Giá cà phê hôm nay ở đắk lắk

Giá cà phê hôm nay 29/6: Đồng loạt tăng mạnh, nhiều nguyên nhân đẩy giá Robusta vượt 1.700 USD/tấn,

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc [Lâm Đồng] giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 35.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar [Đắk Lắk] giá cà phê hôm nay ở mức 36.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo [Đắk Lắk], Buôn Hồ [Đắk Lắk] giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 36.100 đồng/kg.Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 36.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 36.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 36.000 đồng/kg [Chư Prông], ở Pleiku và La Grai cùng giá 36.100 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 36.000 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng trung bình 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 32 USD/tấn ở mức 1.731 USD/tấn, giao tháng 9/2021 tăng 32 USD/tấn ở mức 1.711 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 5 cent/lb ở mức 162.25 cent/lb, giao tháng 9/2021 tăng 4,9 cent/lb ở mức 162.7 cent/lb.Giá cà phê thế giới phiên đầu tuần tăng vọt sau khi thị trường nhận được báo cáo thời tiết trong 7 ngày tới của hãng Somar. Hãng này đự báo, trong nửa cuối tuần này sẽ có một khối khí lạnh đi vào miền Nam Brazil và sẽ gây ra sương giá với nhiều cấp độ khác nhau trên các vùng cà phê phía bắc và tây bắc của bang Paraná kể từ thứ Tư.Hiện tượng vắt giá - giao dịch tháng gần cao hơn tháng xa tiếp tục diễn ra. Trong điều kiện bình thường, giá tháng xa cao hơn để người giữ hàng dài ngày trang trải các chi phí như lãi suất vay ngân hàng, lưu kho, hao hụt tự nhiên cho cà phê giao xa. Một khi “vắt giá”, nguyên nhân do tình trạng thiếu hàng cục bộ cho tháng giao hàng theo kỳ hạn gần nhất. Cụ thể trong đợt này là giá cước tàu tăng cực cao, các khâu trong chuỗi cung ứng tắc nghẽn lâu dài, hàng từ các nước như Việt Nam và Indonesia không đi được mà hệ lụy là cà phê tồn kho đạt chuẩn giảm “bền vững” trên sàn có hiện tượng vắt giá là Robusta London.Bên cạnh đó, giá cà phê còn được hỗ trợ bởi là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh trên cả 2 sàn.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay "rơi" mất 500 đồng/kg sau khi có đợt tăng nhẹ vào hôm 15/3. Hiện cà phê nhân xô tại Đắk Lắk được mua ở mức 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay giảm 500 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.

Đây cũng là mức giá cà phê tốt nhất ở thời điểm hiện tại tại các tỉnh Tây Nguyên. Tại Lâm Đồng, cà phê Robusta đã rơi xuống dưới mốc 40.000 đồng/kg. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, giá cà phê nhân xô được mua trung bình ở mức 40.400 đồng/kg.

Theo nhận định của một số chuyên gia, giá cà phê có thể sẽ không giảm sâu. Trong khi nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên lại hết sức lo lắng về diễn biến tiêu cực của giá nông sản.

Không chỉ giá cà phê quanh quẩn ở mức 40 ngàn đồng/kg [mức giá mà theo nhiều nông dân họ không có lời] thì mặt hàng được xem là "vàng đen" cũng chỉ quanh quẩn ở mức 80.000 đồng/kg.

"Các mặt hàng nông sản chủ lực của Tây Nguyên là cà phê và hồ tiêu đều không có chuyển biến đáng kể về giá. Trong khi nông dân đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng không hề nhỏ về giá phân bón, xăng dầu cũng như dịch bệnh Covid-19. Tình hình này nông dân chúng tôi khó cầm cự nổi"- bà Lê Thị Mùi [tổ dân phố 10, thị trấn Ea H'Leo, huyện Ea H'Leo, Đắk Lắk] nói.

Không chỉ bà Mùi, nhiều nông dân khác cũng hết sức lo lắng khi thời tiết đang có những chuyển biến thất thường. "Thời tiết nắng nóng kéo dài, lại xuất hiện gió lớn khiến đất đai bị bốc hơi nhanh chóng. So với các năm, hiện nay chúng tôi phải tăng thêm lượng nước tưới cho cây cà phê. Trong khi đó, giá xăng dầu tăng cao, giá cà phê lại chẳng "sáng sủa". Tình hình này chắc chắn nhiều nông dân không thể cầm cự nổi"- Ông Phạm Văn Tá [xã Ea Nam, huyện Ea H'Leo] nói

Cách tưới tiết kiệm cho vườn cà phê

Tưới tiết kiệm là một vấn đề được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đặt ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Theo một chuyên gia chuyên nghiên cứu các vấn đề về cà phê cho biết, nông dân Tây Nguyên đang lãng phí nguồn nước tưới.

Một vườn cà phê của nông dân tỉnh Kon Tum sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm cho hiệu quả cao. Ảnh: Duy Hậu.

Các kết quả điều tra cho thấy có khoảng 50% số hộ sản xuất cà phê tưới nước quá mức cần thiết cho cây cà phê. 23,2% số hộ sản xuất cà phê tưới thừa nước hơn gấp đôi so với mức cần thiết.

Tình trạng này đang gây lãng phí nguồn tài nguyên nước và khiến cho nông dân tăng thêm một khoảng chi phí không nhỏ. Trước thực trạng này, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [WASI] đã nghiên cứu tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê..

"Kết quả cho thấy tưới nước tiết kiệm đã không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cà phê nhân Ngược lại việc này góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường do sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả hơn"- chuyên gia này nói.

Cũng theo chuyên gia này, hiện có nhiều hai hệ thống tưới tiết kiệm cho cà phê. Trong đó hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel và hệ thống tới tiết kiệm phun tại gốc của WASI được đánh giá cao nhất. Riêng hệ thống tưới tiết kiệm của WASI có chi phí thấp, giảm được 25% lượng nước, 33,3% công tưới và 20% lượng phân bón.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia, đối với những vườn cà phê già cỗi, nông dân không nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm vì hiệu quả không cao. Nông dân chỉ nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm đối với vườn cà phê tái canh hoặc các vườn cà phê còn trẻ.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk được mua ở mức 41.800 đồng/kg. Mức giá này được giữ nguyên kể từ đợt tăng giá nhẹ hôm 19/3 với mức tăng 400 đồng/kg. Như vậy, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã tăng thêm được 1.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.

Mặc dù mức tăng này không nhiều nhưng đối với nông dân, điều này giúp họ giảm bớt phần nào áp lực khi giá xăng dầu, phân bón tăng cao.

"Sáng nay, tôi đã chốt bán 1 tấn cà phê. Thời điểm cà phê chạm mốc 43.000 đồng, gia đình vẫn chưa thu hoạch. Sau khi thu hoạch, giá cà phê thay đổi thất thường khiến tôi rất lo lắng. Do đó, khi thấy mức giá "chấp nhận được", tôi đã chốt bán để lấy tiền trang trải. Bao nhiêu thứ đang cần phải lo, được thêm một đồng vẫn quý"- ông Nguyễn Công Phong [thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk] nói.

Tại Tây Nguyên, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta cũng đồng loạt tăng lên thêm 1.000 đồng/kg. Nếu tuần trước, cà phê Robusta ở Lâm Đồng chỉ ở sát mốc 40.000 đồng thì hôm nay đã tăng lên 41.200 đồng/kg.

Nhiều vùng tại Tây Nguyên vẫn đang hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua. Ảnh: Duy Hậu.

Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, cà phê Robusta đang có mức giá trung bình là 41.700 đồng/kg. Trong khi nhiều nông dân "chấp nhận được" với mức giá cà phê hiện tại thì nhiều người vẫn hết sức lo lắng khi giá phân bón, xăng dầu vẫn đang "nóng".

"Với tình hình như hiện nay thì mức giá này không ổn chút nào. Chi phí đầu vào quá cao, nếu vụ tới mà cà phê vẫn "đủng đỉnh" như hiện tại, không có gì đột biến thì người trồng cà phê khó có lời. Theo tôi, ít nhất cà phê phải đạt từ 50.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lời"- ông Lê Văn Thiết [thị trấn Chư Sê, Chư Sê, Gia Lai] nói.

Tây Nguyên đón mưa, người vui, kẻ buồn

Những ngày qua, tại Tây Nguyên đã bắt đầu có mưa. Tuy nhiên, mưa chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương. Tại Gia Lai, chiều 19/3, mưa lớn xuất hiện một số vùng ở huyện Chư Pứ, Chưa Păh, Chư Sê...

Mưa thường xuyên xuất hiện tại xã Trường Xuân, huyện Đắk Song [Đắk Nông] khiến người trồng cà phê vui mừng nhưng người trồng tiêu thì lại lo lắng. Ảnh: Duy Hậu.

Tại Đắk Lắk, mưa rải rác ở một số vùng tại TP.Buôn Ma Thuột, huyện Cư M'gar tuy nhiên lượng mưa ít hơn. Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, mưa lớn xuất hiện ở các huyện Ngọc Hồi, Đắk Song, Di Linh...

"Trận mưa kéo dài khoảng 30 phút với lượng mưa khá lớn. Gia đình tôi đang chuẩn bị tưới nước cho cà phê thì mưa xuống, không cần tưới nữa. Trời vẫn thương nông dân nên cho trận "mưa vàng"- một nông dân tại huyện Chư Pứ, Gia Lai vui mừng nói.

"Trận mưa chiều qua đã giúp nông dân chúng tôi tiết kiệm được một số tiền không hề nhỏ. Không chỉ thế, việc có mưa tự nhiên sẽ giúp cây cối phát triển tốt hơn so với việc tưới nước"- ông Lý Văn Bôn [thị trấn Chư Sê] nói.

Trong khi nhiều vùng, nông dân đón "mưa vàng" thì nhiều vùng trọng điểm cà phê của Tây Nguyên khác vẫn đang ngóng mưa. Tại Gia Lai, các vùng biên giới Đức Cơ, Ia Grai... vẫn khô cháy. Tại Đắk Hà [Kon Tum]- vùng cà phê lớn nhất nhì Tây Nguyên- cũng đang "khát" mưa.

Các huyện Ea H'Leo, Krông Năng, Lắk, Krông Ana... của tỉnh Đắk Lắk thi thoảng mưa xuất hiện nhưng chỉ rải rác vài hạt.

Các huyện phía Bắc Đắk Nông như Cư Jút, Krông Nô, cái nắng vẫn thiêu đốt cây cối với nhiệt độ luôn ở mức trên 300C. Một số vùng tại Lâm Đồng, nông dân thậm chí đã bắt đầu tưới đợt nước thứ 5 cho cà phê.

Trong khi nông dân trồng cà phê thì vui mừng đón mưa, thì nhiều nông dân trồng bơ, tiêu lại lo lắng. "Mưa thế này hoa bơ rụng hết, chắc năm nay lại đói"- ông Nguyễn Danh [thị trấn Chư Sê] nói.

Tại xã Trường Xuân, huyện Đắk Song [Đắk Nông], cũng trái niềm vui của người trồng cà phê, nông dân trồng tiêu lại buồn "thúi ruột". "Mưa miết thế này thì nguy mất! Nhà tôi vẫn còn mấy tấn tiêu vừa thu xong chưa phơi được. Nếu để lâu quá thì sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng"- bà Lê Thị Ngà [xã Trường Xuân] nói.

Video liên quan

Chủ Đề