Em hãy nêu cách phòng bệnh viêm não

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 5
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 5
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 5

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 14 trang 30: Bạn hãy tìm câu trả lời đúng ứng với từng câu hỏi:

1. Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? a, Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị du chứng như bại liệt, mất trí nhớ,…
2. Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất? b, Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người.
3. Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? c, Bệnh này do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim,… gây ra.
4. Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? d, Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi vì sức đề kháng yếu.

Trả lời

1 – c Tác nhân gây ra bệnh viêm não là do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim,… gây ra.
2 – d Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi.
3 – b Bệnh viêm não lây lan qua vật truyền là muỗi
4 – a Bệnh viêm não có thể dẫn đến tử vong, nếu sống cũng bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ.

Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 14 trang 30: Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?

Trả lời

Cách phòng chống bệnh viêm não tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh. Không để ao tù, nước đọng để tránh làm nơi muỗi phát triển, diệt muỗi và diệt bọ gậy. Tránh để muỗi đốt, khi ngủ cần buông màn.

Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng viêm màng não. Ảnh: mainepublic.org

Bệnh viêm màng não thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, viêm màng não do virus thường ít nghiêm trọng hơn viêm màng não do vi khuẩn. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây ra mất thính lực, tổn thương não, các khuyết tật khác, thậm chí tử vong. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết hô hấp hoặc cổ họng - nước bọt, đờm, chất nhầy mũi của người bị bệnh [như hôn, sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân như cốc, bát đĩa,...].

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để phòng tránh bệnh viêm màng não.

Tiêm phòng

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm màng não là tiêm phòng bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến cáo nên tiêm phòng viêm màng não ở tuổi 11 hoặc 12, sau đó tiêm nhắc lại ở tuổi từ 16 đến 18. Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não của bạn sẽ cao hơn trong khoảng từ 16 đến 21 tuổi và khi sống trong những khu gần với những người khác, chẳng hạn như trong ký túc xá đại học. Nếu bạn đang học đại học và sống trong ký túc xá, hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm phòng. Vắc-xin phòng bệnh viêm màng não cũng được khuyến cáo nếu bạn đang vào quân đội, đi du lịch hoặc dự định sống ở một quốc gia nơi viêm màng não do vi khuẩn đang xuất hiện.

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella và thủy đậu cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh có thể dẫn đến viêm màng não.

Không chia sẻ các đồ dùng cá nhân

Viêm màng não có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với chất tiết hô hấp hoặc cổ họng - nước bọt, đờm, chất nhầy mũi - của người bị nhiễm bệnh, thông qua việc hôn hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân. Bạn có thể ngăn ngừa sự lây lan của viêm màng não bằng cách không dùng chung các đồ dùng có chứa chất tiết, chẳng hạn như cốc uống nước, chai nước, ống hút, đồ bạc, bàn chải đánh răng, son môi hoặc son bóng, và thuốc lá.

Giữ khoảng cách với những người bị bệnh

Các vi khuẩn tìm thấy trong dịch tiết mũi và cổ họng cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi. Bạn có thể bị viêm màng não nếu bạn ở gần người bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với những chất tiết này.

Nếu một ai đó bị nhiễm trùng đường hô hấp, hãy giữ khoảng cách tối thiểu 1m. Tương tự như vậy, khi bạn ho hoặc hắt hơi, hãy cúi đầu vào khuỷu tay để bạn hắt xì vào tay áo và không lan xa, sau đó rửa tay. Lưu ý rằng viêm màng não do vi khuẩn không dễ dàng lây nhiễm. Bạn sẽ không bị viêm màng não chỉ đơn giản bằng cách thở trong không khí nơi một người bạn hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh.

Rửa tay sạch

Giống như virus cảm lạnh và cúm, virus và vi khuẩn gây viêm màng não có thể có trên tay và vào miệng của bạn. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm màng não lây lan bằng cách rửa tay sạch, đặc biệt là sau khi bạn sử dụng phòng tắm, thay tã, hoặc sau khi ở nơi đông người, ho và hắt hơi. Sử dụng nước sạch, tốt nhất là dưới vòi nước chảy, xà bông và rửa kỹ 2 mặt của bàn tay, các khe ngón tay và mỗi ngón tay của bạn. Chà 2 tay với nhau trong ít nhất 20 giây sau đó rửa sạch và thấm khô khô bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động và chống lại nó. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng từ virus và vi khuẩn gây ra viêm màng não. Giữ hệ thống miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh - bao gồm trái cây tươi và rau, ngũ cốc nguyên hạt, và các protein nạc - và bằng cách tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, hãy chắc chắn có được giấc ngủ khỏe mạnh, đầy đủ.

Chăm sóc tốt cho sức khoẻ tổng thể trở nên quan trọng hơn nếu bạn đang có một bệnh mãn tính làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn, hoặc bạn đang phải sử dụng các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch.

Khám và điều trị kịp thời

Nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người bị viêm màng não do vi khuẩn, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và điều trị cho bạn bằng phương pháp thích hợp. Tùy theo chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị viêm màng não do vi khuẩn. Các loại thuốc kháng virus có thể được sử dụng nếu bạn bị viêm màng não do virus. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm và điều trị hỗ trợ có thể sẽ được áp dụng.

Hãy nhớ rằng, đi khám kịp thời sẽ giúp bạn được điều trị tốt nhất./.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/cach-tot-nhat-de-phong-ngua-viem-nao-nhat-ban/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong. Di chứng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em rất nặng nề, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Các di chứng như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường.... Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị vì thế việc chủng ngừa là biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] ước tính có khoảng 68.000 ca viêm não Nhật Bản xảy ra mỗi năm. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản là 25 - 30%. Ngoài ra, có 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh kéo dài suốt đời. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và gặp các biến chứng nguy hiểm nhất. Biểu hiện bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em rất đa dạng. Cụ thể như sau:

  • Thể tối cấp: Diễn ra nhanh chóng, giai đoạn sốt chỉ 1-2 ngày.
  • Thể cấp tính: Với biểu hiện rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.
  • Thể viêm màng não đơn thuần: Cổ gượng, đôi khi có rối loạn ý thức, kèm thay đổi dịch não tủy.
  • Thể thô sơ: Sốt, nhức đầu, nôn, tiêu lỏng, cứng gáy.
  • Di chứng xuất hiện muộn: Biểu hiện thể điển hình ở giai đoạn ủ bệnh khoảng 1 tuần [5 - 15 ngày], giai đoạn khởi phát từ 1 - 4 ngày; sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, thường sốt liên tục; đau đầu, đối với trẻ còn bú biểu hiện các cơn khóc thét; buồn nôn, nôn.

Biểu hiện thể điển hình ở giai đoạn toàn phát: Từ 1 - 2 tuần sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng thần kinh; rối loạn tri giác như ngủ gà, li bì khó đánh thức, đờ đẫn, hôn mê; co giật, co giật toàn thân; có thể có dấu hiệu thần kinh như cổ gượng, liệt chi, dấu thần kinh khu trú, tăng trương lực cơ; suy hô hấp.

Mỗi năm có khoảng 68.000 ca viêm não Nhật Bản xảy ra

Bệnh viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc đặc trị vì thế việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm chủng mở rộng theo các chương trình của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, mọi người cần chủ động thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; mắc màn khi ngủ tránh muỗi đốt; vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín;

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản B gồm 2 loại vắc-xin một được sản xuất trong nước và một được nhập khẩu từ Pháp.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản bằng cách tiêm phòng vắc-xin

Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn tiêm chủng tại Vinmec:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế

Cảnh báo viêm não Nhật Bản bùng phát ở trẻ em

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề