc ở Việt Nam đều được thiết kế tối đa từ 80 – 120 km/h [tối thiểu 60 km/h]. Hiện nay, đường cao tốc tại Việt Nam được phân ra làm 4 cấp: Đường cao tốc cấp 60 có tốc độ tính toán tối đa là 60 km/h. Đường cao tốc cấp 80 có tốc độ tính toán tối đa là 80 km/h.

Đi đường cao tốc như thế nào?

- Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.

Đường cao tốc có bao nhiêu làn đường?

Số làn xe cần thiết cho mỗi chiều xe chạy của đường cao tốc là một số nguyên không nhỏ hơn 2”. Như vậy, luật đã quy định rõ đường cao tốc tối thiểu phải ít nhất hai làn xe cho mỗi chiều xe chạy, tức là ít nhất bốn làn xe cho hai chiều [hai làn dừng khẩn cấp không được coi là một làn xe chạy].

Chủ Đề