Gà bị rù phải làm sao

Bệnh gà ủ rũ rất đa dạng chủng loại. Mỗi dấu hiệu bất thường tại các bộ phận cơ thể gà đều là biểu hiện của một loại bệnh. Người chăn nuôi nên tìm hiểu cách trị bệnh gà ủ rũ trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả cao. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và duy trì sức khỏe ổn định cho cả đàn gà.

Gà bị rù phải làm sao
Bệnh gà ủ rũ khiến chất lượng thịt và trứng bị suy giảm
  • Nguyên nhân gây bệnh: Virus Newcastle

Triệu chứng bệnh

Bệnh gà ủ rũ ủ bệnh trong khoảng 3 đến 4 ngày. Trong giai đoạn này, gà chết rất nhanh và đột ngột. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh là gà bị ho, lờ đờ, hô hấp khó khăn. Bên cạnh đó, phân gà bị lỏng và có lẫn máu. Gà thường kém ăn và còi cọc.

Bệnh phát triển ở thể nặng hơn gây ra sự mất tri giác cho gà. Đàn gà bị ngoẹo cổ, và có xu hướng quay vòng tròn. Gà cũng không thể tự đi thẳng mà thường chạy theo đường zích zắc.

Đối với các loại gà mái, bệnh gà ủ rũ làm con mái giảm lượng trứng. Ngoài ra, chất lượng trứng không đảm bảo, vỏ trứng mềm dễ vỡ.

Tỷ lệ chết của bệnh này rơi vào 40 – 80%. Đây là tỷ lệ rất cao và có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Cách phòng bệnh gà rù

Bệnh lây lan nhanh trong môi trường ô nhiễm và nhiều phân gà bệnh. Vì thế, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý vệ sinh chuồng trại. Các loại axit hữu cơ cho gà như Megacid L hoặc Nano Bạc là lựa chọn hữu hiệu giúp tiêu trùng, khử khuẩn. Các sản phẩm này cũng không gây tốn kém. Liều lượng theo tiêu chuẩn là 2 – 3 lần/tháng.

Gà bị rù phải làm sao

Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin phòng bệnh cho gà là yêu cầu bắt buộc. Loại vacxin phòng bệnh Newcastle cần được tiêm vào ngày thứ 5 sau sinh. Vì mức độ phổ biến của bệnh, vacxin nên được tiêm dưới cổ một lần nữa ngày thứ 42.

>>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở Gà

Cách trị bệnh gà ủ rũ đi kèm với sưng diều, trướng bụng

Cách trị bệnh gà ủ rũ nhanh nhất là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần cẩn trọng trong sử dụng kháng sinh. Liều lượng các loại kháng sinh phải được tuân thủ chặt chẽ và tránh lạm dụng.

Cách trị bệnh gà ủ rũ cần được áp dụng triệt để ngay khi người chăn nuôi phát hiện bệnh. Bệnh gây tỷ lệ chết lớn và lây lan rất nhanh. Trong quá trình sử dụng kháng thể cho gà bị bệnh, người chăn nuôi cũng cần bổ sung các axit hữu cơ để phối hợp điều trị và tăng cường dinh dưỡng.

Tóm Tắt Nội Dung

  • Cách chữa trị bệnh gà ủ rũ phổ biến nhất
    • Triệu chứng bệnh
    • Cách phòng bệnh gà rù
    • Cách trị bệnh gà ủ rũ đi kèm với sưng diều, trướng bụng

28 Tháng Tám, 2016 |

Gà bị rù phải làm sao

Theo các chuyên gia, gà ủ rũ, bỏ ăn là một trong các triệu chứng thường gặp phải khi nuôi. Nếu không chữa trị kịp thời, đúng bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đàn gà, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Vậy, phải làm gì khi gà ủ rũ, bỏ ăn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé!

Mục lục nội dung

  • 1 Gà ủ rũ, kém ăn thường xuất hiện kèm theo dấu hiệu khô chân
  • 2 Cách chữa trị khi gà bị thương hàn ghép khuẩn E. coli
  • 3 Gà ủ rũ, bỏ ăn đi kèm với triệu chứng diều sưng, chết nhanh chóng
  • 4 Cách chữa trị bệnh gà rù
  • 5 Điều trị dự phòng

Gà ủ rũ, kém ăn thường xuất hiện kèm theo dấu hiệu khô chân

Gà bị rù phải làm sao

Nếu bạn quan sát thấy đàn gà có biểu hiện ủ rũ, lù rù, lông xù xì, ít vận động và bỏ ăn bất thường. Đồng thời bên cạnh đó xuất hiện một số triệu chứng khác biệt như:

  • Khô chân: Chân có màu sắc không tươi tắn, da khô khốc và chân teo như chân gà cỏ.
  • Hơi thở khó chịu, khò khè, lông bụng bị bết, dính chặt vào nhau.
  • Phân có màu trắng nhơn nhớt, vùng hậu môn dính nhiều phân bẩn.

Nếu gà bỏ ăn, ủ rũ kèm những dấu hiệu đó, chứng tỏ gà đang mắc “bệnh thương hàn ghép khuẩn E. coli”.

Cách chữa trị khi gà bị thương hàn ghép khuẩn E. coli

  • Dùng thuốc kháng sinh: Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh chỉ định Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim + Sulphamethoxazol trộn vào thức ăn, nước uống theo tỉ lệ thích hợp.
  • Hạn chế sự lây lan bằng cách cho cả đàn gà uống kháng thể E. coli 3 lần/ngày/4 ngày liên tục.
  • Tiếp theo cho gà uống chất điện giải Gluco-C và vitamin ADE trong 17 ngày liên tục kết hợp với thuốc để tăng cường sức đề kháng, giúp đàn gà nhanh phục hồi sức khỏe.
  • Dùng thuốc trị hen suyễn Bromhexin kết hợp với men tiêu hóa, khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex vào khẩu phần ăn hằng ngày cho gà.

Ngoài ra, trong suốt thời gian điều trị, chuồng trại phải đảm sạch sẽ, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng. Chuồng được vệ sinh thường xuyên, nhất là máng ăn, máng uống để tránh lây lan dịch bệnh. Điều tối kị là không nên đưa gà từ nơi khác về nhốt chung với đàn gà ngay, nhằm kiểm soát nguồn bệnh.

Gà ủ rũ, bỏ ăn đi kèm với triệu chứng diều sưng, chết nhanh chóng

Gà bị rù phải làm sao

Theo các chuyên gia, khi gà có những biểu hiện này tức là mắc bệnh gà rù. Bệnh gà rủ có các dấu hiệu bất thường như:

  • Gà rù rù, xù lông, kém linh hoạt, đứng rụt cổ, đầu gật gù.
  • Gà bỏ ăn liên tục hoặc ăn không tiêu, diều sưng to, đầy hơi, ở mũi xuất hiện nhiều dịch nhầy.
  • Phân có màu trắng xanh, mùi tanh nồng.
  • Ngoài ra xuất hiện một số triệu chứng như quẹo cổ, đi thụt lùi, mổ không được thức ăn.

Cách chữa trị bệnh gà rù

Gà bị rù phải làm sao

Người nuôi có thể phòng bệnh gà rù bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh theo định kỳ nuôi như sau:

  • Gà 4 – 6 ngày tuổi dùng vacxin dịch tả hệ II pha với nước muối sinh lý nhỏ vào mắt, mũi
  • Gà 22-27 ngày tuổi cho uống vacxin Lasota pha với nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội.
  • Gà 2 tháng tuổi đem chích vacxin dịch tả hệ I

Cần phải cách ly những con gà đang mang bệnh để hạn chế sự lây lan sang các con gà đang khỏe.

Trên đây là 2 bệnh thường gặp nhất đi kèm với dấu hiệu gà ủ rũ, bỏ ăn. Ngoài ra còn xuất hiện một số bệnh khác như bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng cũng đi kèm với các triệu chứng này. Do đó, người nuôi cần phân biệt kỹ các dấu hiệu để có biện pháp phòng ngừa, chữa trị hiệu quả và nhanh chóng, tránh thiệt hại về kinh tế.

Đàn gà 300 con, nuôi được 1 tháng rưỡi, gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, đi ngoài phân trắng nhớt. Khi mổ ra thấy cơ đùi xuất huyết, phổi có tổn thương, ngoài ra không có gì bất thường.

Với những hiện tượng ở gà như mô tả, thì PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định, gà mắc bệnh tụ huyết trùng.

Điều trị dự phòng

+ Vệ sinh, tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc SÁT TRÙNG 

+ Dùng kháng sinh đặc trị đối với bệnh tụ huyết trùng tác động vào toàn bộ đàn gà: STREPTOMYXIN hoặc KANAMYXIN hoặc AMPICANA hoặc TETRACYCLIN hoặc OXYTETRACYCLIN, trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày, 3-5 ngày.

+ Dùng ĐIỆN GIẢI GLUCO KC + VITAMIN ADE + VITAMIN B1+ MEN TIÊU HÓA hòa với nước cho gà uống tự do hàng ngày 

Hợp tác với 3N/VTC16

Bài viết liên quan