Giá bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023

Bạn đang có thắc mắc Thẻ bảo hiểm y tế bị rách, nát có còn dùng được không? Hay muốn đổi thẻ bảo hiểm y tế thì phải làm thủ tục như thế nào? Bài viết sau đây của Công ty Luật CIS sẽ cung cấp cho các bạn về những thông tin cần thiết về thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mới nhất năm 2023 để giải quyết những thắc mắc trên.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • 1. Thẻ bảo hiểm y tế là gì?
  • 2. Trường hợp nào được đổi thẻ BHYT?
  • 3. Hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm những gì?
  • 4. Thời gian đổi thẻ BHYT bao lâu?
  • 5. Đổi thẻ BHYT ở đâu?
  • 6. Phí đổi thẻ là bao nhiêu?

1. Thẻ bảo hiểm y tế là gì?

Theo quy định trong Luật Bảo hiểm y tế, khái niệm bảo hiểm y tế được định nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo phương thức quản lý của nhà nước, có 2 loại hình Bảo hiểm y tế là Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.

Khoản 1 Điều 16 của Luật này cũng đề cập:

Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

Như vậy có thể hiểu Thẻ bảo hiểm y tế là giấy tờ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp để chứng minh một người tham gia bảo hiểm y tế và là phương tiện để người này được hưởng các lợi ích đáng có của mình.

2. Trường hợp nào được đổi thẻ BHYT?

Để được cấp đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thẻ Bảo hiểm y tế bị rách, nát hoặc hỏng;

– Cần thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

– Thông tin ghi trong thẻ BHYT không đúng.

3. Hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm những gì?

Để được đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

– Thẻ bảo hiểm y tế cũ.

4. Thời gian đổi thẻ BHYT bao lâu?

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

5. Đổi thẻ BHYT ở đâu?

Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để nộp hồ sơ xin được đổi thẻ BHYT.

6. Phí đổi thẻ là bao nhiêu?

Hiện nay, người dân có thể làm thủ tục đổi thẻ BHYT mà hoàn toàn không bị mất phí.

Trên đây là bài viết về Thủ tục đổi Thẻ bảo hiểm y tế năm 2023 của Công ty luật CIS. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

Luật sư – Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101
Email:

Vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Cụ thể, dự thảo đề xuất nhiều quy định về BHYT hộ gia đình như: “Người cùng đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp trừ nhóm người đóng BHYT do người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan BHXH, ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng”.

Trong khi quy định hiện nay là “Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ nhóm người đóng BHYT do người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan BHXH, ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng”. Như vậy, quy định trong dự thảo sẽ cho phép nhiều người đang đăng ký tạm trú sẽ được tham gia đóng BHYT theo hộ gia đình.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất: Người cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp trừ nhóm người đóng BHYT do người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan BHXH, ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế khi cùng đăng ký thường trú. Hộ gia đình đang tham gia BHYT vẫn giữ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình đến hết 31/12/2022. Kể từ 1/1/2023 tham gia BHYT theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú.

Người đăng ký cư trú sau 1/7/2021 khiến thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị thu hồi thì tham gia theo khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú.

Thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở này, tham gia theo khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú.

Trong đó, khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú quy định: Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế [sau đây gọi chung là hộ gia đình] là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú

Như vậy, có thể thấy, Bộ Y tế đề xuất những thay đổi liên quan đến BHYT hộ gia đình để phù hợp với quy định của Luật Cư trú về việc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Chủ Đề